Ngữ Văn 10

Top những bài cảm nghĩ về người thân hay nhất – Ngữ văn 10

Bài viết cảm nghĩ về người thân yêu nhất là một trong những nội dung thường xuất hiện trong các bài thi kiểm tra Ngữ văn 10 nhưng nhiều bạn học sinh vẫn chưa biết cách viết thế nào cho chuẩn và đạt được điểm cao. Biết được điều đó, hôm nay HocThatGioi sẽ gửi đến các bạn bài viết Top những bài cảm nghĩ về người thân hay nhất – Ngữ văn 10 để bạn đọc có thể tham khảo nhé! Khám phá ngay thôi!

Top những bài cảm nghĩ về người thân hay nhất - Ngữ văn 10
Top những bài cảm nghĩ về người thân hay nhất – Ngữ văn 10

Cảm nghĩ về mẹ

Bài mẫu số 1

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Cha mẹ là những người chúng ta mang ân nghĩa nặng như núi suốt cuộc đời. Để sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta họ đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt. Mẹ mang nặng đẻ đau và chăm bẵm ta suốt bao ngày tháng mà không quản công lao. Từ những ơn nghĩa đó, mẹ xứng đáng là người quan trọng nhất và sống mãi trong lòng những người con như chúng ta.

Mẹ tôi là một người phụ nữ giản dị, mộc mạc không yêu kiều nhưng lại vô cùng đáng mến. Mẹ ngoài 40 tuổi rồi nhưng trông vẫn còn rất trẻ trung hơn nhiều so với tuổi thật. Nước da ngăm đen vì nắng gió để kiếm tiền nuôi chị em tôi khôn lớn. Khuôn mặt trái xoan và chiếc mũi thấp nhưng lại rất hợp nhau. Chính tôi cũng phải ghen tị vì mái tóc đen óng mượt như được chăm sóc rất tỉ mỉ của mẹ. Ở mẹ toát lên một vẻ đẹp tự nhiên nhưng lại rất cuốn hút.

Mẹ tôi là điển hình của người phụ nữ mang những vẻ đẹp thuần Việt. Ở mẹ hội tụ đầy đủ “công – dung – ngôn – hạnh”. Mẹ sống chan hòa với làng xóm và được mọi người yêu quý, đối với chị em tôi, mẹ là người dịu dàng, ân cần quan tâm chăm sóc dạy dỗ. Việc trong nhà cũng một tay mẹ vun vén ngăn nắp sạch sẽ chẳng mảy may hạt bụi nào. Nhờ có sự dạy dỗ của mẹ, tôi học được nhiều thứ và có thể tự tay làm những công việc trong gia đình. Mẹ khéo léo động viên hai chị em tôi học hành nên năm nào chúng tôi cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi và luôn chào hỏi, đối xử lịch sự với mọi người. Ở trong làng, họ ngưỡng mộ mẹ tôi rất nhiều vì cách mẹ sống, cách mẹ dạy dỗ con cái và cách mẹ đối nhân xử thế.

Trước đây, tôi khá bướng bỉnh và cá tính. Tôi luôn cho rằng những suy nghĩ và hành động của mình là đúng đắn. Điều này khiến mẹ tôi đã nhiều lần phiền lòng. Tuy nhiên mẹ không mắng hay nghiêm khắc trừng trị tôi. Vì mẹ vốn là người vui vẻ, tràn đầy năng lượng nên rất ít khi tôi thấy mẹ phiền não hoặc cũng có thể mẹ giấu điều đó đi và dành tặng cho chị em tôi những sự ngọt ngào. Nhưng tôi càng lớn càng bướng bỉnh. Mỗi lúc tôi có hành động không đúng đắn tôi lại thấy mặt mẹ tôi trùng xuống, niềm vui tan biến trên khuôn mặt ấy thay vào đó là nét trầm tư khác đến lạ lùng. Vì tôi là người hay để ý đến cảm xúc của người khác, nhất là với người vui vẻ mà tôi yêu thương nhất này. Mỗi lần nhìn nỗi buồn thoáng trên mặt mẹ, tôi lại tự suy ngẫm về những lời nói, hành động của mình. Đợi đến khi niềm vui trở lại trên khuôn mặt ấy, tôi lại sà vào lòng mẹ và hỏi: “Con hành động như thế là sai đúng không mẹ? Con sợ làm mẹ buồn.” Những lúc như thế, mẹ thường xoa đầu tôi và nói: “Con biết sai là tốt con ạ. Mẹ biết con mẹ không phải là người như thế, mẹ tin con có thể điều chỉnh hành vi của mình đúng đắn.” Chính cái cách ân cần, nhỏ nhẹ này của mẹ, giờ đây tôi đã khôn lớn hơn rất nhiều. Tôi biết cư xử hơn và tôi biết mẹ luôn tự hào về tôi.

Đã có những khoảng thời gian mẹ con sống xa nhau vì bố mẹ đi làm xa và tôi sống cùng ông bà. Với một đứa trẻ như tôi hồi đó, tôi chỉ buồn và nhớ mẹ nhưng cũng tan nhanh vì sự hồn nhiên và ham chơi của mình. Tuy nhiên tôi biết mẹ luôn canh cánh trong lòng vì những ngày tôi con bé xíu mà không được mẹ chăm sóc. Tôi luôn cố gắng sống tốt hơn để mẹ yên tâm. Mẹ thương con gái hơn ai hết, mẹ luôn sợ tôi buồn hay vất vả. Cứ nghĩ đến việc sau này tôi ra đời, rời xa vòng tay mẹ, mẹ lại không nỡ đành vì đâu ai muốn thấy con mình chịu khổ.

Tôi luôn tự hào mình có một người mẹ thật tuyệt vời như thế. Cuộc sống tuy còn nhiều biến cố khó lường nhưng tôi luôn mong mẹ trẻ khỏe và sống tốt như bây giờ. Mẹ mãi là bức tượng đài vững chãi trong lòng tôi, soi sáng cho tôi trên con đường của mình. Chính tình yêu thương to lớn của mẹ là động lực để tôi vươn lên sống tốt và cố gắng để sau này có thể đền đáp công ơn đó. Cho dù sau này có thay đổi thế nào đi chăng nữa thì mẹ vẫn sống mãi trong lòng tôi.

Bài mẫu số 2

Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của cha. Họ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của cha mẹ trong lòng.

Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết được sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”. Tình cảm của mẹ dành cho con từ khi mang thai cho đến khi sinh con ra trên cuộc đời và nuôi dạy con nên người. Con nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé con bướng bỉnh và nghịch ngợm lắm nên nuôi con mẹ rất vất vả. Cha thì đi làm xa nhà, có những đêm vì trông con mà mẹ không được ngủ, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc con bị ốm mẹ lo lắng đưa con đi hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh cho con. Từ khi có con, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa con đi cùng, ra chợ hoặc mẹ đi có việc. Các bác hàng xóm ai cũng khen con ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường kể chuyện cổ tích cho con nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của con mẹ ạ! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa con vào giấc ngủ ngon. Cảm ơn những nhân vật mẹ kể đã cho con thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn con.

Khi còn lớn lên, mẹ sẽ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho con nhiều thứ để con trưởng thành hơn và hoàn thiện mình hơn. Mẹ dạy con đọc thật rõ ràng, viết sao cho thật thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy con sắp xếp sách vở, quần áo gọn gàng ngăn nắp để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp, mẹ thường bảo con vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.

Mỗi khi con yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, còn thường tìm đến mẹ để chia sẻ. Những lúc đó, mẹ thường chỉ nghe con nói và khẽ gật đầu. Nhưng ngày hôm sau, mẹ sẽ phân tích lại cho con những vấn đề đó để con biết mình nên làm thế nào. Mẹ nói “mẹ biết hôm qua con rất buồn và con muốn chia sẻ với mẹ. Mẹ sẵn sàng nghe con nói để hiểu được những suy nghĩ của con”, nhưng hôm nay khi tâm trạng con trở nên tốt hơn mẹ sẽ giúp con giải quyết những vấn đề khó khăn đó. Những ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.

Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.

=> Xem thêm Top bài văn mẫu hay nhất nêu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích

Cảm nghĩ về ba

Bài mẫu số 1

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.

Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.

Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.

Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường xóc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hi sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.

Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng…

Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.

Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.

Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.

Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.

Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.

Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và lỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỉ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.

Bài mẫu số 2

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.

Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.

Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.

Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngả bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dày của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38 – 48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng bảy, tháng tám, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.

Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng…

Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong TS của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.

Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.

Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.

Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.

Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.

Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.

Cảm nghĩ về bà nội

Bài mẫu số 1

Mỗi lần trời trở rét là nội của tôi lại đau. Như những lần còn ở dưới quê, lần này cũng thế, tôi ngồi cạnh vừa kể chuyện vừa bóp chân cho nội. Thỉnh thoảng, nội mở mắt nhìn tôi cười rất hiền từ.

Năm tuổi, từ thành thị tôi về quê sống với nội theo yêu cầu của bố. Bố tôi nói, nội ở quê một mình buồn lắm, không ai trò chuyện lúc rảnh rỗi, cũng tội. Thế là tôi chuyển hẳn về sống ở quê. Căn nhà nhỏ tự dưng có hai bà cháu. Những lúc đi chợ xa, nội gửi tôi sang bên nhà hàng xóm. Tuy là con gái nhưng tính tôi thì nghịch hệt con trai nên mỗi khi tôi tung tăng, chạy nhảy cùng với lũ bạn trong làng về là nội lại phải lôi ngay tôi đi tắm. Tôi ghét tắm thế nên mỗi lần như vậy chẳng khác nào tôi đang hành nội. Những lúc rảnh rang, nội lại kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích. Chuyện cô Tấm hiền lành, Thạch Sanh dũng cảm, chuyện thằng Lý Thông ở ác… Sau mỗi lần như thế, nội lại khuyên tôi: sau này lớn lên cháu phải chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng. Có vậy, cháu mới được nhiều người yêu mến.

Những ngày tháng ở quê, nội thường nhờ một anh hàng xóm sang dạy chữ cho tôi. Buổi tối, tôi thường sợ ma, chốn không học bài đi ngủ sớm. Nội kiên nhẫn thắp đèn thức cùng tôi. Nội nói: rèn nét chữ cũng là rèn nết người cháu ạ! Thế là tôi lại cặm cụi ngồi tập viết. Nhưng chính vì thế mà giờ đây tôi phải cảm ơn bà bởi nếu không có những hôm như vậy thì chữ tôi chắc bây giờ xấu lắm. Và quan trọng hơn là nhân cách tôi sẽ ra sao?

Năm ấy, mẹ tôi sinh thêm em bé. Khi em cứng cáp, bố về quê nội. Bố ở lại thăm bà mấy bữa, sửa lại hàng rào, lợp lại ngói cho bà. Tới ngày chuẩn bị lên thành phố, bố bảo tôi lên trên ấy mấy bữa để giúp mẹ tôi chăm sóc em khi bố đi công tác. Tôi không muốn rời xa nội, nhưng nội cứ dỗ dành tôi lên trên ấy với mẹ ít ngày rồi trở lại. Thế là tôi lại về thành phố. Lúc bố đi công tác vừa xong cũng là lúc tôi đến tuổi phải bước chân đến lớp. Ở quê nội trường học rất xa, nội lại già và yếu nên bố quyết định tôi không về quê nữa. Tôi sẽ ở lại và học ở đây. Tôi đành chấp nhận. Tôi yêu nội lắm, hình ảnh nội luôn hiện lên trong tâm trí của tôi – một người bà hiền từ, nhân hậu. Suốt những năm xa nội tôi luôn tự hỏi: không biết nội có thay đổi nhiều không? Tôi muốn đặt cho nội hàng loạt câu hỏi để nói lên niềm khao khát được về thăm nội của tôi.

Tôi học ở thành phố đến năm lớp bảy thì bố đón hẳn nội ra sống với nhà tôi. Ngày đón nội, tôi theo bố mãi ra ga. Tôi vui mừng lắm. Tôi cứ mơ màng hình dung về nội. Nhưng khi nội bước ra khỏi toa tàu, tôi không thể cầm được hai dòng nước mắt. Nội đã già hơn rất nhiều so với sự tưởng tượng của tôi. Lưng nội đã còng rạp xuống, da mặt nhăn nheo, duy chỉ có ánh mắt và nụ cười của nội là không thay đổi. Nó vẫn gợi sự hiền từ và nhân hậu như xưa.

Những ngày sau đó, tôi không giấu nổi sự vui mừng vì được sống trong vòng tay thương yêu của nội. Nhưng nội thì có vẻ khó khăn để làm quen với cuộc sống mà tôi biết là nội không hoàn toàn mong muốn. Bố cũng như tôi rất hiểu điều này nên thường xuyên an ủi nội. Lâu dần, nội đã quen và sống vui hơn.

Giờ đây, tôi thực sự vô cùng hạnh phúc vì không phải xa nội nữa. Nội ơi! Giờ con đã lớn, con đã học Trung học phổ thông. Con đã dần hiểu được những lời dạy của nội khi xưa về việc rèn giũa nết người. Con sẽ làm cho nội vui trong suốt quãng đời từ đây của nội. Mong sao những việc làm của con sẽ làm vơi đi những nhọc nhằn của nội khi xưa.

Bài mẫu số 2

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Một mái nhà hạnh phúc luôn là mong muốn của nhiều người, và thật sung sướng biết bao khi tôi đang lớn lên trong tình yêu thương của người thân. Tôi yêu tất cả mọi thành viên trong gia đình, nhưng yêu nhất là người bà đã khuất của tôi – đó là người đã luôn yêu thương và quan tâm tôi từ ngày còn bé.
Bà hiện lên trong kí ức tôi với gương mặt hiền từ và đôi mắt sâu lõm bên dưới vầng trán cao đã có nếp nhăn hằn lên trên mặt, lộ rõ sự khắc khổ qua năm tháng. Mái tóc bạc trắng được bà búi lên trông thật gọn gàng. Bà tôi rất hay cười. Nụ cười của bà làm sáng lên vẻ phúc hậu và nét đẹp lão cho khuôn mặt dù tuổi đã ngoài tám mươi. Làn da nhăn nheo với những đốm đồi mồi vì tuổi tác. Tay chân bà không còn khỏe như trước nữa. Ôi! Sao mà thấy thương bà thế!
Tôi vẫn nhớ như in cái ngày còn nhỏ, cùng bà đi trên con đường làng vắng vẻ. Ánh nắng ban mai ôm ấp lấy hai bà cháu, bóng tre xanh bên đường như đang mở lối, còn những chú chim thì ngân nga đâu đó khúc hát chào ông mặt trời. Tôi vui vẻ trong vòng tay yêu thương của bà, cùng bà cất những bước chân đến ngôi trường mẫu giáo ở cuối xóm. Thích lắm những khi được bà trao cho cái kẹo, cái bánh. Bà là vậy đấy! Luôn dành những thứ ngọt ngào nhất cho tôi! Và hạnh phúc nhất là vào những đêm trăng sáng! Bà hay dẫn tôi ra trước thềm nhà, đặt tôi tựa đầu trong vòng tay bà rồi kể tôi nghe những câu chuyện cổ tích dưới ánh trăng sáng mờ và bóng hàng dừa trước nhà.
Lời bà ấm áp, nhẹ nhàng đưa tôi vào giấc ngủ ngon nhất giữa cảnh trăng và tiếng gió thổi vi vu trên những tàu dừa cao chót vót giữa sự tĩnh lặng của mọi vật. Bàn tay bà nhẹ nhàng vuốt lên tóc tôi thật trìu mến. Tôi thấy sao mà ấm áp quá! Bà yêu tôi, luôn quan tâm tôi từ ngày còn bé như thế đấy. Bà chẳng khi nào giận dữ với tôi cả. Khi tôi vui hay làm điều gì tốt thì bà luôn cười và động viên tôi tiếp tục cố gắng. Còn khi tôi làm sai việc gì thì bà nhẹ nhàng nhắc nhở, rồi cũng cười với tôi- nụ cười của bà đầy khích lệ và niềm tin vào tôi.
Tôi nghĩ đến bà trong cuộc sống. Cứ mỗi lần vấp ngã hay thất vọng, tôi lại nhìn về nụ cười của bà trong ảnh là lại có thêm nghị lực để vươn lên và vượt qua tất cả. Ánh mắt bà nhìn tôi như ẩn chứa điều gì đấy làm cho tôi lại chợt nhớ đến những lời động viên, khích lệ của bà ngày trước để tiếp tục cố gắng và hình ảnh của bà luôn bên tôi như ngày còn bé. Tôi đã gặp bà trong mơ, bà nhìn tôi và vẫn nở nụ cười như ngày trước.
Mai này lớn lên, tôi vẫn sẽ không quên những kỉ niệm bên bà. Dù thời gian có trôi xa đến đâu, dù mọi vật có đổi thay như thế nào thì tôi vẫn yêu bà, tình cảm đó là vĩnh cửu và sẽ không mờ nhạt. Hình ảnh của bà và nụ cười mà bà dành cho tôi sẽ mãi trở thành động lực để tôi vươn lên trong những khó khăn vô vàng của cuộc sống, vẫn là hình ảnh mà tôi yêu nhất. Mong sao ở thế giới bên kia bà sẽ luôn vui vẻ dù không có tôi ở cạnh.
Bà bây giờ đã ở thế giới rất xa, đã không còn bên tôi như ngày trước nữa. Với tôi, bà như bà tiên trong truyện cổ tích. Bà đã đem đến cho tôi những điều kì diệu và những phút giây tuyệt vời trong suốt một thời tuổi thơ. Trong cuộc sống, có lẽ khi người mà ta yêu quý nhất ra đi thì người ta rất dễ gục ngã! Nhưng tôi thì không! Tôi tin rằng bà ở trên thiên đàng đang nhìn theo tôi, dõi theo bước tôi trên cuộc đời. Tôi sẽ luôn học thật giỏi để bà được vui lòng nơi phương xa.

Bài mẫu số 3

Trong gia đình em, bà nội là người mà em yêu thương rất nhiều. Từ nhỏ em đã được bà chăm sóc, dạy dỗ, được sống trong sự bao bọc của b, bà là người rất có ảnh hưởng đến em. Từ bà em đã học được rất nhiều điều tốt đẹp, bà cũng là người truyền cảm hứng cho em về những giá trị văn hóa cổ truyển của dân tộc.
Bà nội em năm nay đã gần 70 tuổi, tóc bà đã bạc trắng đầu, lưng bà còn hơi còng, làn da nhăn nheo và có nhiều chấm đồi mồi. Nhưng trông bà vẫn rất đẹp lão, nụ cười của bà rất hiền từ và nhân hậu, mọi người trong làng kể rằng, ngày xưa thời còn trẻ, bà đẹp nhất làng, lại còn hát chèo rất hay khiến bao nhiêu chàng trai si mê, trong đó có cả ông nội tôi. Tuy nhiên, bà chỉ dành tình cảm cho duy nhất một người, đó là ông nội tôi.
Ông nội đi kháng chiến và hy sinh một cách oanh liệt. Một mình gồng gánh mưu sinh, bà thức khuya dậy sớm tảo tần sớm khuya, sáng sớm bà dậy sớm làm đậu rồi mang ra chợ bán, trưa về lại tranh thủ ra đồng cày cấy, rồi buổi chiều lại lo cho lũ tằm, rảnh chút nào là lại ra đồng mò cua bắt ốc, chân tay không lúc nào thảnh thơi, bà vất vả như vậy cũng phải thôi, vì một người phụ nữa nhỏ bé như bà phải cố gắng bươn trải với cuộc đời để nuôi bốn người con đang tuổi ăn tuổi lớn.
Tuy vất vả là thế nhưng bà nhất quyết không để các con của mình thất học, tư tưởng của bà so với những người cùng thời là rất tiến bộ, bởi vậy bố và các bác, các cô tôi đều được ăn học đàng hoàng và có công ăn việc làm tử tế, tất cả là nhờ sự hy sinh vì con vì cháu của bà. Bà cũng đặc biệt thích nấu ăn, bà hay nấu rất nhiều món mà em thích cho em ăn, các món ăn bà nấu đều đảm bảo dinh dưỡng
Ngày còn thơ bé, do bố mẹ bận công tác, hầu hết thời gian tôi đều ở bên bà. Bà đã thay ba mẹ, chăm sóc chăm bẵm em từng li từng tí. Tối nào trước khi đi ngủ tôi cũng được bà kể cho nghe những câu chuyện cổ tích, sáng sớm bà vỗ về tôi, gọi tôi đi học, nấu những bữa sáng thơ ngon và giàu dinh dưỡng cho tôi ăn. Suốt những năm tôi học lớp 1, lớp 2 bà đều đón đưa tôi đi học, bất kẻ nắng mưa, mỗi bước chân tôi đến trường đều có bà bên cạnh. Mỗi lần em ốm, bà lại chăm sóc em từng miếng cháo, từng ngụm nước để mẹ em yên tâm đi làm. Bà ngồi bên giường, dỗ dành, đút cho em từng thìa cháo nhỏ. Suốt những năm tuổi thơ ấy, em đã bén hơi bà và cứ như thế lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà. Sau này, vì điều kiện gia đình phải chuyển chỗ ở để bố mẹ em tiện công tác, em không còn ở bên em thường xuyên như trước nữa, nhưng cứ thỉnh thoảng em lại đòi bố mẹ đón bà lên chơi với em một tuần, bà lại mang rất nhiều quà quê lên cho em và hàng xóm láng giềng.
Bà luôn dạy dỗ khuyên bảo tôi những điều hay lẽ phải, bà nói tôi phải sống thật tốt, phải luôn ghi nhớ: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”, luôn biết lắng nghe và chia sẻ cùng những người xung quanh. Em yêu thương bà rất nhiều, với em bà nội là người bà vĩ đại nhất, người mà em coi như báu vật của cuộc đời mình, ước muốn của em là bà luôn luôn được khỏe mạnh, sống thật lâu với em. Em lúc nào cũng nhớ và nghĩ về bà, em chỉ mong đến những ngày tết, ngày hè để được về thăm bà, chơi với bà.
Được nghe mọi người kể về bà, em thấy thêm hiểu bà của mình hơn. Hình ảnh người bà thân thương luôn luôn hy sinh vì chồng vì con luôn khiến em thấy xúc động và ấm lòng vô cùng. Em đã tự hứa với bản thân sẽ sống thật ngoan, học thật giỏi, đạt nhiều điểm tốt để bà vui lòng. Em thầm ước rằng bà luôn sống vui, sống khỏe để mãi mãi bên em. Em yêu bà em rất nhiều.

Cảm nghĩ về ông nội

Bài mẫu số 1

Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông ra đi, nhanh thật. Thời gian không thể xóa đi kỉ niệm về ông, về tình yêu ông dành cho cháu, những ngày tháng tươi đẹp khi mà cháu chưa mất ông nhưng nó cũng đã xóa đi phần nào nỗi đau, nỗi nhớ và lòng xót xa của cháu. Ôn đã ra đi thật nhẹ nhàng và thanh thản, tưởng như chỉ là một giấc mơ, nhưng nào có phải và nỗi đau lại quặn thắt trong lòng.

Nhưng thôi, khi nhắc về ông, không nên nói đến những nỗi buồn, bởi nhắc đến ông là nhắc đến một tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vượt lên trên khó khăn và thêm vào đó là một tài năng và những phẩm chất tuyệt vời.

Cuộc đời ông luôn gặp nhiều khó khăn, bất trắc, nhiều trở ngại to lớn nhưng không gì có thể ngăn cản ông vượt lên. Lên bốn tuổi, cái tuổi mà con người ta mới bập bẹ nói, lững chững tập đi, ông đã không còn bố nữa. Vài năm sau, mẹ ông cũng ra đi và nằm lại nơi nào ông cũng không biết. Người ta nói:

“Mồ côi cha ăn cơm với cá
Mồ côi má lót lá mà nằm”

Thế mà chỉ mười năm đầu đời, ông đã không còn cả cha lẫn mẹ. Đau khổ là thế, nhưng đến năm 20 tuổi ông vẫn là một trong những học sinh xuất sắc của thành phố Huế. Hoạt động cách mạng, bị giặc bắt, tra tấn dã man, hành hạ đánh đập tàn bạo để đến mấy chục năm sau ông vẫn chịu di chứng: đó là căn bệnh suyễn. Và chắc chắn rằng nếu ông có những trận đòn ác liệt ấy thì đến hôm nay, lúc cháu đang viết những dòng này, có thể ông vẫn ngồi bên và mỉm cười với cháu, một nụ cười chất phác, hiền hậu mà cháu đã mất… Giữ vững những phẩm chất của một Đảng viên Cách mạng, ông được ra tù, thế nhưng không được đền đáp mà ông còn bị nghi ngờ, bị coi là lí lịch không rõ ràng. Bất công đến như thế nhưng ông vẫn sống, sống cho đời, làm việc cho đất nước và đã khẳng định được mình, ông làm nghề nhà giáo, trở thành Hiệu trường của trường Đại học sư phạm Huế và những học trò của ông hiện nay không thiếu những người thành đạt, trở thành hiệu trưởng của trường này, thứ trường kia. Ông không chỉ là tình yêu, là người ông mà còn là niềm tự hào lớn lao của cháu, còn nhứ khi cháu mới bốn, năm tuổi gặp bạn bè cháu khoe rằng: “Tao không biết ba tao làm nghề gì, nhưng ông tao là một nhà khoa học”. Đối với cháu lúc áy, ông là to lớn nhất, giỏi giang nhất, vì đại nhất, ông là “một nhà khoa học” cơ đấy. Rồi thì lớn lên, hiểu rõ về ông hơn, cháu lại càng tự hào hơn khi cháu học lớp bảy, lớp của cháu có sử dụng cuốn sách mà ông viết. Cháu vẫn không sao quên được niềm sung sướng khi chỉ tay vào cuốn sách và hỏi: “Chúng mày có biết cuốn sách này của ai viết không? Ông tao đấy, ông tao chính là người viết cuốn sách này”. Và nhìn những đứa bạn trố mắt, trầm trồ đọc ba chữ “Lê Đình Phi” cháu cảm thấy lòng mình lâng lâng. Ôi thật tự hào và hạnh phúc biết bao! Nay, ông không còn nữa, những niềm tự hào ấy vẫn sẽ theo cháu suốt cuộc đời.

Nhưng có tự hào bao nhiêu cháu vẫn ước gì mình được như xưa, được có ông bên cạnh, chỉ bảo ân cần. Nhớ sao những ngày xưa ấy, ông dắt tay cháu đi bộ trên đài Nam giao, chỉ cho cháu xem những ông Phật đứng, Phật nằm, kể cho cháu nghe những câu chuyện thật hấp dẫn. Hay chỉ cách đây vài năm, ông vẫn ngồi trên ghế nhựa, phe phẩy chiếc quạt, hỏi han, trò chuyện cùng cháu, cười với cháu và đố cháu những bài toán nho nhỏ. Ở nơi ông cháu luôn tìm thấy chốn yên bình nhất, thanh thản nhất. Ba mẹ có đôi khi giận dữ la mắng, đánh đập khi cháu hư. Những lúc ấy, cháu lại chạy đến với ông, lại ngồi cạnh ông, cười với ông, gần ông cháu lại thấy quên đi tất cả nỗi buồn.

Nhưng nay! Cháu đã mất ông rồi! Hụt hẫng làm sao, đau đớn làm sao! Cháu không còn chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Lấy ai an ủi cháu và để cháu tâm sự? Buồn quá! Biết làm sao đây.

Ông ơi! Ở trên ấy ông có nghe những lời cháu không ông? Chắc chắn ông sẽ nghe được rằng cháu thật lòng yêu ông! Yêu ông nhiều lắm!

Bài mẫu số 2

“Đời mình là một khúc quân hành…Đời mình là bài ca chiến sĩ…” – Đài phát thanh của thôn đang vang lên khúc ca của người lính năm xưa. Tôi nằm trên giường mà bỗng nhiên cảm thấy lòng bâng khuâng đến lạ. Có lẽ bài hát hào hùng kia đã làm tôi nhớ đến ông nội – người mà tôi yêu quý nhất, bởi lẽ ông rất thích ca khúc này và vẫn thường bật đài lên cho tôi nghe.

Có những người miêu tả ông giống như ông Bụt, có người lại nói ông giống một ông Tiên. Những tôi chẳng thấy thế, vì ông nội của tôi rất đỗi giản dị mà thân thương trong kí ức tôi. Ông không có bộ râu dài như ông Bụt, cũng chẳng có một bộ tóc trắng xóa như ông Tiên trong truyện cổ tích. Ông đặc biệt vì ông là ông nội của tôi thế thôi. Kí ức non nớt của tôi vẫn còn lưu giữ hình ảnh của ông khi ấy, một ông cụ đã già nhưng đẹp lão, mái tóc đã bạc nhiều nhưng vẫn còn sót lại vài sợi tóc đen. Mẹ tôi nói tóc ông lấm tấm hoa râm. Cho đến bây giờ, hình ảnh ông trong tôi đã nhạt phai ít nhiều, nhưng ánh mắt ông thì không đời nào tôi quên được. Đôi mắt ấy chẳng còn tinh anh như thời ông còn trẻ, mà đã thoáng có chút mờ đi vì tuổi đã xế chiều. Thế mà đôi mắt ấy lại luôn trao cho tôi ánh nhìn thật ấm áp. Đôi bàn tay ông, đôi bàn tay đã bế bồng tôi suốt những năm tháng còn thơ bé, đã nổi lên những đường gân xanh bóng, ngoằn ngoèo. Lưng ông đã còng xuống. Da ông đã nhăn nheo đi cả rồi. Ông thường chống cây gậy do đích thân tôi chọn mà đi thăm hỏi hết họ hàng làng xóm. Đến bây giờ, tôi vẫn tưởng nhưng có bóng hình ông đang chầm chậm chống từng bước gậy đi trên con đường làng quê tôi thuở nào.

Mọi người nói tôi được ông chiều nhất nhà. Mà đúng thế thật, khi tôi lớn, đã biết hiểu chuyện tôi mới hiểu ông thương tôi nhiều đến như thế. Ngày bé, ông chính là người thay bố mẹ chăm sóc cho tôi khi mẹ đi làm. Ngày nào tôi cũng quấn quýt bên ông. Ông sẵn sàng đứng ra bảo vệ tôi khỏi bất cứ ai, lúc nào ông cũng sợ tôi bị đau, bị đói, bị mệt. Thế mà hồi bé tôi đã từng cho rằng những quan tâm hỏi han ấy của ông là phiền phức. Con bé tôi ngày ấy đã giận ông thật nhiều, đã cứng đầu rất nhiều khiến ông phải buồn. Ngày bé lúc nào tôi cũng được chăm sóc và trông nom bởi ông tôi. Nhưng tôi chẳng bao giờ nghĩ đến một điều, là sẽ đến lúc ông phải rời xa tôi mãi mãi…

Ông bị tai biến nằm liệt một chỗ. Ông không thể nói cũng chẳng thể cử động được người. Tôi khóc, nhưng cũng chẳng biết làm gì hơn. Ông ở nhà bác tôi chữa bệnh, còn tôi, một cô nhóc, lại trở về với công việc hằng ngày. Mỗi lần lên thăm ông, ông khều khều tay tôi như muốn nắm lấy. Lúc nào tôi lên ông cũng khóc. Tôi thương ông lắm, tôi rất nhớ ông và tôi biết ông cũng muốn nhanh chóng khỏi bệnh để còn về quê chơi với tôi nữa. Nhưng mấy năm sau, ông mất…

Tôi đã khóc rất nhiều. Ông mất khi mà tôi chưa hề đền đáp công ơn cho ông một lần. Ông mất khi mà tôi mới chỉ là một cô học sinh lớp 5. Ông mất khi tôi mới bắt đầu lớn, khi mới biết hiểu những gì ông đã hi sinh cho tôi. Người ông đáng kính của tôi đã rời xa tôi thật rồi. Ông bỏ lại tôi, bỏ lại những gì ông đã cho tôi, ông bỏ tôi để đến một vùng đất xa, rất xa nào đó mà tôi không thể biết. Ông ra đi rồi, con biết phải làm sao?

6 năm đã qua đi. Giờ đây tôi đã trở thành một cô học sinh của trường cấp 3, đã trở thành một người thiếu nữ. Nỗi đau mất ông dần dần đã dịu đi trong lòng tôi. Và tôi nhớ ông thật nhiều, nhớ tất cả những cử chỉ, hành động, nhớ cả những việc ông đã làm cho tôi. Tôi nhớ ông da diết, ông ơi, nếu ông còn sống, nhất định con sẽ ngoan ngoãn hơn với ông, nhất định con sẽ nghe lời ông và không cau có như ngày xưa nữa. Nhưng ông đã đi xa rồi, và tất cả những gì mà đến nay tôi đã hiểu, cũng chỉ để dành cho một mình tôi mà thôi.

Tiếng đài vừa dứt. Bài hát ca lên khúc ca ngày xưa của ông khiến lòng tôi chợt bật lên tiếng nức nở. Ông là người bạn tuổi thơ của tôi, cũng là người đã nâng đỡ tâm hồn tôi trong suốt những năm tháng ấu thơ. Ông ơi, ông hãy yên nghỉ, con hứa sẽ cố gắng hết sức để có một tương lai rộng mở, không phụ công mong mỏi của ông ngày nào. 

Bài mẫu số 3

Trong nhà ai cũng thương yêu tôi nhưng ông là người thương yêu tôi nhất. Tôi rất quý ông. Dù giờ đây ông không còn trên cõi đời này nữa. Bây giờ tôi đã lớn khôn nhưng tôi mong mình được bé lại để ông ôm ấp, vỗ về, được nghe các câu chuyện cổ tích mà tin vào đó. Tôi ước mình có phép tiên giống như các nhân vật cổ tích để hoá phép cho ông trở lại cõi đời. Tôi còn nhớ …
Ông tôi là một bộ đội đã về hưu, ông cũng đã bước qua tuổi bảy mươi rồi. Dáng ông cao, gầy, lưng hơi còng. Gương mặt ông hiền từ, trên da mặt nổi nhiều đồi mồi. Tuy đã già nhưng mắt ông vẫn còn tinh lắm. Hồi đó tôi rất thích được ông cõng trên lưng để ông làm ngữa cho tôi cỡi. Tôi để ý thấy trên vai ông có một cục u nhỏ. Tôi đã hỏi ông về cục u đó, ông bảo khi còn trẻ ông hay làm việc nặng, gánh nhiều đồ, cho nên dần dần cục u đó nổi lên, nó đạ theo ông suốt từ thời trai trẻ tới bây giờ. Tôi không hề thấy sợ nó mà còn lấy tay xoa xoa chỗ khối u. Nhưng tôi đâu ngờ nó lại chính là nguyên nhân khiến tôi phải xa ông.

Có lẽ trong nhà, tôi là người gần gũi với ông nhất, lúc nào tôi cũng bám theo ông như cái đuôi bóng, nghe ông kể chuyện cổ tích. Tôi rất thích theo ông ra vườn. Cái vườn do ông dựng lên, ông trồng biết bao là cây, nào là cây ăn quả, cây hoa, cây kieng,…^? Ông rất hay bắt sâu và tỉa cành cho cây. Ông còn dạy tôi cách chăm sóc nữa cơ. Điều làm tôi thích nhất ở khu vườn là những quả chín. Mỗi lần tới mùa quả chín ông lại khều cho tôi ăn. Tôi rất sung sướng khi nhận chùm quả từ tay ông. Cái vị ngọt cùa quả cũng giống như tình yêu thương mà ông dành cho tôi.

Rồi tôi lên lớp một, ba mẹ tôi chuyển nhà vào thành phố làm ăn, để tôi ở lại với ông bà. Lúc đầu tôi rất nhớ ba mẹ và rất hay khóc. Ông đã rất khổ vì tôi, vì những lúc nhớ mẹ mà tôi không ăn uống, không đi học mà chỉ ngồi một chỗ mà khóc. Bà tôi cũng thương tôi nhưng vốn nóng tính bà đạ mắng tôi. Ông tôi tuy hiền lành nhưng vẫn nói lại bà, ông bênh tôi. Ông nói tôi còn nhỏ, cần được bảo ban từ từ. Thế rồi ông o6nm tôi vào lòng, vỗ về an ủi tôi. Từ đó tôi đã không khóc nữa, chịu ngoan ngoãn vâng lời ông bà. Ông chăm sóc tôi từng li từng tí, đến trường đón tôi, có món gì ngon ông cũng cho tôi, nấu nước cho tôi tam,…(‘ Dường như tình yêu của ông đã làm tôi quên đi mẹ. Tuy cũng nhớ mẹ nhưng mỗi lần mẹ về thăm, tôi không còn quấn quýt với mẹ như trước nữa. Thế mà chỉ một buổi đi tham quan với trường mà tôi đã thấy nhớ ông, chỉ muốn quay về ngay.

Rồi năm tôi lên lớp sáu, ba mẹ tôi về ở gần nhà ông, tôi dọn về ở với ba mẹ. Vì bận học, bận làm và mải chơi quá nên ít qua thăm ông. Nhiều lúc ông nhơ ùtôi quá nên qua thăm tôi. Ông hỏi tôi sao không sang thăm ông. Tôi hứa với ông sẽ sang ông nhiều hơn. Nhưng tôi chưa kịp thực hiện lời hứa thì ông phải vào bệnh viện. Nghe bác sĩ nói ông bị ung thư, lí do là khối u trên lưng ông. Bác sĩ nói ông không thể chữa được nữa và ông chỉ còn sống được mấy tháng nữa thôi. Nghe vậy tôi thấy sợ vô cùng. Tôi đã từng nhĩ tới việc phải xa ông mãi mãi. Nhưng rồi chuyện ấy bây giờ lại đến với tôi. Tôi sắp phải xa ông. Tôi hối hận vì đã mải chơi mà không qua thăm ông. Từ đó mỗi lúc đi học về là tôi cứ quấn quýt bên ông.

Tôi cố gắng chăm sóc ông thật tốt. Thế rồi một bữa tôi đi học về thấy trong nàh đông người, tôi linh cảm có chuyện không hay. Bước vào thì nghe mẹ bảo ông sắp đi rồi. Tôi oà lên khóc và nhào tới nên giường ông. Ông nở một nụ cười mãn nguyện bảo tôi hãy cố gắng học hành, vâng lời cha mẹ. Tôi vâng dạ theo ông. Ông nhìn con cháu lần cuối rồi thanh thản ra đi. Trong đám tang ông tôi đã khóc rất nhiều. Và sau đó tôi không thể nào chấp nhận được sự thật này. Hình ảnh ông vẫn còn trong tim tôi.
Bây giờ tôi đã lớn khôn, đạ trưởng thành rồi. Ông tôi vẫn luôn ở trong lòng tôi, Mỗi lần về lại khu vườn tôi vẫn thấy hình bóng ông vẫn còn ở đó. Giờ đây tôi bắt đầu suy nghĩ về điều mà tôi hứa với ông năm ấy. Sẽ cố gắng học giỏi và vâng lời cha mẽ như lời ông đã dặn.

Trên đây là toàn bộ bài viết của HocThatGioi về Top những bài cảm nghĩ về người thân hay nhất – Ngữ văn 10. Nếu thấy bài viết bổ ích, hãy chia sẽ bài viết này cho bạn bè để cùng nhau học thật giỏi nhé! Chúc các bạn học tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 10 – Ngữ Văn – Viết bài tập làm văn số 1
Back to top button
Close