Ngữ Văn 12

5 bài văn mẫu phân tích 4 khổ thơ đầu bài thơ Sóng hay nhất

Xin chào các bạn, với những bài văn mẫu phân tích 4 khổ thơ đầu bài thơ Sóng ngắn gọn, chi tiết, hay nhất dưới đây HocThatGioi hy vọng rằng các bạn sẽ có thêm tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn của mình. Mời các bạn cùng theo dõi đến cuối bài viết nhé!

I. Tìm hiểu chung bài thơ Sóng

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu qua vài nét về tác giả, tác phẩm, nhịp điệu của bài thơ

1. Tác giả

  • Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
  • Xuân Quỳnh có cuộc đời bất hạnh, luôn khát khao tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử thiêng liêng
  • Đặc điểm hồn thơ: tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khát khao hạnh phúc bình dị, đời thường, có nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu

2. Tác phẩm

  • Hoàn cảnh sáng tác: Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Trước khi Sóng ra đời, Xuân Quỳnh đã từng nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong tập Hoa dọc chiến hào.

3. Nhịp điệu của bài thơ

  • Âm điệu của bài thơ sóng là âm điệu của những cơn sóng ngoài khơi, lúc ào ạt, dữ dội, lúc nhẹ nhàng, khoan thai. Âm điệu đó được tạo nên bởi thể thơ ngũ ngôn với những câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt.
  • Bài thơ có hai hình tượng là ” sóng” và “em”- lúc phân tách, soi chiếu vào nhau, lúc nhập hồn hòa làm một trong một cái tôi trữ tình duy nhất.
5 bài văn mẫu phân tích 4 khổ thơ đầu bài thơ Sóng hay nhất 2

II. Bài văn mẫu phân tích 4 khổ đầu bài Sóng

Bài phân tích 4 khổ thơ đầu- Mẫu 1

Tình yêu- một đề tài từng làm rung động trái tim biết bao người và ngân lên thành lời thơ nhân loại, mỗi một nhà thơ tìm đến một cách thể hiện khác nhau. Trong tiếng thơ của Xuân Quỳnh luôn thổn thức nỗi lòng yêu thương trân thành, mãnh liệt nhưng chứa chan âu lo, dự cảm chẳng lành. Đến với Sóng, hồn thơ ấy lại được thể hiện đậm nét hơn qua bốn khổ thơ đầu của bài thơ. Bốn khổ thơ chứa chan khát vọng tha thiết, nhiệt thành và cả những chông chênh của người phụ nữ trong tình yêu.

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

Từ việc khám phá những trạng thái khác nhau của sóng, tác giả diễn tả những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ đang yêu và thể hiện một quan niệm mới về tình yêu- yêu là nhận thức, là vươn tới cáo cao rộng lớn lao.

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”

Hai câu thơ đầu với nghệ thuật đối: dữ dội- dịu êm, ồn ào- lặng lẽ đã làm nên vẻ đẹp của những con sóng biển ngàn đời đối cực. Những lúc biển động, bão tố phong ba thì biển dữ dội, ồn ào,còn những giây phút sóng gió đi qua thì biển lại hiền hòa trở về dịu êm, lặng lẽ. Đó là tính cách đa dạng của sóng và cũng là những sắc điệu tâm hồn muôn màu, muôn vẻ của người phụ nữ khi yêu. Xuân Quỳnh đã mượn nhịp sóng để thể hiện nhịp lòng của chính mình trong một tâm trạng bùng cháy ngọn lửa mãnh liệt của tình yêu. Tình yêu của người con gái có bao giờ yên định bởi có lúc họ yêu rất dữ dội, yêu mãnh liệt, hết mình với những nhớ nhung, đôi khi ghen tuông, giận hờn vô cớ, nhưng cũng có lúc người con gái thu mình trở về với nét nữ tính, đáng yêu, họ lặng lẽ, dịu êm chiêm nghiệm.

Ba hình ảnh “sông”, “”sóng”,”bể” như là những chi tiết bổ sung cho nhau: “sông” và “bể” làm nên đời “sóng”. Sóng chỉ thực sự có đời sống riêng khi ra khơi mênh mông, rộng lớn. Mạch sóng mạnh mẽ như bứt phá không gian chật hẹp để khát khao một không gian lướn lao. Hành trình tìm ra tận bể chứa sức sống tiềm tàng, bền bỉ để vươn tới giá trị tuyệt địch của chính mình. Sóng không cam chịu một cuộc sống chật hẹp, tù túng, nên nó làm một cuộc hành trình ra biển khơi bao la để thảo sức vẩy vùng. Tình yêu của Xuân Quỳnh cũng vậy, vương lên trên tất cả mọi sự nhỏ hẹp tầm thường để được sống với tình yêu cao cả rộng lớn, bao dung. Đây là một quan điểm tình yêu tiến bộ và mạnh mẽ của người phụ nữ hiện đại.

Mượn quy luật muôn đời của sóng, tác giả khẳng định tình yêu thường trực trong trái tim tuổi trẻ

” Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ “

Thán từ “ôi” như tiếng lòng thốt lên từ nỗi thổn thức của trái tim. Nghệ thuật đối lập” ngày xưa- ngày sau” càng làm tôn thêm nét đáng yêu của sóng. Sóng là thế, muôn đời vẫn thế, vẫn dữ dội, ồn ào, có bao giờ đứng yên. Đến khổ thơ này, nhà thơ khẳng định con sóng chính là biểu tượng của nỗi khát vọng tình yêu. Biển vẫn ngàn năm cồn cào, dào dạt, không ngưng nghỉ đổi thay. Điều này khiến nhà thơ không khỏi suy tư đến khát vọng tình yêu của con người. đời người là hữu hạn nhưng tình yêu của con người thì mãi mãi trường tồn, bất diệt, trẻ trung, là mạch nguồn duy trì sự sống hết thế hệ này đến thế hệ khác, muôn đời như muôn nghìn lớp sống nối tiếp nhau. Khát vọng tình yêu vượt qua thời gian là nhịp sóng dào dạt, bồi hồi

“Hãy để trẻ con nói vị ngon của kẹo

Hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu”

-Xuân Diệu-

Người phụ nữ trân trọng tình yêu và vì thế họ luôn muốn được tìm tòi những bí mật trong tình yêu:

“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

Điểm khởi nguồn bí ẩn của sóng giống điểm khởi đầu và sự màu nhiệm, khó nắm bắt của tình yêu. Với những câu hỏi, Xuân Quỳnh đang muốn truy tìm nguyên nhân, ngọn nguồn của tình yêu. Thiên nhiên dù bí ẩn vẫn có thể cắt nghĩa được nhưng” Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”(Xuân Diệu). Chính sự bất lực trong những câu hỏi lại góp phần kì ảo hóa tình yêu, tình yêu đến tình yêu đi ai biết? Chỉ biết người ta đến với nhau bằng chính những gì chân thành và thật nhất. Thái độ của em càng khiến bai thơ trở nên đáng yêu, hồn nhiên, thể hiện một sự trực cảm của người phụ nữ. Không thể dùng lý trí tỉnh táo để xác định thời điểm nảy sinh một mối tình, nó khó như xác định ranh giới giữa ngày và đêm vậy. Người phụ nữ, nhân vật em trong bài thơ cũng không thể cắt nghĩa được tình yêu. Một sự bất lực đáng yêu của một trái tim không chỉ đòi hỏi cảm xúc mà còn đòi hỏi nhận thức mãnh liệt.

Bốn khổ thơ đầu khép lại, thể hiện nỗi băn khoăn, trăn trở của những con sóng cũng là người con gái khi yêu. Con gái khi yêu luôn có những trăn trở suy tư cần được giãi bày. Nhờ các biện pháp đảo ngữ, tương phản đối lập đã thể hiện rõ tư tưởng và suy tư khi yêu của em, cũng như của Xuân Quỳnh.

Trôi chảy theo mạch xúc cảm, bốn khổ thơ đầu đã vẽ nên nét đẹp rất Á Đông của người phụ nữ trong tình yêu. Đó là khát khao được dâng hiến, đắm chìm trong tình yêu dạt dào, nồng nàn và vĩnh cửu. Bài thơ còn toát lên nét đẹp hiện đại, rất riêng tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh thời kì đầu. Sau này dù cho nhiều đắng cay nhưng khát khao đó vẫn cháy bỏng trong trái tim nhiệt thành của nhà thơ.

Bài phân tích 4 khổ thơ đầu- Mẫu 2

Trong các nhà thơ nữ, Xuân Quỳnh được xem là nữ hoàng của tình yêu. Xuân Quỳnh viết nhiều đề tài về cuộc sống đời thường nhưng  tình yêu có lẽ là đề tài thành công, gây được tiếng vang lớn nhất trong sự nghiệp văn học của bà. Trong tiếng thơ của Xuân Quỳnh luôn thổn thức nỗi lòng yêu thương trân thành, mãnh liệt nhưng chứa chan âu lo, dự cảm chẳng lành. Đọc Sóng, qua 4 khổ thơ đầu ta không chỉ đọc được tâm hồn đẹp đẽ của một cô gái, mà còn hiểu hơn về Xuân Quỳnh, hiểu hơn về tình yêu của bà, và có cái nhìn sâu sắc hơn về tình yêu.

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

Trong bài thơ nổi bật lên là hai hình tượng sóng và em, song hành với sóng là em. Em là cái tôi người phụ nữ trong tình yêu. Và để đối chiếu với em, soi chiếu rõ nét cho em, nhà thơ đã mượn hình ảnh của sóng.

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”

4 tính từ đặc tả: “dữ dội; dịu êm; ồn ào; lặng lẽ” đã cho ta thấy trạng thái phong phú, thất thường của những cơn sóng trên mặt biển khơi xa: khi thì dữ dội khi thì lặng lẽ. Và tâm trạng người phụ nữ trong tình yêu có lẽ cũng vậy khi thì nồng nhiệt, say đắm khi lại xa xôi, nhạt nhòa.

Sóng biển vẫn ngày đêm vỗ về ở trên biển, có những lúc nó ồn ào là thế nhưng cũng có những lúc tha thiết giống như lòng mẹ. Đó chính là tình yêu dạt dào của một người con gái thủy chung son sắt khao khát có được một tình yêu thực sự. Nó không chỉ là mang lại ét sống tự nhiên mà qua đó còn muốn nói tới tính khí của những người con gái khi yêu. Đó là một người con gái khi dịu dàng đằm thắm nhưng có khi lại vô cùng bướng bỉnh. Những giận hờn vô cơ thất thường ấy dường như chẳng đáng trách chút nào bởi vì đó chỉ là thể hiện tình yêu chân thành của cô gái giành cho người mình yêu thương. Chính vì thế mà đã từng có một nhà thơ từng viết:

“Em bảo anh đi đi

Sao anh còn đứng lại

Em bảo anh đứng lại

Sao anh vội đi ngay

Sao mà anh ngốc thế

Chẳng nhìn vào mắt em”

Từ cảm thán ôi thể hiện một thái độ tràn đầy sự ngạc nhiên và xúc động, một trạng thái ngỡ ngàng trước sự trường tồn vĩnh cửu của tình yêu. Xuân Quỳnh, một cái tôi trực cảm, bà nghĩ rằng, tình yêu sẽ mãi là thứ sống sót trong lòng người, và “ngày sau” hay “ngày xưa” thì vẫn là như thế. Ý thơ mang màu sắc chủ quan, nhưng cũng thể hiện niềm tin, một màu sắc hiện đại tươi mới cho câu thơ. Trước biển thì nhà thơ đã cảm nhân được sự bất diệt của những con sóng biển. Tình yêu đối với trái tim của người con gái cũng như vậy, nó luôn khao khát một tình yêu cháy nồng đầy nhiệt huyết. Bao nhiêu năm tháng thì tình yêu vẫn luôn tồn tại mãi về sau. Cảm giác “bồi hồi” thể hiện sự monh ngóng, hi vọng luôn thường trực trong trái tim những người trẻ tuổi. Tuổi trẻ là gì nếu không yêu và được yêu?

Xuân Quỳnh luôn mong muốn tìm kiếm cội nguồn của những con sóng hay cội nguồn của tình yêu

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

Hình ảnh “muôn trùng sóng bể” như biểu tượng cho cuộc đời rộng lớn bao la, ở nơi ấy, người con gái luôn mang nặng những ưu tư, suy tư, Xuân Quỳnh đảo “anh” lên trước “em” vì vậy trong suy nghĩ người con gái, người yêu luôn đặt lên vị trí hàng đầu. Hàng loạt các câu thơ được bắt đầu bằng cấu trúc: “ “Em nghĩ” gợi đến biết bao những trăn trở, nghĩ suy trong trái tim người phụ nữ. Trăn trở được kiếm tìm, được giải đáp bao âu lo suy tư trắc trở. Không còn ẩn mình trong hình tượng sóng nữa, hình ảnh em ở đây đã được nổi lên, đặt trước cái mênh mông đất trời. Càng khao khát về tình yêu chân thành, người phụ nữ càng đặt ra nhiều băn khoăn. Những băn khoăn ấy khiến người phụ nữ chẳng bao giờ ngừng nhớ, ngừng nghĩ về tình yêu. ” Sóng bắt đầu từ gió…” tác giả đã phải đặt ngay băn khoăn về nguồn gốc của “sóng” dù biết sóng bắt đầu từ gió nhưng lại không biết gió từ đâu đến. Cũng như tình yêu, tác giả mang một tâm trạng mong muốn được giải đáp về cội nguồn của tình yêu. Dường như tình yêu là một điều kỳ diệu, bí ẩn như chính thế giới tự nhiên vô hạn vậy, thế nên, tác giả phải thốt lên rằng “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”. Tình yêu đến thật tình cờ, nhưng lại vô cùng chân thật, mang đến cho con người ta phải say đắm trong hơi men ấy. Khi bước vào con đường tình yêu, người phụ nữ chẳng hề toan tính, chỉ mải đi theo tiếng gọi của tâm hồn

4 khổ đầu bài Sóng đã cho ta thấy những cảm xúc khó tả của tình yêu, là một sự bất diệt. Đó là một tâm hồn khao khát yêu, vào mình vào tình yêu. Trôi chảy theo mạch xúc cảm, bốn khổ thơ đầu đã vẽ nên nét đẹp rất Á Đông của người phụ nữ trong tình yêu. Đó là khát khao được dâng hiến, đắm chìm trong tình yêu dạt dào, nồng nàn và vĩnh cửu. Bài thơ còn toát lên nét đẹp hiện đại, rất riêng tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh thời kì đầu.

Bài phân tích 4 khổ thơ đầu- Mẫu 3

“Yêu là chết trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chẳng được yêu”

Tình yêu luôn là những cung bậc cảm xúc rất khó định hình, khó diễn tả. Tình yêu cho người ta cảm nhận rõ nhất những hỉ, nộ, ái, ố ở đời. Yêu là vui vẻ, đắm say, yêu là cả buồn đau, tủi hờn. Tiếng lòng tình yêu đã được nữ thi sĩ Xuân Quỳnh khắc họa rõ nét qua bài thơ Sóng, đặc biệt là trong bốn khổ thơ đầu của bài thơ.

Sóng rất hay, những gì Xuân Quỳnh viết ra đều chân thành và gần gũi, với những cô gái đã từng yêu, sẽ cảm nhận được phần nào sự đồng điệu trong trái tim mình. Còn những cô gái chưa từng yêu, sẽ cảm thấy tình yêu thật đẹp, và hiểu hơn về tình yêu.

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể “

Sóng ngoài khơi là vậy, luôn mang trong mình hai đối cực, vừa dữ dội dịu êm, vừa ồn ào, lặng lẽ. Hai trạng thái này tưởng như đối lập, nhưng lại là một sự song hành tương hỗ không thể thiếu mang đặc trưng của sóng. Bắt nguồn từ cảm hứng này, Xuân Quỳnh đã liên tưởng thật chính xác với tâm trạng của người con gái khi yêu. Khi yêu ai cũng vậy, có những lúc tâm trạng lo lắng, bất an, có những lúc lại dịu dàng, nhẹ nhõm, đó dường như là một bản chất cố hữu của người phụ nữ. “Dữ dội và dịu êm….Khi nào ta yêu nhau” Trong tình yêu, lúc thì người con gái cuồng nhiệt, đắm say nhưng cũng có khi e ấp, dè dặt. Những trạng thái đó mâu thuẫn nhưng lại thống nhất với nhau. ” Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”, phép nhân hóa đã thổi hồn vào sóng để biến nó trở thành một con người. Sóng không chấp nhận giới hạn chật chội, khi không được sóng hiểu, khi không tìm thấy được sự đồng điệu, nó tìm ra đại dương mênh mông. Trong tình yêu, người phụ nữ cũng không chấp nhận những gì tầm thường, chật hẹp mà thường hướng tới những điều cao cả, lớn lao, thường muốn vươn đến những khát vọng vô bờ. Đây là một quan niệm tình yêu tiến bộ và mạnh mẽ của người phụ nữ thời đại. Có thấy ngày xưa quan niệm tình yêu cổ hủ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” để rồi bao cô gái đã phải cất lên lời than van ai oán:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Tuổi trẻ sẽ mờ nhạt và buồn tẻ và đau khổ như nào nếu con người ta không biết tới hương vị của tình yêu. Tình yêu không chỉ khiến ta sống đẹp, mà con khiến ta trở thành một người đặc biệt, khác biệt, giữa hàng vạn người. Từ Ôi mở đầu câu thơ, thể hiện một thái độ tràn đầy sự ngạc nhiên và xúc động, một trạng thái ngỡ ngàng trước sự trường tồn vĩnh cửu của tình yêu.

“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”

Sóng tìm từ sông ra bể, cũng như hành trình của người phụ nữ đi tìm tình yêu đích thực cho đời mình. Khát khao một tình yêu mãnh liệt, hoàn thiện và phù hợp hơn với mình.

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

Người con gái đang nghĩ về bản thân mình, nghĩ về người thương và cũng suy tư về sóng biển. Nhân vật trữ tình đang ở trong niềm khao khát lí giải nguồn gốc của sóng cũng như nguồn gốc của tình yêu. Tình yêu vốn luôn là một câu hỏi, một ẩn số khó tìm thấy đáp án rõ ràng. Những tâm hồn bí mật ấy luôn khao khát giao hòa, khao khát khám phá nhưng lại không lý giải nổi tình yêu. Bởi tình yêu là bài toán chưa có lời giải đáp, tình yêu như bài thơ chưa có hồi kết. Vì thế tình yêu luôn đẹp, luôn mới và hấp dẫn. Có lẽ vì thế mà thi sĩ đã lắc đầu “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”. Chính cái không biết ấy lại là một bằng chứng cho tình yêu chân thật, đắm say, không toan tính, người phụ nữ chỉ đi theo sự dẫn dắt của tâm hồn.

Bốn khổ thơ đầu khép lại, thể hiện nỗi băn khoăn, trăn trở của những con sóng cũng là người con gái khi yêu. Con gái khi yêu luôn có những trăn trở suy tư cần được giãi bày. Nhờ các biện pháp đảo ngữ, tương phản đối lập đã thể hiện rõ tư tưởng và suy tư khi yêu của em, cũng như của Xuân Quỳnh. Ta thêm đồng cảm hơn với em, và càng hiểu hơn rõ hơn về tình yêu trong chính bản thân mình.

Bài phân tích 4 khổ thơ đầu- Mẫu 4

Ta từng biết đến những vần thơ yêu đương vội vàng, hối hả của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu:

“Đã hôn rồi hôn lại

Cho đến mãi muôn đời

Đến tan cả đất trời

Anh mới thôi dào dạt”. Nhưng cũng không thể không nhắc đến một Xuân Quỳnh với tình yêu dịu dàng, nhưng đậm sâu, khắc khoải, điển tình của người con gái. Tình yêu ấy đã được thể hiện đầy đủ và trọn vẹn nhất trong bài: “Sóng” đặc biệt là qua 4 khổ thơ đầu, đọc thơ ta sẽ cảm nhận được khát vọng tình yêu của người con gái trong tình yêu.

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

Mở đầu bài thơ với hai câu thơ cùng cấu trúc tạo nên những làn sóng vừa nhẹ nhàng vừa mạnh mẽ: “Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ”. Câu thơ tạo thành hai cặp đối lập: “dữ dội / ồn ào” và “dịu êm / lặng lẽ”, chỉ với bốn tính từ nhưng Xuân Quỳnh đã diễn tả đầy đủ những cung bậc khác nhau của sóng. Đây đồng thời cũng chính là cung bậc cảm xúc của người con gái khi yêu. Xuân Quỳnh ngắt nhịp 2/3 cho câu thơ, đồng thời với sự luân phiên nhịp nhàng bằng trắc đã có thấy sự đối nghịch trong những trạng thái của sóng, cũng là trạng thái của em, với liên từ “và” đã khẳng định dù chúng là những xúc cảm đối nghịch nhưng luôn song song tồn tại với nhau, không mâu thuẫn mà đan xen, vận động và có sự chuyển hóa. Đây chính là những cung bậc cảm xúc phức tạp trong tâm hồn người con gái đang yêu. Đọc đoạn thơ, một bên là “ sông ” chật hẹp và tù túng, một bên là “ bể ” to lớn bát ngát, bát ngát sâu thẳm. Những con sóng không chịu thu mình trong lòng sông chật hẹp nhỏ bé để rồi vươn mình tới bến bờ to lớn hơn, tò mò những điều vĩ đại hơn, người con gái cũng vậy luôn muốn tìm một nơi hiểu mình hơn, muốn tìm một tri kỉ đích thực của riêng mình.

“ Ngày xưa ” – “ thời nay ”, hai trạng từ chỉ thời hạn trọn vẹn trái chiều như muốn mở ra khoảng chừng thời hạn trải dài từ hàng triệu năm trước tới nay và mãi mãi về sau. Những con sóng dào dạt trên biển cũng như con sóng tình yêu trong trái tim nữ thi sĩ. Nhịp đập tâm hồn cũng như sóng, khi nào cũng bồi hồi, cồn cào và mãnh liệt. Đó cũng chính là sự vô cùng, vô tận và vĩnh hằng của tình yêu . ” Nỗi khát vọng tình yêu/ bồi hồi trong ngực trẻ” , sao có thể gọi là tuổi trẻ nếu chưa từng trải qua tình yêu. Bao nhiêu thế hệ đã qua, những cuộc hành trình đau khổ, vui sướng, những niềm xót xa cùng hạnh phúc ngập tràn – tất cả đều vì khát vọng tình yêu.

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

Người con gái đang yêu nghĩ về bản thân mình, nghĩ về người thương và cũng suy tư về sóng biển. Em” đã không đi truy tìm được căn nguyên của sóng, cũng như tình yêu. Tình yêu diệu kì nhưng cũng thật bí ẩn như thế giới tự nhiên. Nó là những rung động của con tim, có những khi lí trí không thể chiến thắng được con tim mách bảo. Tình yêu vẫn luôn là câu hỏi không khó nhưng cũng chẳng dễ dàng nào có thể lí giải được căn nguyên, cội nguồn. Nhân vật trữ tình cũng phải bộc lộ rằng “em cũng không biết nữa/khi nào ta yêu nhau”. Chính ái không biết đấy của em lại là minh chứng chân thành nhất cho tình yêu sâu đậm, không toan tính. Đó chính là tiếng lòng của người phụ nữ đang yêu.

Có thể thấy rằng, đoạn thơ mở đầu khắc họa được trọn vẹn hình tượng sóng và hình tượng em. Sóng là em và em cũng là sóng. Sóng mang ý nghĩ biểu trưng cho những trạng thái cảm xúc của người phụ nữ đang yêu. Qua hình tượng sóng để tác giả cũng nói lên quy luật bất diệt của tình yêu. Các câu thơ mặc dù ngắn về số lượng từ nhưng lại có sức cô đọng và giàu giá trị gợi hình gợi tả. Để rồi, người đọc cũng cảm thấy những con sóng đang gối thúc vào lòng mình.

Trong biển lớn tình yêu cuộc đời hôm nay đã có biết bao con sóng đã tới bờ và tìm về bờ. Tình yêu vẫn luôn luôn là đề tài hấp dẫn với mọi lứa tuổi để mọi người đi tìm lời giải đáp cho ẩn số tình yêu trong một hành trình tìm kiếm không mệt mỏi. Sóng của Xuân Quỳnh vẫn vỗ những nhịp yêu thương, giúp những người đang yêu thêm tự tin vào chính mình, bởi thế giới của anh và em cũng là thế giới của những con người biết tìm ra ý nghĩa của sự sống thiêng liêng. Sống là được yêu, yêu là sống hết mình với cuộc đời. Đó là ý nghĩa của bài thơ Sóng.

Bài phân tích 4 khổ thơ đầu- Mẫu 5

Có biết bao nhiêu giấy mực đã nói về tình yêu, ca tụng về tình yêu nhưng vẫn chẳng đủ, bởi tình yêu là bất tận, bất biến và vĩnh hằng. Trong thơ ca, thế giới tình yêu càng đẹp hơn, nó đẹp lung linh, huyền ảo hơn so với thế thế tình yêu thực, ta thấy rằng qua thơ văn, tình yêu đều lung linh và lãng mạn ở từng câu chữ, câu chuyện tình yêu nào cũng là câu chuyện cổ tích. Và “Sóng” của Xuân Quỳnh, bằng thể ngũ ngôn giàu nhịp điệu, nhịp sóng và nhịp lòng mà Xuân Quỳnh đã kể, ta nghe thấy những khát khao bình dị của người phụ nữ trong tình yêu. Đặc biệt là qua 4 khổ thơ đầu của bài thơ

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

Với Xuân Quỳnh, tình yêu cũng như con sóng, mang nhiều những nét đối cực:“Dữ dội và dịu êm/Ồn ào và lặng lẽ”. “Dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ” là những tính từ trái nghĩa thể hiện những thái cực đối lập của con sóng: có lúc hiền lành dịu dàng nhưng cũng có lúc vô cùng dữ dội. Đó cũng là những tâm trạng khác nhau của người con gái trong tình yêu, họ luôn dịu dàng, nhỏ nhẹ với tình yêu, với người yêu của mình nhưng cũng có lúc họ trở nên mạnh mẽ, cương trực trước tình yêu ấy. Người con gái luôn khát khao trong tình yêu ấy còn hiểu được một điều, đó là tình yêu luôn hướng ra phái không gian rộng lớn: “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”, Trong tự nhiên, sông đổ ra biển, nên những con sóng cũng vươn mình ra biển lớn. Những con sóng mới ban đầu chỉ là những gợn nước nhỏ, dần dần nó mang theo sức mạnh và khát vọng lớn lao để chuyển mình thành sóng sông, rồi thành con sóng bể. Chúng luôn có xu hướng thoát ra khỏi vùng không gian chật hẹp để đến với những khoảng không thoáng đạt. Hình ảnh dòng sông không hiểu chính mình nên tìm ra biển khơi rộng lớn tìm câu trả lời cũng chính là tâm tư của người con gái luôn trăn trở, suy tư nhiều điều và có ước muốn là khám phá được những điều lớn lao hơn trong tình yêu.

Con sóng không chỉ hiện hữu trong những chiều kích không gian khác nhau mà còn tồn tại ở những chiều thời gian đối lập nhau

“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ “

Con sóng đặt giữa hai trạng từ chỉ thời gian: “ngày xưa- ngày nay” , triệu triệu năm trước và hàng ngàn năm sau những con sóng vẫn cứ ngày đêm dạt dào trên mặt biển. Sóng là em, soi chiếu cho em và cũng chính vì thế những con sóng cũng chính là những con sóng lòng, con sóng tinh yêu lúc nào cũng dạt dào, cuộn trào trong trái tim nhiệt thành của người phụ nữ. Ngày xưa thế và ngày sau vẫn thế. Tình yêu là vĩnh hằng và vô tận. Mỗi con người phải một lần nếm trải đầy đủ các vị của tình yêu: chua, cay, ngọt, đắng, thế mới được gọi là tuổi trẻ. “”Trẻ” được khéo léo đặt cuối dòng thơ như muốn nhấn mạnh tình yêu là sức sống, là nhịp đập của tuổi trẻ, tình yêu mang đến sự tươi tắn, viết lên thanh xuân có ý nghĩa cho cuộc đời mỗi người phụ nữ. Trong chiều thời gian đối lập “ngày xưa – ngày sau”, từ hình ảnh sóng, ta cảm nhận được ý thơ Xuân Quỳnh muốn nhắc đến tình yêu rạo rực, nồng cháy trong trái tim yêu muôn đời. Những tình cảm, cảm xúc ấy có tác động mạnh mẽ, tạo nên ý nghĩa sự sống của con người. Từ việc cảm nhận được sự hiện diện của sóng trong dòng thời gian, nhà thơ Xuân Quỳnh đã thầm kín gửi gắm tới bạn đọc một quy luật về tình yêu rằng: tình yêu là một tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ, đó là tình cảm không tuổi và luôn song hành cùng với sự sống của mỗi con người trên hành trình tìm kiếm và chinh phục hạnh phúc.

Chẳng thế mà Xuân Diệu khẳng định:

“Làm sao sống được mà không yêu

Không nhớ không thương một kẻ nào”

-Xuân Diệu-.

Khát vọng tình yêu luôn thường trực, rạo rực; bao nhiêu năm vẫn hướng về tình yêu, về người yêu.

“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

Hỏi sóng rồi hỏi gió: “Gió bắt đầu từ đâu?”. Rồi thiếu nữ lại tự hỏi trái tim mình, tự hỏi lòng mình: “Khi nào ta yêu nhau?”. Đó là tâm trạng của “em”, của bất cứ chàng trai cô gái nào trong tình yêu. Tình yêu đã đến với “em” tự bao giờ, nhưng cái khắc khoải “thắm lại” của hai tâm hồn “anh” và “em”, đâu dễ trả lời. Đứng trước sự mênh mông của sóng, người phụ nữ trăn trở về tình yêu. Ở đây, tác giả đã sử dụng song song hình ảnh “sóng” và “em” để nói lên nỗi trăn trở của mình. Càng khao khát về tình yêu chân thành, người phụ nữ càng đặt ra nhiều băn khoăn. Những băn khoăn ấy khiến người phụ nữ chẳng bao giờ ngừng nhớ, ngừng nghĩ về tình yêu, về “anh” và về “biển lớn”. Dường như trong tình yêu “anh” là một điều gì đó rất quan trọng trong “em”, như biển lớn đã vỗ về, ôm ấp sóng mỗi ngày. 

Tác giả băn khoăn về nguồn gốc của “sóng”. Dù biết rằng “sóng bắt đầu từ gió”, nhưng lại chẳng biết gió từ đâu đưa tới. Cũng giống như tình yêu đôi ta, chẳng biết nó nở hoa từ khi nào. Dường như tình yêu là một điều kỳ diệu, bí ẩn như chính thế giới tự nhiên vô hạn vậy. Cuối cùng tác giả phải thốt ra rằng: “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”, câu thơ thú nhận đầy đáng yêu, ngây thơ của tác giả. Khi bước vào con đường tình yêu, người phụ nữ chẳng hề toan tính, chỉ mải đi theo tiếng gọi của tâm hồn. 

Trước biết bao nhiêu sóng gió, nhưng hình ảnh đó vẫn còn mãi, hình ảnh đã mang những nét biểu hiện sâu sắc trong tâm hồn của người đọc, những nét đặc sắc đó tiêu biểu trong phong cách nghệ thuật của nhà văn, với sự tươi tắn, nét biểu hiện riêng, hình ảnh của con sóng, của tình yêu được biểu hiện căng tràn trong nỗi nhớ, biết bao nhiêu sóng gió của tình yêu, nhưng tình yêu đó vẫn còn mãi, vẫn nhớ mong đến hình ảnh biển lớn, hình ảnh sóng lên, mang đậm cảm xúc.

Như vậy, qua cấu trúc song hành giữa hai hình tượng “sóng” và “em”, bài thơ đã khắc họa thành công tâm trạng của người phụ nữ đang đắm chìm trong một tình yêu đằm thắm, tha thiết cùng khát vọng về sự thủy chung. Đồng thời, sắc điệu trữ tình của bài thơ đã góp phần thể hiện vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ đang yêu

Trên đây là 5 bài phân tích về 4 khổ thơ đầu bài thơ Sóng mà HocThatGioi gửi đến các bạn. Mong bài viết trên sẽ giúp ích trong quá trình học tập của các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hãy đồng hành cùng HocThatgioi trong các bài viết tiếp theo nhé. Chúc các bạn học tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Ngữ Văn – Sóng
Back to top button
Close