SGK Toán 10 - Cánh Diều

Giải SGK Bài 2 Chương 7 trang 67, 68, 69, 70, 71, 72 Toán 10 Cánh diều tập 2

Trong bài viết này, HocThatGioi sẽ giải đáp những câu hỏi và bài tập trong bài Biểu thức tọa độ của các phép toán Vectơ. Đây là bài học thuộc Bài 2 Chương VII trang 67, 68, 69, 70, 71, 72 sách Toán 10 Cánh diều tập 2. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 2 Chương 7 Toán 10 Cánh diều tập 2

Mở đầu bài học bằng những câu hỏi hoạt động và luyện tập vận dụng sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức về bài học Biểu thức tọa độ của các phép toán Vectơ.

Luyện tập vận dụng 1 trang 68

a) Cho $\vec{u}=(-2 ; 0), \vec{v}=(0 ; 6), \vec{w}=(-2 ; 3)$. Tìm tọa độ vectơ $\vec{u}+\vec{v}+\vec{w}$
b) Cho $\vec{u}=(\sqrt{3} ; 0), \vec{v}=(0 ; \sqrt{7})$. Tìm tọa độ của vectơ $\vec{w}$ sao cho $\vec{w}+\vec{u}=\vec{v}$
Lời giải chi tiết:
a) Tọa độ của vectơ $\vec{u}+\vec{v}+\vec{w}$ là: $\vec{u}+\vec{v}+\vec{w}=(-2+0+(-2) ; 0+6+3)=(-4 ; 9)$
b) Ta có: $\vec{w}+\vec{u}=\vec{v} \Leftrightarrow \vec{w}=\vec{v}-\vec{u}$ nên $\vec{w}=(0-\sqrt{3} ;-\sqrt{7}-0)=(-\sqrt{3} ;-\sqrt{7})$

Luyện tập vận dụng 2 trang 68

Trong bài toán mở đầu, hãy tìm tọa độ của máy bay trực thăng tại thời điểm sau khi xuất phát 2 giờ.
Lời giải chi tiết:
Sau khi xuất phát được 2 giờ tức là máy bay đi được $\frac{2}{3}$ quãng đường thì ta có máy bay ở điểm $\mathrm{M}$ hay là ta có $\overrightarrow{A M}=\frac{2}{3} \overrightarrow{A B}$
Tọa độ vectơ $\overrightarrow{A B}=(-300 ; 400) \Rightarrow \overrightarrow{A M}=\left(-200 ; \frac{800}{3}\right)$
$\Rightarrow \overrightarrow{O M}=\overrightarrow{A M}-\overrightarrow{A O}=\left(-600 ; \frac{650}{3}\right)$
Vậy tọa độ máy bay sau 2 giờ xuất phát là: $\left(-600 ; \frac{650}{3}\right)$

Hoạt động 2 trang 69

Trong mặt phẳng toạ độ $O x y$, cho hai điểm $A\left(x_{A} ; y_{A}\right)$ và $B\left(x_{B} ; y_{B}\right)$. Gọi $M\left(x_{M} ; y_{M}\right)$ là trung điểm của đoạn thẳng $A B$ (minh hoạ ở Hình 19$)$.
a) Biểu diễn vectơ $\overrightarrow{O M}$ theo hai vectơ $\overrightarrow{O A}$ và $\overrightarrow{O B}$.
b) Tính toạ độ của $M$ theo toạ độ của $A$ và $B$.
Giải SGK Bài 2 Chương 7 trang 67, 68, 69, 70, 71, 72 Toán 10 Cánh diều tập 2 5
Lời giải chi tiết:
a) Ta có vectơ $\overrightarrow{O M}$ biểu diễn theo hai vectơ $\overrightarrow{O A}$ và $\overrightarrow{O B}$ là: $\overrightarrow{O M}=\frac{1}{2}(\overrightarrow{O A}+\overrightarrow{O B})$
b) Do tọa độ hai điểm A và B là: $A\left(x_A, y_A\right), B\left(x_B, y_B\right)$
nên ta có: $\overrightarrow{O A}=\left(x_A, y_A\right), \overrightarrow{O B}=\left(x_B, y_B\right)$
Vậy $\overrightarrow{O M}=\frac{1}{2}(\overrightarrow{O A}+\overrightarrow{O B})=\frac{1}{2}\left(x_A+x_B ; y_A+y_B\right)=\left(\frac{x_A+x_B}{2} ; \frac{y_A+y_B}{2}\right)$
Tọa độ điểm $\mathrm{M}$ chính là tọa độ của vectơ nên tọa độ $\mathrm{M}$ là $M\left(\frac{x_A+x_B}{2} ; \frac{y_A+y_B}{2}\right)$

Hoạt động 3 trang 69

Trong mặt phẳng toạ độ $O x y$, cho tam giác $A B C$ có trọng tâm $G$ (minh hoạ ở Hình 20 ).
a) Biểu diễn vectơ $\overrightarrow{O G}$ theo ba vectơ $\overrightarrow{O A}, \overrightarrow{O B}$ và $\overrightarrow{O C}$.
b) Tính toạ độ của $G$ theo toạ độ của $A, B, C$.
Giải SGK Bài 2 Chương 7 trang 67, 68, 69, 70, 71, 72 Toán 10 Cánh diều tập 2 6
Lời giải chi tiết:
a) Ta có vectơ $\overrightarrow{O G}$ theo ba vectơ $\overrightarrow{O A}, \overrightarrow{O B}$ và $\overrightarrow{O C}$ là: $\overrightarrow{O G}=\frac{1}{3}(\overrightarrow{O A}+\overrightarrow{O B}+\overrightarrow{O C})$
b) Do tọa độ ba điểm $\mathrm{A}, \mathrm{B}$ và $\mathrm{C}$ là: $A\left(x_A, y_A\right), B\left(x_B, y_B\right), C\left(x_C, y_C\right)$
Nên ta có: $\overrightarrow{O A}=\left(x_A, y_A\right), \overrightarrow{O B}=\left(x_B, y_B\right), \overrightarrow{O C}=\left(x_C, y_C\right)$
Vậy $\overrightarrow{O G}=\frac{1}{3}(\overrightarrow{O A}+\overrightarrow{O B}+\overrightarrow{O C})=\frac{1}{3}\left(x_A+x_B+x_C ; y_A+y_B+y_C\right)=\left(\frac{x_A+x_B+x_C}{3} ; \frac{y_A+y_B+y_C}{3}\right)$
Tọa độ điểm G chính là tọa độ của vectơ $\overrightarrow{O G}$ nên tọa độ $\mathrm{G}$ là $G\left(\frac{x_A+x_B+x_C}{3} ; \frac{y_A+y_B+y_C}{3}\right)$

Luyện tập vận dụng 3 trang 69

Cho hai điểm $A(2 ; 4)$ và $M(5 ; 7)$. Tìm toạ độ điểm $B$ sao cho $M$ là trung điểm đoạn thẳng $A B$.
Lời giải chi tiết:
Giả sử $\mathrm{B}$ có tọa độ: $B\left(x_B, y_B\right)$
Do $\mathrm{M}$ là trung điểm của đoạn thẳng $\mathrm{AB}$ nên:
\begin{cases}x_M=\frac{x_A+x_B}{2} \\ y_M=\frac{y_A+y_B}{2} \end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} x_B=2 x_M-x_A \\ y_B=2 y_M-y_A\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} x_B=2.5-2=8 \\ y_B=2.7-4=10 \end{cases}
Vậy tọa độ điểm B là: $B(8 ; 10)$

Luyện tập vận dụng 4 trang 69

Cho ba điểm $A(-1 ; 1)$, $B(1 ; 5), G(1 ; 2)$.
a) Chứng minh ba điểm $A$, $B, G$ không thẳng hàng.
b) Tìm toạ độ điểm $C$ sao cho $G$ là trọng tâm của tam giác $A B C$.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có: $\overrightarrow{A B}=(2 ; 4), \overrightarrow{A G}=(2 ; 1)$
Do $\overrightarrow{A B} \neq k . \overrightarrow{A G}$ nên $\mathrm{A}, \mathrm{B}, \mathrm{G}$ không thẳng hàng
b) Giả sử C có tọa độ là: $C\left(x_C ; y_C\right)$
Để $\mathrm{G}$ là trọng tâm tam giác $\mathrm{ABC}$ thì: \\\\ \begin{cases} x_G=\frac{x_A+x_B+x_C}{3} \\ y_G=\frac{y_A+y_B+y_C}{3} \end{cases} \\\\ \\\\ \Longleftrightarrow \begin{cases} x_C=3 x_G-x_A-x_B \\ y_C=3 y_G-y_A-y_B \end{cases} \\\\ \Longleftrightarrow \begin{cases}x_C=3.1-(-1)-1=3 \\ y_C=3.2-1-5=0 \end{cases}
Vậy tọa độ điểm C là: $C(3 ; 0)$

Giải bài tập SGK Bài 2 Chương 7 Toán 10 Cánh diều tập 2

Mời bạn đọc tiếp tục củng cố lại những kiến thức đã học qua phần giải đáp chi tiết các bài tập SGK Toán 10 Cánh diều tập 2 trang 72 dưới đây nhé.

Bài tập 1 trang 72

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho $\vec{a}=(-1 ; 2), \vec{b}=(3 ; 1), \vec{c}=(2 ;-3)$.
a) Tìm tọa độ của vectơ $\vec{u}=2 \vec{a}+\vec{b}-3 \vec{c}$
b) Tìm tọa độ của vectơ $\vec{x}$ sao cho $\vec{x}+2 \vec{b}=\vec{a}+\vec{c}$
Phương pháp giải:
Cho hai vectơ $\vec{u}=\left(x_1, y_1\right)$ và $\vec{v}=\left(x_2, y_2\right)$ thì:
$\vec{u}+\vec{v}=\left(x_1+x_2 ; y_1+y_2\right)$, $\vec{u}-\vec{v}=\left(x_1-x_2 ; y_1-y_2\right), k \vec{u}=\left(k x_1, k y_1\right),$
$(k \in \mathbb{R})$
Lời giải chi tiết:
a) Tọa độ vectơ $\vec{u}=(2 .(-1)+3-3.2; 2.2+1-3 .(-3))=(-5 ; 14)$
b) Do $\vec{x}+2 \vec{b}=\vec{a}+\vec{c}$
$\Leftrightarrow \vec{x}=\vec{a}+\vec{c}-2 \vec{b}=(-1+2-2.3; 2+(-3)-2.1)=(-5 ;-3)$
Vậy $\vec{x}=(-5 ;-3)$

Bài tập 2 trang 72

Trong mặt phẳng toạ độ $O x y$, cho $A(-2 ; 3), B(4 ; 5), C(2 ;-3)$.
a) Chứng minh ba điểm $A, B, C$ không thẳng hàng.
b) Tìm toạ độ trọng tâm $G$ của tam giác $A B C$.
c) Giải tam giác $A B C$.
Phương pháp giải:
a) Hai vectơ $\vec{u}=\left(x_1, y_1\right), \vec{v}=\left(x_2, y_2\right)(\vec{v} \neq 0)$ cùng phương khi và chỉ khi có một số thực $k$ sao cho $x_1=k x_2$ và $y_1=k y_2$.
b) $\mathrm{G}$ là trọng tâm tam giác $\mathrm{ABC}$ thì tọa độ $\mathrm{G}$ là: $G\left(\frac{x_A+x_B+x_C}{3} ; \frac{y_A+y_B+y_C}{3}\right)$
c) Tính tất cả các cạnh và các góc của tam giác $A B C$:
Nếu $\vec{a}=(x ; y) \Rightarrow|\vec{a}|=\sqrt{x^2+y^2}$
Với hai vectơ $\vec{u}=\left(x_1, y_1\right), \vec{v}=\left(x_2, y_2\right)$ đều khác vectơ không, ta có:
+) $\vec{u}$ và $\vec{v}$ vuông góc với nhau khi và chỉ khi $x_1 . x_2+y_1 . y_2=0$
+) $\cos (\vec{u}, \vec{v})=\frac{\vec{u} \cdot \vec{v}}{|\vec{u} \| \vec{v}|}=\frac{x_1 \cdot x_2+y_1 \cdot y_2}{\sqrt{x_1^2+y_1^2} \cdot \sqrt{x_2^2+y_2^2}}$
Lời giải chi tiết:
a) Ta có: $\overrightarrow{A B}=(6 ; 2), \overrightarrow{A C}=(4 ;-6)$
Do $\overrightarrow{A B} \neq k . \overrightarrow{A C}$ nên $\mathrm{A}, \mathrm{B}, \mathrm{C}$ không thẳng hàng
b) Do $\mathrm{G}$ là trọng tâm tam giác $A B C$
Nên $\left\{\begin{array}{l}x_G=\frac{x_A+x_B+x_C}{3}=\frac{-2+4+2}{3}=\frac{4}{3} \\ y_G=\frac{y_A+y_B+y_C}{3}=\frac{3+5+(-3)}{3}=\frac{5}{3}\end{array}\right.$ Vậy $G\left(\frac{4}{3} ; \frac{5}{3}\right)$
c) Ta có:
$\overrightarrow{A B}=(6 ; 2), \overrightarrow{A C}=(4 ;-6), \overrightarrow{B C}=(-2 ;-8)$
$A B=|\overrightarrow{A B}|=\sqrt{6^2+2^2}=\sqrt{40}$
Suy ra:
$A C=|\overrightarrow{A C}|=\sqrt{4^2+(-6)^2}=\sqrt{52}$
$B C=|\overrightarrow{B C}|=\sqrt{(-2)^2+(-8)^2}=\sqrt{68}$
Ta có:
\cos \widehat{B A C}=\cos (\overrightarrow{A B}, \overrightarrow{A C})=\frac{6 \cdot 4+2 \cdot(-6)}{\sqrt{6^2+2^2} \cdot \sqrt{4^2+(-6)^2}} \approx 0,263 \Rightarrow \widehat{B A C} \approx 74^o \\ \cos \widehat{A B C}=\cos (\overrightarrow{B A}, \overrightarrow{B C})=\frac{(-6) \cdot(-2)+(-2) \cdot(-8)}{\sqrt{(-6)^2+(-2)^2} \cdot \sqrt{(-2)^2+(-8)^2}} \approx 0,47 \Rightarrow \widehat{A B C} \approx 62^o
Áp dụng tính chất tổng ba góc trong một tam giác ta có: $\widehat{A C B} \approx 180^{\circ}-74^{\circ}-62^{\circ} \approx 44^{\circ}$

Bài tập 3 trang 72

Trong mặt phẳng toạ độ $O x y$, cho tam giác $A B C$ có trung điểm các cạnh $B C, C A, A B$ tương ứng là $M(2 ; 0), N(4 ; 2), P(1 ; 3)$.
a) Tìm toạ độ các điểm $A, B, C$.
b) Trọng tâm hai tam giác $A B C$ và $M N P$ có trùng nhau không? Vì sao?
Phương pháp giải:
a) Trung điểm $\mathrm{M}$ của đoạn thẳng $\mathrm{AB}$ có tọa độ là: $M\left(\frac{x_A+x_B}{2} ; \frac{y_A+y_B}{2}\right)$
b) Tìm trọng tâm của hai tam giác bằng công thức tính trọng tâm: $\mathrm{G}$ là trọng tâm tam giác $\mathrm{ABC}$ thì tọa độ G là: $G\left(\frac{x_A+x_B+x_C}{3} ; \frac{y_A+y_B+y_C}{3}\right)$
Lời giải chi tiết:
a) Do $M, N, P$ là trung điểm của các cạnh $B C, C A, A B$ nên:
$\begin{aligned}& \left\{\begin{array} { l } { \frac { x _ { B } + x _ { C } } { 2 } = x _ { M } } \\{ \frac { x _ { B } + x _ { A } } { 2 } = x _ { P } } \\{ \frac { x _ { A } + x _ { C } } { 2 } = x _ { N } }\end{array} \Leftrightarrow \left\{\begin{array} { l } { x _ { B } + x _ { C } = 4 } \\{ x _ { B } + x _ { A } = 2 } \\{ x _ { A } + x _ { C } = 8 }\end{array} \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}x_A=3 \\x_B=-1 \\x_C=5\end{array}\right.\right.\right. \\& \left\{\begin{array} { l } { \frac { y _ { B } + y _ { C } } { 2 } = y _ { M } } \\{ \frac { y _ { B } + y _ { A } } { 2 } = y _ { P } } \\{ \frac { y _ { A } + y _ { C } } { 2 } = y _ { N } }\end{array} \Leftrightarrow \left\{\begin{array} { l } { y _ { B } + y _ { C } = 0 } \\{ y _ { B } + y _ { A } = 4 } \\{ y _ { A } + y _ { C } = 6 }\end{array} \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}y_A=5 \\y_B=-1 \\y_C=1\end{array}\right.\right.\right.\end{aligned}$
Vậy $A(3 ; 5), B(-1 ;-1), C(5 ; 1)$
b) Trọng tâm tam giác $A B C$ có tọa độ là: $\left\{\begin{array}{l}\frac{x_A+x_B+x_C}{3}=\frac{3+(-1)+5}{3}=\frac{7}{3} \\ \frac{y_A+y_B+y_C}{3}=\frac{5+(-1)+1}{3}=\frac{5}{3}\end{array}\right.$
Trọng tâm tam giác MNP có tọa độ là: $\left\{\begin{array}{l}\frac{x_M+x_N+x_P}{3}=\frac{2+4+1}{3}=\frac{7}{3} \\ \frac{y_M+y_N+y_P}{3}=\frac{0+2+3}{3}=\frac{5}{3}\end{array}\right.$
Vậy trọng tâm của 2 tam giác $A B C$ và MNP là trùng nhau vì có cùng tọa độ.

Bài tập 4 trang 72

Trong mặt phẳng toạ độ $O x y$, cho tam giác $A B C$ có $A(2 ; 4), B(-1 ; 1), C(-8 ; 2)$.
a) Tính $\widehat{A B C}$.
b) Tính chu vi của tam giác $A B C$.
c) Tìm toạ độ điểm $M$ trên đường thẳng $B C$ sao cho diện tích của tam giác $A B C$ bằng hai lần diện tích của tam giác $A B M$.
Phương pháp giải:
a) Với hai vectơ $\vec{u}=\left(x_1, y_1\right), \vec{v}=\left(x_2, y_2\right)$ đều khác vectơ không, ta có:
+) $\vec{u}$ và $\vec{v}$ vuông góc với nhau khi và chỉ khi $x_1 \cdot x_2+y_1 \cdot y_2=0$
+) $\cos (\vec{u}, \vec{v})=\frac{\vec{u} \cdot \vec{v}}{|\vec{u} \| \vec{v}|}=\frac{x_1 \cdot x_2+y_1 \cdot y_2}{\sqrt{x_1^2+y_1^2} \cdot \sqrt{x_2^2+y_2^2}}$

b) Chu vi tam giác bằng tổng độ dài 3 cạnh
c) Trung điểm $\mathrm{M}$ của đoạn thẳng $\mathrm{AB}$ có tọa độ là: $M\left(\frac{x_A+x_B}{2} ; \frac{y_A+y_B}{2}\right)$
Lời giải chi tiết:
a) Ta có:
$\overrightarrow{B C}=(-7 ; 1), \overrightarrow{B A}=(3 ; 3)$
$\cos \widehat{A B C}=(\overrightarrow{B C}, \overrightarrow{B A})=\frac{(-7) \cdot 3+1.3}{\sqrt{(-7)^2+1^2} \cdot \sqrt{3^2+3^2}}=-\frac{3}{5} \Rightarrow \widehat{A B C} \approx 126^{\circ}$
b) Ta có:
$\overrightarrow{B C}=(-7 ; 1), \overrightarrow{B A}=(3 ; 3), \overrightarrow{A C}=(-10 ;-2)$
$A B=|\overrightarrow{B A}|=\sqrt{3^2+3^2}=3 \sqrt{2}$
Suy ra:
$A C=|\overrightarrow{A C}|=\sqrt{(-10)^2+(-2)^2}=\sqrt{104}$
$B C=|\overrightarrow{B C}|=\sqrt{(-7)^2+1^2}=\sqrt{50}$
Vậy chu vi tam giác $A B C$ là: $P_{A B C}=2 \sqrt{26}+8 \sqrt{2}$
c) Để diện tích của tam giác $\mathrm{ABC}$ bằng hai lần diện tích của tam giác ABM thì M phải là trung điểm BC.
Vậy tọa độ điểm M là: $\left\{\begin{array}{l}\frac{x_B+x_C}{2}=\frac{-9}{2} \\ \frac{y_B+y_C}{2}=\frac{3}{2}\end{array}\right.$. Vậy $M\left(\frac{-9}{2} ; \frac{3}{2}\right)$

Bài tập 5 trang 72

Cho ba điểm $A(1 ; 1), B(4 ; 3)$ và $C(6 ;-2)$.
a) Chứng minh ba điểm $A, B, C$ không thẳng hàng.
b) Tìm toạ độ điểm $D$ sao cho tứ giác $A B C D$ là hình thang có $A B / / C D$ và $C D=2 A B$.
Phương pháp giải:
a) Hai vectơ $\vec{u}=\left(x_1, y_1\right), \vec{v}=\left(x_2, y_2\right)(\vec{v} \neq 0)$ cùng phương khi và chỉ khi có một số thực $k$ sao cho $x_1=k x_2$ và $y_1=k y_2$.
b) Tứ giác $A B C D$ là hình thang có $A B / / C D$ và $C D=2 A B$ thì 2 vectơ $\overrightarrow{A B}, \overrightarrow{C D}$ phải cùng phương và độ lớn vectơ $\overrightarrow{C D}=2 \overrightarrow{A B}$
Lời giải chi tiết:
a) Ta có: $\overrightarrow{A B}=(3 ; 2), \overrightarrow{A C}=(-1 ;-3)$
Do $\overrightarrow{A B} \neq k .\overrightarrow{A C}$ nên $\mathrm{A}, \mathrm{B}, \mathrm{C}$ không thẳng hàng
b) Giả sử tọa độ điểm $\mathrm{D}$ là: $D\left(x_D, y_D\right)$
Ta có: $\overrightarrow{C D}=\left(x_D-0 ; y_D-(-2)\right)=\left(x_D ; y_D+2\right)$
Để tứ giác $\mathrm{ABCD}$ là hình thang có $\mathrm{AB} / / \mathrm{CD}$ và $\mathrm{CD}=2 \mathrm{AB}$ thì $\overrightarrow{C D}=2 \overrightarrow{A B}$
Vậy nên $\overrightarrow{C D}=2 \overrightarrow{A B} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}x_D=2.3 \\ y_D+2=2.2\end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}x_D=6 \\ y_D=2\end{array}\right.\right.$
Vậy tọa độ D là: $D(6 ; 2)$

Bài tập 6 trang 72

Chứng minh khẳng định sau:
Hai vectơ $\vec{u}=\left(x_{1} ; y_{1}\right), \vec{v}=\left(x_{2} ; y_{2}\right)(\vec{v} \neq \overrightarrow{0})$ cùng phương khi và chỉ khi có một số thực $k$ sao cho $x_{1}=k x_{2}$ và $y_{1}=k y_{2}$.
Phương pháp giải:
Hai vectơ cùng phương thì tồn tại một số $k(k \in \mathbb{R})$ sao cho vectơ này bằng $k$ lần vectơ kia.
Lời giải chi tiết:
Để hai vectơ $\vec{u}=\left(x_1, y_1\right), \vec{v}=\left(x_2, y_2\right)(\vec{v} \neq 0)$ cùng phương thì phải tồn tại một số $k$
$(k \in \mathbb{R})$ sao cho $\vec{u}=k . \vec{v} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}x_1=k x_2 \\ y_1=k y_2\end{array}\right.$ (ĐPCM)

Bài tập 7 trang 72

Một vật đồng thời bị ba lực tác động: lực tác động thứ nhất $\overrightarrow{F_{1}}$ có độ lớn là $1500 \mathrm{~N}$, lực tác động thứ hai $\overrightarrow{F_{2}}$ có độ lớn là $600 \mathrm{~N}$, lực tác động thứ ba $\overrightarrow{F_{3}}$ có độ lớn là $800 \mathrm{~N}$. Các lực này được biểu diễn bằng những vectơ như Hình 23.
Với $\left(\overrightarrow{F_{1}}, \overrightarrow{F_{2}}\right)=30^{\circ}, \left(\overrightarrow{F_{1}}, \overrightarrow{F_{3}}\right)=45^{\circ}$ và $\left(\overrightarrow{F_{2}}, \overrightarrow{F_{3}}\right)=75^{\circ}$.
Tính độ lớn lực tổng hợp tác động
Giải SGK Bài 2 Chương 7 trang 67, 68, 69, 70, 71, 72 Toán 10 Cánh diều tập 2 7
Lời giải chi tiết:
Giải SGK Bài 2 Chương 7 trang 67, 68, 69, 70, 71, 72 Toán 10 Cánh diều tập 2 8

Chọn hệ trục tọa độ Oxy như hình vẽ
Ta có: $\overrightarrow{F_1}=(1500 ; 0)$
Do $\left(\overrightarrow{F_1}, \overrightarrow{F_2}\right)=30^{\circ}$ nên tọa độ của $\overrightarrow{F_2}$ là:
$\overrightarrow{F_2}=\left(600 . \cos 30^{\circ} ; 600 . \sin 30^{\circ}\right)=(300 \sqrt{3} ; 300)$
Do $\left(\overrightarrow{F_1}, \overrightarrow{F_3}\right)=45^{\circ}$ nên tọa độ của $\overrightarrow{F_3}$ là:
$\overrightarrow{F_3}=\left(800 . \cos 45^{\circ} ;-800 . \sin 45^{\circ}\right)=(400 \sqrt{2} ;-400 \sqrt{2})$
Do đó, lực $\vec{F}$ tổng hợp các lực tác động lên vật có tọa độ là:
$\vec{F}=\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}+\overrightarrow{F_3}=(1500+300 \sqrt{3}+400 \sqrt{2} ; 300-400 \sqrt{2})$
Độ lớn lực tổng hợp $\vec{F}$ tác động lên vật là:
$|\vec{F}|=\sqrt{(1500+300 \sqrt{3}+400 \sqrt{2})^2+(300-400 \sqrt{2})^2} \approx 2599(N)$

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Bài 2 Chương VII Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng trang 67, 68, 69, 70, 71, 72 sách Toán 10 Cánh diều tập 2. Hy vọng các bạn đã nắm được toàn bộ kiến thức của bài học này. Chúc các bạn học tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 10 – Toán – Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng
Back to top button
Close