Lý thuyết dao động điều hoà đầy đủ chi tiết nhất – 9 dạng bài hay gặp
Dao động điều hoà, ví dụ, định nghĩa, phương trình dao động, chu kì, tần số, tần số góc, vận tốc và gia tốc của giao động điều hoà. Các dạng bài thưởng gặp
Hôm nay, chúng ta sẽ bước vào bài đầu tiên của môn Vật lý 12 – bài dao động điều hoà. Có lẽ trong thực tế, ai ai trong chúng ta cũng đã từng bắt gặp một vật giao động điều hoà. Sau bài viết này, các bạn sẽ nắm được các khái niệm cũng như các công thức cơ bản cần nhớ mà các bạn sẽ cần phải dùng lâu dài đấy! Hãy cùng HocThatGioi bắt đầu bài học ngay nào.
1. Định nghĩa dao động cơ và dao động tuần hoàn
Trước khi tìm hiểu về dao động điều hoà, trước tiên ta cần biết 2 khái niệm dao động cơ và dao động tuần hoàn.
- Dao động cơ là những chuyển động qua lại của một vật quanh vị trí cân bằng.
- Dao động tuần hoàn là những dao động được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau (gọi là chu kỳ).
2. Dao động điều hòa
Dao động điều hòa là dao động mà li độ (x) của vật biến đổi theo hàm cos (hoặc sin) theo thời gian
Ví dụ về dao động điều hòa
- Giả sử điểm M chuyển động theo chiều dương vận tốc ω, P là hình chiếu của M lên trục Ox, ta có:
- Tại t = 0, M có tọa độ góc là φ
- Sau khoảng thời gian t, M sẽ có tọa độ góc φ + ωt
- Lúc này, OP= x, x = OM cos( ωt + φ)
- Đặt A = OM, ta được x = Acos( ωt + φ), trong đó A, ω, φ là các hằng số
Do hàm cosin là hàm điều hòa nên điểm P dao động điều hòa.
Phương trình dao động của dao động điều hòa
Phương trình x = Acos( ωt + φ) được gọi là phương trình dao động điều hòa
Trong đó:
- A: biên độ dao động
- ωt + φ (rad): pha dao động tại thời điểm t
- φ(rad): pha ban đầu tại t = 0
Chú ý: Dao động điều hòa là hình chiếu của chuyển động tròn đều.
3. Chu kì, tần số và tần số góc của dao động điều hòa
Khi vật trở về vị trí cũ theo hướng cũ thì ta nói vật đã thực hiện được một dao động toàn phần.
- Chu kì (T): là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần, đơn vị tính là giây (s)
- Tần số (f): là số dao động thực hiện trong một giây, đơn vị tính là 1/s hoặc Hz.
- Tần số góc (ω): Trong dao động điều hòa, ω được gọi là tần số góc, đơn vị tính là rad/s
Mối liên hệ giữa tần số góc, chu kỳ và tần số: \omega = \frac {2 \pi }{T}=2 \pi f
3. Vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa
3.1 Vận tốc
Vận tốc là đạo hàm của li độ theo thời gian: v = x'= -ωAcos( ωt + φ)
Vận tốc trong dao động điều hòa cũng biến thiên theo thời gian
- Tại x = ±A thì v=0
- Tại x = 0 thì v= v_{max}= ωA
3.2 Gia tốc
Gia tốc là đạo hàm của vận tốc theo thời gian: a =x''= v'= -ω^2Acos( ωt + φ)
=> a = -ω^2x.
- Tại x = 0 thì a= 0
- Tại x = ±A thì a= a_{max}= ω^2A
4. Đồ thị dao động điều hòa
Đồ thị dao động điều hòa khi φ = 0 có dạng hình sin nên người ta còn gọi là dao động hình sin.
5. Các dạng bài về dao động điều hoà
Tổng hợp các dạng bài về dao động điều hoà đầy đủ chi tiết nhất
- Dạng 1: Xác định các đại lượng; mối quan hệ giữ x, v, a, f viết phương trình dao động điều hoà
- Dạng 2: Tìm thời điểm vật qua vị trí x lần thứ n
- Dạng 3: Tìm li độ của vật tại thời điểm t
- Dạng 4: Tìm quãng đường, quãng đường lớn nhất, nhỏ nhất (smax, smin) vật đi được
- Dạng 5: Tốc độ trung bình và vận tốc trung bình trong dao động điều hòa
- Dạng 6: Phương pháp đường tròn hỗn hợp trong dao động điều hòa
- Dạng 7: Tìm thời gian ngắn nhất, lớn nhất vật đi qua li độ, vật có vận tốc, gia tốc
- Dạng 8: Bài toán Hai vật dao động điều hòa cùng tần số khác biên độ và khác tần số cùng biên độ
- Dạng 9: Tìm số lần vật đi qua vị trí có li độ x, có vận tốc v từ thời điểm t1 đến t2
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Lý thuyết dao động điều hoà đầy đủ chi tiết nhất. Nếu các bạn thấy hay và bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của mình để cùng nhau học thật giỏi nhá. Đừng quên để lại 1 like, 1 cmt để tạo động lực cho HocThatGioi và giúp HocThatGioi ngày càng phát triển hơn nhé! Chúc các bạn học thật tốt!
Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Vật Lý – Dao động điều hòa
- Cách viết phương trình dao động điều hoà – bài tập áp dụng
- Dạng bài tập tìm quãng đường trong dao động điều hoà – cách giải và bài tập
- Tổng hợp dao động điều hoà – cách viết phương trình dao động tổng hợp và bài tập áp dụng
- 16 bài tập trắc nghiệm dao động điều hoà có đáp án chi tiết nhất
- Dạng bài tập tìm li độ của vật tại một thời điểm – cách giải chi tiết dễ hiểu nhất
- 5 bài tập về dao động điều hoà có lời giải chi tiết