Hoá Học 12

Lý thuyết Cacbonhiđrat và dạng bài đốt cháy cacbohiđrat

Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là C_{n}(H_{2}O)_{m} và được chia thành ba nhóm chủ yếu sau đây:

  1. Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thể thủy phân được.(Ví dụ: glucozơ, fructozơ).
  2. Đissaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử monosaccarit.(Ví dụ: saccarozơ, mantozơ)
  3. Polisaccarit là nhóm cacbohidrat phức tạp, khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử đều sinh ra nhiều phân tử monosaccarit (Ví dụ: Tinh bột , xenlulozơ)

1. Lý thuyết cần nhớ

Sau đây là một số lý thuyết trọng tâm về cacbonhidrat

1.1 Cấu tạo

Glucozơ và fructozơ (C_{6}H_{12}O_{6})

  • Glucozơ ở dạng mạch hở là monoandehit và poliancol: CH_{2}OH[CHOH]_{4}CHO
  • Fructozơ ở dạng mạch hở là monoxeton và poliancol, có thể chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường bazơ

Saccarozơ (C_{12}H_{22}O_{11}) là phân tử không có nhóm CHO, có chứa poliancol.

Tinh bột và xenlulozơ ((C_{6}H_{10}O_{5})_{n})

  • Tinh bột: Các mắt xích \alpha-glucozơ liên kết với nhau thành mạch xoắn lò xo, phân tử không có nhóm CHO.
  • Xenlulozơ: Các mắt xích \beta-glucozơ liên kết với nhau thành mạch kéo dài, phân tử không có nhóm CHO và mỗi mắt xích có 3 nhóm OH tự do

1.2 Tính chất hóa học

Một số tính chất hóa học của Cacbonhidrat cần lưu ý:

  • Glucozơ có phản ứng của chức anđehit
  • Fructozơ cũng có phản ứng tráng bạc do trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển hóa thành glucozơ
  • Glucozơ, fructozơ, saccarozơ và xenlulozơ có phản ứng của chức poliancol
  • Glucozơ, fructozơ, saccarozơ phản ứng với Cu(OH)_{2} cho các hợp chất tạo màu xanh lam.
  • Xenlulozơ tác dụng với axit nitric đậm đặc cho xenlulozơ trinitrat (Được dùng làm thuốc súng không khói)
  • Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ có phản ứng thủy phân nhờ xúc tác axit hay enzim thích hợp
  • Phản ứng lên men rượu

2. Phản ứng đốt cháy cacbohiđrat

PTHH đốt cháy cacbohidrat: C_{n}(H_{2}O)_{m}+ nO_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow} nCO_{2} + mH_{2}O

Từ đó, ta có nhận xét sau: n_{O_{2}}= n_{CO_{2}} \neq n_{H_{2}O}.

Để giải dạng bài này thì ta cần sử dụng 2 phương pháp sau:

Phương pháp bảo toàn khối lượng:

  • Cho phản ứng: m_{X} + m_{O_{2}}= m_{CO_{2}} + m_{H_{2}O}
  • Cho chất: m_{X} = m_{C} + m_{H_{2}O}

Phương pháp xác định loại cacbohiđrat:

  • \frac{n_{CO_{2}}}{n_{H_{2}O}}= 1\rightarrow X là monosaccarit
  • \frac{n_{CO_{2}}}{n_{H_{2}O}}= \frac{12}{11}\rightarrow X là đisaccarit
  • \frac{n_{CO_{2}}}{n_{H_{2}O}}=\frac{6}{5}\rightarrow X là polisaccarit

3. Bài tập áp dụng

Một số bài tập có lời giải chi tiết:

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần dùng 5,376 lít O_{2}(đktc) thu được 3,96 gam nước. Giá trị m?

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn cacbohidrat cần dùng 8,96 lít khí O_{2} (đktc) thu được CO_{2}H_{2}O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào dung dịch Ba(OH)_{2} dư thu được m gam kết tủa. Giá trị m?

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn a gam cacbohiđrat X cần dùng 6,72 lít O_{2}, sau phản ứng thu được CO_{2}H_{2}O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng nước vôi trong giảm 11,4 gam. X thuộc loại gì?

Bài viết của HocThatGioi đến đây là hết , cám ơn các bạn đã theo dõi và ủng hộ. Chúc tất cả các bạn sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Hãy đón xem những phần tiếp theo dưới đây.

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Hóa – Cacbohidrat
Back to top button
Close