Lý thuyết độ ẩm không khí – Bài tập minh hoạ
Xin chào các bạn, có khi nào các bạn xem dự báo thời tiết trên các kênh truyền hình mà các bạn đã thắc mắc độ ẩm không khí là gì ? Tại sao nó luôn được đề cập đến ? Và ảnh hưởng của nó như thế nào tới thời tiết ? Để giải đáp thắc mắc đấy, bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về độ ẩm không khí. Còn chần chờ gì nữa mà không theo dõi hết bài viết cùng HocThatGioi nhé.
1. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại
Dưới đây là khái niệm của độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại.
1.1 Độ ẩm tuyệt đối
Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước (tính ra gam) chứa trong 1m^{3} không khí. Đơn vị của a là g/m^{3}.
1.2 Độ ẩm cực đại
Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bão hoà, giá trị của nó tăng theo nhiệt độ. Đơn vị đo của các đại luợng này đều là g/m^{3}
t^{\circ}C | p_{bh}(mmHg) | \rho (g/m^{3}) |
---|---|---|
0 | 4,58 | 4,84 |
5 | 6,54 | 6,80 |
10 | 9,21 | 9,40 |
15 | 12,79 | 12,80 |
20 | 17,54 | 17,30 |
23 | 21,07 | 20,60 |
25 | 23,76 | 23,00 |
27 | 26,74 | 25,81 |
28 | 28,35 | 27,20 |
30 | 31,82 | 30,29 |
2. Độ ẩm tỉ đối
Độ ẩm tỉ đối f của không khí là đại luợng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ:
hoặc tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần ρ của hơi nước và áp suất pbh của hơi nước bão hoà trong không khí ở cùng một nhiệt độ: f \approx \frac{p}{p_{bh}} .100\%
Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao. Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các loại ẩm kế: ẩm kế toác, ẩm kế khô – ướt, ẩm kế điểm sương.
3. Ảnh hưởng cúa độ ẩm không khí
Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh.
Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại dễ làm ẩm mốc, hư hỏng các máy và dụng cụ quang học, điện tử, cơ khí, khí tài quân sự, lương thực, thực phẩm trong các kho chứa.
Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió, bôi dầu mỡ lên các chi tiết máy bằng kim loại, phủ lớp chất dẻo lên các bản mạch điện tử,…
4. Bài tập minh hoạ độ ẩm không khí
Không khí ở 30^{\circ}C có độ ẩm cực đại là A = 30,29 g/m^{3}
Theo đề bài thì ở 30^{\circ}C độ ẩm tuyệt đối của không khí là α = 21,53 g/m^{3}.
Độ ẩm tỉ đối của không khí ở 30^{\circ}C bằng: f = \frac{a}{A} = \frac{21.53}{30.29} = 0,711 = 71,1\%
- Ta có:
- Buổi sáng nhiệt độ không khí là t_{1} = 23^{\circ}C, độ ẩm tỉ đối là f_{1} = 80\%.
- Mặt khác, độ ẩm cực đại (đo bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí) ở nhiệt độ 23^{\circ}C là A_{1} = 20,60 g/m^{3}
- Độ ẩm tuyệt đối của không khí ở 23^{\circ}Clà: a_{1}=f_{1}.A_{1} = 80\%.20,6=16,48g/m^{3}
- Buổi trưa nhiệt độ không khí là t2 = 30^{o}C và độ ẩm tỉ đối f_{2} = 60\%.
- Mặt khác, độ ẩm cực đại (đo bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí) ở nhiệt độ 30^{o}C là A_{2} = 30,29 g/m^{3}.
- Độ ẩm tuyệt đối của không khí ở 30^{o}C là:
a_{2}=f_{2}.A_{2} = 60\%.30,29=18,174g/m^{3}
⇒ Theo trên ta thấy 1m^{3} không khí buổi sáng chi chứa 16,48g hơi nước, còn buổi trưa tới 18,174 g/m^{3}
⇒ Như vậy không khí buổi trưa chứa nhiều hơi nước hơn so với buổi sáng.
Trên đây là Lý thuyết độ ẩm không khí – Bài tập minh hoạ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi. Hi vọng rằng bài viết sẽ mang lại thêm các kiến thức bổ ích cho các bạn. Hãy đồng hành cùng HocThatGioi để tiếp thu thêm các kiến thức hay, bổ ích nhé. Chúc các bạn học tốt!
Bài viết khác liên quan đến Lớp 10 – Vật Lý – Chất khí
- Lý thuyết kèm bài tập cấu tạo chất và thuyết động học phân tử chất khí đầy đủ chi tiết nhất
- Lý thuyết kèm bài tập quá trình đẳng nhiệt và định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt đầy đủ chi tiết nhất
- Lý thuyết kèm bài tập quá trình đẳng tích và định luật Sác-lơ đầy đủ chi tiết nhất
- Lý thuyết và bài tập phương trình trạng thái khí lý tưởng đầy đủ chi tiết nhất