Ngữ Văn 12

Dàn ý phân tích truyện ngắn Rừng xà nu ngắn gọn, chi tiết nhất

Trong bài viết hôm nay hãy cùng theo dõi dàn ý phân tích truyện ngắn Rừng xà nuHocThatGioi đã tổng hợp và biên soạn tự nhiều nguồn khác nhau để thấy được ý nghĩa nhân văn, tình cảm và lòng yêu nước vô cùng to lớn của những người dân Tây Nguyên gan dạ, mưu trí. Hãy theo dõi đến cuối bài viết nhé!

dàn ý rừng xà nu
Dàn ý Rừng xà nu

Dàn ý phân tích Rừng xà nu- Mẫu 1

I. Mở bài

  • Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trung Thành: là nhà văn có duyên với vùng đất Tây Nguyên, ông có nhiều tác phẩm viết về mảnh đất này (tiểu thuyết Đất nước đứng lên, truyện ngắn Rừng xà nu, …)
  • Giới thiệu về tác phẩm Rừng xà nu: Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của tác giả trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.

II. Thân bài

a. Hình tượng cây xà nu

  • Là loài cây có sự gắn bó sâu sắc với mảnh đất Tây Nguyên: gắn với sinh hoạt hằng ngày, gắn với sự kiện trọng đại của dân làng: lửa xà nu cháy trong bếp, đuốc xà nu cháy sáng để mài vũ khí, lửa xà nu soi rõ xác 10 thằng giặc, ….
  • Loài cây chịu sự tàn phá dữ dội của chiến tranh: đạn đại bác rơi vào ngọn đồi xà nu, cả rừng xà nu không cây nào không bị thương. Mượn nỗi đau của cây xà nu để nói về nỗi đau của dân làng Xô Man.
  • Loài cây có sức sống mãnh liệt: sinh sôi nhanh chóng “bên cạnh một cây xà nu ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên” (đầu tác phẩm), “cây mẹ ngã đã có cây con mọc lên”. Đó là hình ảnh biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ và sự nối tiếp của các thế hệ con người Tây Nguyên.
  • Loài cây ham ánh sáng, như những người dân Tây Nguyên yêu tự do, có khát vọng sống mãnh liệt.

b. Các hình tượng nhân vật anh hùng

* Nhân vật Tnu

  • Hoàn cảnh: Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được cả dân làng Xô Man nuôi dưỡng, đùm bọc.

=> Đứa con chung của dân làng Xô Man.

-Khi còn nhỏ:

  • Tham gia nuôi giấu cán bộ cách mạng.
  • Học chữ lấy đá đập vào đầu để trừng phạt tính hay quên.
  • Khi bị địch bắt, ắp tay vào bụng trả lời: “ Cộng sản ở đây này”.

=> Tuổi thơ đầy ắp những chiến công và kỳ tích, tuổi thơ của một tiểu anh hùng.

– Khi trưởng thành: Tnú vượt ngục trở về lãnh đạo dân làng chống lại bọn Mỹ – Diệm

  • Khi Mai và đứa con bị bắt và bị tra tấn dã man, Tnú đã tạm gác nỗi đau riêng để vì sự nghiệp chung. Tnú đã đặt lợi ích cá nhân sau lợi ích của cách mạng, biết đặt tổ quốc lên trên hết.
  • Khi đứa con chết, lao ra giải cứu mẹ con Mai. Đó là hình ảnh một người chồng người cha đời thường.
  • Hình ảnh mười đầu ngón tay của Tnú bị nhựa xà nu thiêu cháy chứng tỏ chân lí: “Chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo”.

=> Cuộc đời của Tnú chính là cuộc đời của dân làng Xô Man: đau thương nhưng anh dũng

* Nhân vật Cụ Mết

  • Đại diện cho thế hệ đầu của nhân dân Tây Nguyên, là người phán truyền lịch sử.
  • biểu tượng của thế hệ anh hùng đi trước, hội tù đầy đủ vẻ đẹp của con người mảnh đất Tây Nguyên.
  • Ngoại hình: “râu dài đến ngực mà vẫn đen bóng”, “vết sẹo ở má phải”, “đôi bàn tay nặng trịch như kìm sắt”, “ngực căng như một cây xà nu lớn”, “ồ ồ dội vang trong lồng ngực,… Đồng thời,
  • Là người gan dạ, dũng cảm, quả quyết, thương yêu và hết mực che chở cho người dân làng Xô Man

* Nhân vật Dít, bé Heng

+ Là người con gái gan dạ, dũng cảm, có sức chịu đựng phi thường, biết nén đau thương để nung nấu ý chí trả thù: đem gạo vào rừng cho dân làng, giặc bắn súng dọa vẫn không khai, chị mất nhưng không khóc,…

+ Bé Heng dù nhỏ tuổi nhưng đã làm nhiệm vụ: thông thuộc từng hố chông, từng chiến điểm để dẫn đường cho cán bộ cách mạng, cho khách đến làng.

+ “là lứa xà nu mới mọc nhưng đã nhọn hoắt như lưỡi lê”, hứa hẹn một sự vươn lên vững chắc.

=> Họ là một tập thể anh hùng luôn nối tiếp những truyền thống tốt đẹp: giàu tình yêu thương, căm thù giặc sâu sắc, trung thành với cách mạng. Qua họ có thể thấy được phẩm chất và con đường cách mạng của người dân Tây Nguyên.

III. Kết bài

  • Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của Rừng xà nu và nêu cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm.

Dàn ý phân tích Rừng xà nu- mẫu 2

I. Mở bài

  • Tây Nguyên là mảnh đất của văn hóa cồng chiêng và những pho sử thi đồ sộ. Chính mảnh đất này đã thổi hồn vào những trang viết của Nguyễn Trung Thành và để lại nhiều dấu ấn qua “Rừng Xà Nu”, “Đất nước đứng lên”…
  • Truyện ngắn “Rừng xà nu” ra đời vào mùa hè 1965 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang đến hồi ác liệt. Tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi hình tượng cây xà nu – tiêu biểu cho thiên nhiên và con người Tây Nguyên kiêu hùng, bất khuất.

II. Thân bài

a. Ý nghĩa nhan đề

  • Ý nghĩa tả thực: loài cây xuất hiện nhiều ở Tây Nguyên, cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân nơi đây (gỗ xà nu làm củi ở mỗi bếp, khói xà nu xông bảng nứa đen cho học sinh viết chữ, nhựa xà nu làm đuốc để thắp sáng).
  • Ý nghĩa biểu tượng: Rừng xà nu như một nhân vật tham gia vào toàn bộ câu chuyện; Rừng xà nu như một nhân vật chứng kiến những sự kiện có ý nghĩa trọng đại của dân làng Xô Man; Rừng xà nu tượng trưng cho phẩm chất của con người Tây Nguyên.

b. Hình tượng Rừng xà nu

  • Rừng xà nu, cây xà nu là một hình ảnh thực, chân thật.

     – Rừng xà nu được miêu tả một cách cụ thể, gắn với một địa chỉ, một không gian xác thực

     –  Rừng xà nu, cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt, cuộc sống của dân làng Xô Man.Người Xô Man còn lớn lên dưới bóng cây xà nu, hẹn hò nhau dưới gốc cây xà nu và để rồi, đến lúc chết đi họ cũng yên nghỉ dưới gốc cây xà nu.

  • Rừng xà nu, cây xà nu là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng cho số phận và phẩm chất của con người Xô Man.

     – Cây xà nu là hình ảnh tượng trưng cho số phận đau thương của con người Xô Man.

     – Cây xà nu là loai cây ham ánh sáng mặt trời, luôn hướng mình về phía ánh sáng, cũng giống như những người dân Xô Man luôn hướng tới Đảng, tới cách mạng.

     – Cây xà nu còn là loại cây sinh sôi nảy nở rất khỏe, nó cũng giống như sức sống bất diệt của người dân Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược

c. Các hình tượng nhân vật anh hùng Tnu, cụ Mết, bé Heng, Dít

*Nhân vật Tnu

  • Từ nhỏ đã mang những nét tính cách phi thường:

– Xung phong đi nuôi giấu cán bộ, từ nhỏ đã giác ngộ lí tưởng cách mạng, đi rừng rất tháo vát, nhanh nhẹn, bị giặc bắt mà không run sợ, chỉ tay vào bụng “cộng sản đây này”.

  • Khi trưởng thành, Tnú trở thành cán bộ cách mạng:

– Có trái tim tràn đầy tình yêu thương: không chịu đựng được cảnh vợ con bị bắt giết, Tnú lao ra cứu nhưng bị bọn giặc bắt.

– Là người cộng sản kiên cường, dũng cảm: giặc đốt 10 đầu ngón tay anh không kêu van “người cộng sản không hề kêu van”, “trợn mắt nhìn thằng Dục” dùng đôi bàn tay của mình để cầm súng giết giặc,…

=> Tnú là người con ưu tú của núi rừng Tây Nguyên, là nòng cốt của cuộc kháng chiến, biết nén đau thương cá nhân vì lợi ích của cộng đồng.

* Cụ Mết

  • Là người gan dạ, dũng cảm, quả quyết, thương yêu và hết mực che chở cho người dân làng Xô Man
  • Cụ Mết tiêu biểu cho truyền thống của làng Xô-man. Lịch sử chiến đấu của làng, qua lời kể của cụ Mết, thấm sâu vào tim óc các thế hệ.
  • Cụ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là pho sử sống của làng.

* Bé Heng, Dít

  • Dít là nhân vật tiêu biểu cho những cô gái Tây Nguyên thời chống Mĩ, trưởng thành từ những đau thương và quật khởi của dân làng. =>Một cô gái dũng cảm, biết nén đau thương để chờ ngày trả thù giặc.
  • Bé Heng: dù còn nhỏ tuổi nhưng rất thông minh và tham gia chống giặc

III. Kết bài

  • Khái quát nội dung, nghệ thuật
  • Rừng xà nu là một khúc sử thi văn xuôi hiện đại tái hiện vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, con người và truyền thống văn hóa Tây Nguyên.

Dàn ý phân tích Rừng xà nu- Mẫu 3

I. Mở bài

  • Nguyễn Trung Thành là nhà văn đã sống và gắn bó với chiến trường Tây Nguyên trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
  • “Rừng xà nu” được xem là một khúc hùng ca – một “Bản hịch thời đánh Mỹ”.
  • Tác phẩm tiêu biểu cho thiên nhiên và con người Tây Nguyên kiên hùng, bất khuất

II. Thân bài

a. Nhân vật Tnu

*Tnu rất gắn bó với cách mạng.

  • Từ nhỏ Tnú đã từng nuôi giấu cán bộ và hoàn thành xuất sấc công tác giao liên.
  • Khi bị giặc bắt, Tnú dũng cảm chịu đựng những đòn tra tấn của giặc.
  • Sau khi bị bắt và vượt ngục anh cùng cụ Mết tiếp tục lãnh đạo dân làng Xô-man mài giáo, mài rựa chiến đấu chống kẻ thù.

* Tnu yêu thương bản làng, thương vợ con

  • Anh nhớ rõ từng hàng cây, từng con đường, từng dòng suối, bồi hồi xúc động khi nghe tiếng chày sau 3 năm chiến đấu trở về làng
  • Anh lao vào lũ giặc khi thấy vợ con bị tra tấn với mội tiếng thét dữ dội và anh dang hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai.
  • Anh bị giặc đốt 10 đầu ngón tay những vẫn không nói một tiếng nào
  • Tnú ra đi lực lượng để quyết tiêu diệt mọi kẻ thù tàn ác để bảo vệ bản làng, giải phóng quê hương.

=> Hình tượng nhân vật Tnu Được tác giả khắc họa bằng những nét tính cách độc đáo, giàu chất sử thi.

=>Cuộc đời của Tnú chính là cuộc đời của dân làng Xô Man: đau thương nhưng anh dũng

b. Nhân vật cụ Mết

  • Hình ảnh ông cụ mắt sáng và xếch ngược, ngực căng như một cây xà nu lớn, cất tiếng nói vang vang như một mệnh lệnh thôi thúc họ vùng lên tiêu diệt kẻ thù
  • Cụ Mết là linh hồn của làng Xô-man. Chính cụ đã lãnh đạo dân làng đồng khởi.
  • Tấm lòng cụ Mết đối với cách mạng trước sau như một
  • Cụ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là pho sử sống của làng.

=>Cụ Mết đóng vai trò không nhỏ trong công cuộc giải phóng quê hương bản làng.

=>Cụ Mết xứng đáng với hình ảnh cây xà nu đại thụ giữa rừng xà nu bạt ngàn xanh thẫm

c. Các nhân vật khác

  • Nhân vật Dít: Là người con gái gan dạ, dũng cảm, có sức chịu đựng phi thường, biết nén đau thương để nung nấu ý chí trả thù: đem gạo vào rừng cho dân làng, giặc bắn súng dọa vẫn không khai, chị mất nhưng không khóc,…
  • Nhân vật bé Heng: Dù nhỏ tuổi nhưng đã làm nhiệm vụ: thông thuộc từng hố chông, từng chiến điểm để dẫn đường cho cán bộ cách mạng, cho khách đến làng.

=> Những đứa trẻ như bé Heng tượng trưng cho cây xà nu mới lớn ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời, sẽ phát triển đến đâu, chưa ai lường được.
d. Ý nghĩa nhan đề

  • Ý nghĩa tả thực: Cây xà nu – một loài cây sống thành rừng ở Tây Nguyên. Chúng có sức sống mãnh liệt, không chịu khuất phục trước sự thay đổi của thời tiết. Cây xà nu luôn gắn bó mật thiết và quan hệ chiếu ứng với cuộc sống của người dân Tây Nguyên.
  • Ý nghĩa biểu tượng: Qua sức sống mãnh liệt của rừng xà nu, nhà văn nói đến nỗi đau và sức sống, phẩm chất kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

III. Kết bài

  • Khái quát lại giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm Rừng xà nu.
  • Cảm nhận chung của người viết về tác phẩm trên

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, dàn ý trên có thể giúp các bạn nắm vững được nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Nếu thấy hay hãy đồng hành cùng HocThatGioi trong các bài viết tiếp theo, chúc các bạn học tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Ngữ Văn – Rừng xà nu
Back to top button
Close