Vật lý 12

Lý thuyết phản ứng nhiệt hạch đầy đủ chi tiết nhất

Khái niệm phản ứng nhiệt hạch, năng lượng nhiệt hạch và ứng dụng của nó , điều kiện để thực hiện phản ứng nhiệt hạch, các câu hỏi trắc nghiệm ôn tập..

Ở bài trước, ta đã được học về Phản ứng phân hạch, tiếp theo đó, hôm nay ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về Phản ứng nhiệt hạch. Vậy thì phản ứng nhiệt hạch là gì? Năng lượng nhiệt hạch và ứng dụng của nó. Điều kiện để thực hiện phản ứng nhiệt hạch là gì? Tất tần tật sẽ được HocThatGioi giải đáp trong bài viết dưới đây đấy! Các bạn cứ thoải mái tham khảo nhé!

1. Phản ứng nhiệt hạch là gì?

Phản ứng nhiệt hạch là quá trình trong đó hai hay nhiều hạt nhân nhẹ hợp lại thành một hạt nhân nặng hơn.

2. Năng lượng nhiệt hạch

Năng lượng tỏa ra bởi các phản ứng nhiệt hạch gọi là năng lượng nhiệt hạch. Năng lượng nhiệt hạch lớn hơn nhiều năng lượng phân hạch.

Người ta chủ yếu quan tâm đến các phản ứng nhiệt hạch tạo nên heli.

  • _{1}^{1}\textrm{H} + _{1}^{2}\textrm{H} \rightarrow _{2}^{3}\textrm{H} .
  • _{1}^{2}\textrm{H} + _{1}^{2}\textrm{H} \rightarrow _{2}^{4}\textrm{H} .
  • _{1}^{2}\textrm{H} + _{1}^{3}\textrm{H} \rightarrow _{2}^{4}\textrm{H} + _{0}^{1}\textrm{n} .

3. Điều kiện để thực hiện phản ứng nhiệt hạch

  • Nhiệt độ cao (50 triệu đến 100 triệu độ).
  • Mật độ hạt nhân trong plasma phải đủ lớn.
  • Thời gian duy trì trạng thái plasma ở nhiệt độ cao phải đủ lớn.

4. Năng lực nhiệt hạch để làm gì?

  • Năng lượng nhiệt hạch là nguồn gốc năng lượng của hầu hết vì sao.
  • Năng lượng nhiệt hạch trên Trái Đất, với những ưu việt không gây ô nhiễm (sạch) và nguyên liệu dồi dào, sẽ là nguồn năng lượng trong tương lai không xa.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Lý thuyết phản ứng nhiệt hạch đầy đủ chi tiết nhất. Nếu các bạn thấy hay và bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của mình để cùng nhau học thật giỏi nhá. Đừng quên để lại 1 like, 1 cmt để tạo động lực cho HocThatGioi và giúp HocThatGioi ngày càng phát triển hơn nhé! Chúc các bạn học thật tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Vật Lý – Tính chất và cấu tạo hạt nhân
Back to top button
Close