Ngữ Văn 12

Top 10 mở bài Vội vàng- Xuân Diệu chọn lọc, hay nhất

Xin chào các bạn, dưới đây là 10 mở bài bài thơ Vội vàng đã được HocThatGioi tổng hợp và biên soạn gửi đến các bạn. Để gây ấn tượng thì các bạn cần phải có một mở bài hay, đủ lôi cuốn và thuyết phục dẫn dắt người đọc đi vào đọc cả bài viết của mình. Hãy cùng theo dõi nhé!

Mở bài bài thơ Vội vàng- Mẫu 1

Văn học Việt Nam với phong trào thơ mới đã mở ra một thời kỳ rực rỡ của nhữngtâm hồn miên man. Chúng ta không thể nào quên một Thế Lữ với Nhớ rừng – mượnhình ảnh con hổ với núi rừng đại ngàn để thể hiện nỗi đau, hoài niệm về một thời đãxa. Hay những vần thơ được coi là kì bí, ám ảnh của một hồn yêu “Hàn Mặc Tử”với “Đây thôn Vĩ Dạ”. Song phải kể đến “Vội vàng” của Xuân Diệu thì ý thơ mớithực sự thăng hoa cùng tâm hồn yêu da diết. Chưa bao giờ người đọc cảm nhận vềmột mùa xuân lại mềm mại, dịu dàng và trữ tình đến vậy. Chưa bao giờ con ngườita thực sự hiểu hết về thời gian. Và cũng nhờ đó mà mỗi chúng ta lại cảm thấy yêucuộc sống này đến vậy. Bởi “Vội vàng” là lời thúc giục sống tích cực, nắm trọntừng khoảnh khắc của tuổi thanh xuân ngắn ngủi một đi không trở lại này.

Mở bài bài thơ Vội vàng- Mẫu 2

Tuổi trẻ là gì mà mỗi khi nhắc tới có biết bao tâm hồn phải suy ngẫm? Thời gian là gì mà có mấy ai tự chiêm nghiệm về nó? Nhưng có một nhà thơ được coi là biểu tượng của nghệ thuật thời gian. Đó là nhà thơ Xuân Diệu. Ông đã nhìn đời, cảm nhận đời bằng lăng kính của thời gian để thấy được những triết lý của nó. Nổi bật cho một tâm hồn say đắm, yêu đời là bài thơ Vội vàng in trong tập “Thơ thơ” – đóa hoa đầy hương sắc của đầu mùa. Thông qua những vần thơ xúc cảm, Xuân Diệu đã thể hiện một cái tôi cá nhân vượt lên tất cả cùng những suy ngẫm về thời gian, về tuổi trẻ, về sự sống mãnh liệt. “Vội vàng” mang đến một cách hiểu mới. Chẳng phải sống nhanh sống vội mà là trân trọng sự sống, quý trọng từng giây phút của tuổi trẻ – quãng đời thanh xuân chỉ có một lần trong cuộc đời mỗi con người.

Mở bài bài thơ Vôi vàng- Mẫu 3

Người ta vẫn thường hay nói tuổi xuân giống như một cơn mưa rào. Cho dù bạn bị cảm lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đắm mình trong cơn mưa ấy lần nữa. Thông thường khi đã đi qua tuổi thanh xuân rồi, người ta mới cảm thấy nuối tiếc. Đúng là như vậy! Chỉ những khi mọi thứ trôi đi ta nhìn lại mới thấy nó đẹp và đáng yêu đến nhường nào. Thời gian là một thứ luôn luôn dịch chuyển, chẳng đứng lại chờ ai bao giờ. Chính vì thế nếu được sống ta hãy sống cho trọn vẹn từng khoảnh khắc, từng phút giây của một đời người. Xuân Diệu đã thể hiện đầy đủ nhất ý thức cá nhân của cái tôi mới và cũng mang đậm bản sắc riêng. Trong số những bài thơ của ông, chúng ta không thể không nhắc đến Vội Vàng. Bài thơ tiêu biểu cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi Xuân Diệu, in dấu khá đậm cho hồn thơ yêu đời, ham sống, “thiết tha, rạo rực, băn khoăn”. Và quan trọng hơn thế nữa, qua Vội vàng chúng ta nhận ra một quan niệm sống rất mới mẻ – bức thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến cho người đọc.

mở bài vội vàng
Mở bài “Vội vàng”

Mở bài bài thơ Vội vàng- Mẫu 4

Khi chúng ta làm quen với một người lạ, cái để lại ấn tượng trong ta và cũng là cái quyết định xem ta có muốn thân thiết, hoặc tạo khoảng cách với họ, không chính là tính cách của người đó, tính cách là nét đặc trưng và là ấn tượng của mỗi người trong lòng người khác. Không những trong cuộc sống mà trong văn học cũng vậy, điều để lại ấn tượng và cảm tình đối với người đọc đó chính là phong cách nghệ thuật của tác giả. Nhà văn Nga Leptônxtôi đã từng nói rằng: “khi đọc xong tác phẩm văn học, hứng thú chủ yếu là tính cách tác giả được thể hiện trong đó”. Thật đúng như vậy, và điều này được thể hiện rõ ràng qua bài thơ “Vội Vàng” của Xuân Diệu, một bài thơ hay và mang lại nhiều rung cảm trong lòng người đọc.

Mở bài bài thơ Vôi vàng- Mẫu 5

Đến với Thơ mới là đến với thế giới cảm xúc muôn cung nghìn bậc, thế giới nghệ thuật muôn hình vạn trạng. Một Thế Lữ “rộng mở”, một Lưu Trọng Lư “mơ màng”, một Nguyễn Bính “quê mùa”, một Hàn Mặc Tử “kì dị”… Họ đều là những cái tên không thể bỏ quên khi nhắc về Thơ mới. Nhưng sẽ mãi mãi là thiếu sót, là chưa đủ nếu không có sự góp mặt của Xuân Diệu. Xuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Xuân Diệu – một trong ba đỉnh cao của thơ mới. Những tên gọi đầy trân trọng ấy đã xác lập một chỗ đứng riêng cho Xuân Diệu trong làng thơ, để đến tận hôm nay người đời vẫn không thôi nhắc đến và ngưỡng mộ. “Hồn thơ Xuân Diệu là nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết”. Những lời bình phẩm sâu sắc ấy của Hoài Thanh dành cho Xuân Diệu có lẽ đã đủ nói về một hồn thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” – một hồn thơ lúc nào cũng “thiết tha, rạo rực, băn khoăn”. “Vội vàng” là một thi phẩm gói trọn hết thảy những cung bậc cảm xúc ấy, cũng có thể gọi đó như một bài thơ “rất Xuân Diệu”.

Mở bài bài thơ Vội vàng- Mẫu 6


“… Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần…”.

(…) Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn…”.

Mỗi lần đọc những dòng thơ trên, nhạc điệu, vần điệu “Vội vàng” cứ ngân vang dào dạt mãi trong lòng ta, tình yêu đời, yêu sống như tát mãi không bao giờ vơi cạn… Cảm thức về thời gian, về mùa xuân, về tuổi trẻ… như những lớp sóng vỗ vào tâm hồn ta. “Vội vàng” là bài thơ độc đáo nhất, “mới nhất” của thi sĩ Xuân Diệu in trong tập “Thơ thơ” (1933-1938) – đoá hoa đầu mùa đầy hương sắc làm rạng danh một tài thơ thế kỉ.

Mở bài bài thơ Vội vàng- Mẫu 7

Nhắc đến ông hoàng thơ tình không ai không biết đến nhà thơ Xuân Diệu với những bản tình ca cháy bỏng và da thiết. Nhà thơ của những vần điệu trữ tình sâu lắng đi vào lòng người đã cho chúng ta thấy được những triết lý sâu sắc của một trái tim yêu. Tiêu biểu nhất là bài thơ Vội vàng. Mỗi lần những vần thơ cất lên là bao trái tim say đắm trong cái ngọt ngào bất tận của một tâm hồn giàu cảm xúc. Không phải ngẫu nhiên ông hoàng thơ tình lại có thể viết nên được những giai điệu thơ hay đến thế. Mà phải chăng đó là cách ông khẳng định cái tôi cá nhân cùng những cảm nhận sâu sắc về mùa xuân, mùa của yêu thương, của những tuổi trẻ.

Mở bài bài thơ Vội vàng- Mẫu 8

“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt

 Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”

(Giục giã – Xuân Diệu)

Xuân Diệu là một trong những cây đại thụ lớn của nền thi ca Việt Nam, ông còn được mệnh danh là “ông hoàng” của những bài thơ tình cháy bỏng, nồng nàn. Ngay trong lời thơ hay đời thực thì Xuân Diệu lúc nào cũng thể hiện được cái khát khao mãnh liệt với tình yêu, với cuộc đời. Không giống như những nhà thơ mới cùng thời, Xuân Diệu đã sớm khẳng định được cái tôi riêng biệt trong chất sống sôi nổi, cuồng say của mình. ”Vội vàng” là một sáng tác rất tiêu biểu, nói lên tiếng của một trái tim đang khát khao, cuồng si với lẽ sống cuộc đời.

Mở bài bài thơ Vội vàng- Mẫu 9

“Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rạt rào chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này, Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình” (Trích “Thi nhân Việt Nam”). Nhận định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã đánh giá về những đặc sắc chủ yếu trong sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu – gương mặt tiêu biểu và có nhiều đóng góp nổi bật cho sự phát triển của phong trào thơ Mới. Một trong những tác phẩm thể hiện rõ điều này chính là “Vội vàng”. Qua bài thơ, chúng ta thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, lòng ham sống mãnh liệt cùng quan điểm sống tích cực của tác giả.

Mở bài bài thơ Vội vàng- Mẫu 10

Nếu ai hỏi tôi thích nhất mùa nào trong năm, chắc chắn tôi sẽ không ngần ngại màtrả lời rằng đó là mùa xuân. Chắc hẳn không chỉ riêng tôi mà có biết bao tâm hồnkhác khi nhắc đến mùa xuân cũng mang trong mình những rạo rực và cảm nhậnriêng. Có lẽ vì thế mà mùa xuân luôn là đề tài bất tận cho bao thi sĩ say đắm và thểhiện trong sáng tác của mình. Và với Xuân Diệu cũng không ngoại lệ. Ông ghi dấuấn với bài thơ Vội vàng được in trong tập “Thơ thơ” năm 1933 – 1938. Với một tâmhồn yêu và trái tim biết rung động, ông đã gửi gắm những khao khát, say đắm vớimùa xuân, với những dự cảm về sự hữu hạn của thời gian, của sự sống mãnh liệt.

Qua 10 mở bài bài thơ Vội vàng trên các bạn có thể tham khảo và tìm ra một mở bài mà các bạn thích nhất nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi đến cuối bài viết và đừng quên đồng hành cùng HocThatGioi trong các bài viết tiếp theo để tiếp thu được kiến thức hơn nhé. Chúc các bạn học tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Ngữ Văn – Vội vàng
Back to top button
Close