Giải SGK Vật Lí 10 - Kết Nối Tri Thức

Giải SGK bài 17 Trọng lực và lực căng Vật lí 10 Kết nối tri thức

Trong bài viết này HocThatGioi sẽ cùng bạn đi tìm đáp án và phương pháp tốt nhất giải quyết toàn bộ các câu hỏi và bài tập trong bài Trọng lực và lực căng. Các bài tập sau đây thuộc bài 17 chương 3 ở các trang 69, 70, 71 Vật lí 10 Kết nối tri thức. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.

Giải SGK mục 1 trang 69, 70 Vật lí 10 Kết nối tri thức

Cùng HocThatGioi tìm ra đáp án chính xác nhất cho các câu hỏi hoạt động ở Mục 1 của các trang 69, 70 trong bài Trọng lực và lực căng ở ngay bên dưới nhé!

Giải SGK hoạt động trang 69

Thảo luận tình huống đề cập trong hình $17.1$: Tại sao khi được buông ra, các vật quanh ta đều rơi xuống đất?
Giải SGK bài 17 Trọng lực và lực căng Vật lí 10 Kết nối tri thức 9
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ.
Lời giải chi tiết:
Khi được buông ra, các vật quanh ta đều rơi xuống đất vì chúng chịu tác dụng của lực hút Trái Đất.

Giải SGK câu hỏi trang 69

Lực kế trong Hình $17.2$ đang chỉ ở vạch $1 N$.
$a$) Tính trọng lượng và khối lượng của vật treo vào lực kế. Lấy $g = 9,8 (m/s^{2})$.
$b$) Biểu diễn các lực tác dụng lên vật (xem vật là chất điểm).
Giải SGK bài 17 Trọng lực và lực căng Vật lí 10 Kết nối tri thức 10
Phương pháp giải:
– Sử dụng công thức: $P=mg$
– Phân tích và biểu diễn các lực tác dụng lên vật.
Lời giải chi tiết:
$a$) – Lực kế đang chỉ $1N$ $\Rightarrow $ trọng lượng của vật treo vào lực kế là $1N$.
– Khối lượng của vật treo là:
$P=mg\Rightarrow m = \frac{P}{g}=\frac{1}{9,8} = 0,1 (kg)$
$b$) Có $2$ lực tác dụng lên vật đó là: Trọng lực $\overrightarrow{P}$ và lực đàn hồi $\overrightarrow{F_{dh}}$ của lò xo. Hai lực này cân bằng nhau.
Giải SGK bài 17 Trọng lực và lực căng Vật lí 10 Kết nối tri thức 11

Giải SGK hoạt động 1 trang 70

Xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng
– Chuẩn bị: một số tấm bìa các-tông phẳng, mỏng; dây treo; thước thẳng; bút chì; kéo.
– Tiến hành:
Thí nghiệm $1$: Hãy xác định trọng tâm của tấm bìa các-tông vật ở Hình $17.3$ và giải thích rõ cách làm của em.
Thí nghiệm $2$: Cắt một số tấm bìa các-tông thành hình tròn, hình vuông, hình tam giác đều. Hãy tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng kết luận sau:
“Trọng tâm của các vật phẳng, mỏng và có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xứng của vật”.
Giải SGK bài 17 Trọng lực và lực căng Vật lí 10 Kết nối tri thức 12
Lời giải chi tiết:
– Thí nghiệm $1$:
Để xác định được trọng tâm của tấm bìa Hình $17.3$ ta có thể làm như sau:
+ Đục $1$ lỗ nhỏ ở $1$ cạnh của tấm bìa, sau đó dùng dây treo buộc vào lỗ và treo thẳng đứng tấm bìa lên. Đến khi tấm bài ở trạng thái cân bằng, dùng thước thẳng và bút chì kẻ $1$ đường thẳng dọc theo phương của dây treo.
+ Làm tương tự như vậy với một điểm treo khác trên tấm bìa.
+ Xác định giao điểm của $2$ đường thẳng. Đó chính là trọng tâm của tấm bìa.
– Thí nghiệm $2$: Học sinh tự tiến hành thí nghiệm.

Giải SGK câu hỏi trang 70

Đo trọng lượng của một vật ở một địa điểm trên Trái Đất có gia tốc rơi tự do là $9,80 (m/s^{2})$, ta được $P = 9,80 N$. Nếu đem vật này tới một địa điểm khác có gia tốc rơi tự do $9,78 (m/s^{2})$ thì khối lượng và trọng lượng của nó đo được là bao nhiêu?
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức: $P = m.g$
Lời giải chi tiết:
Khối lượng của vật là:
$m = \frac{P}{g} = \frac{9,80}{9,80} = 1(kg)$
Trọng lượng của vật khi ở nơi có gia tốc $9,78 (m/s^{2})$ là:
$P=mg=1.9,78=9,78N$.

Giải SGK mục 2 trang 70, 71 Vật lí 10 Kết nối tri thức

Bài viết giải SGK Bài 17 Trọng lực và lực căng  đang dần đi đến giai đoạn quan trọng nhất. Hãy cùng HocThatGioi tìm ra đáp án chính xác nhất cho các hoạt động và các câu hỏi, ở các trang 70, 71 ở ngay bên dưới nhé!

Giải SGK hoạt động 2 trang 70

$1$. Dựa vào Hình $17.4$, hãy thảo luận và phân tích để làm sáng tỏ các ý sau đây:
– Những vật nào chịu lực căng của dây?
– Lực căng có phương, chiều thế nào?
Từ đó, nêu những đặc điểm (về phương, chiều, điểm đặt) của lực căng.
Giải SGK bài 17 Trọng lực và lực căng Vật lí 10 Kết nối tri thức 13
$2$. Hãy chỉ ra điểm đặt, phương, chiều của lực căng trong Hình $17.5a$ và $17.5b$.
Giải SGK bài 17 Trọng lực và lực căng Vật lí 10 Kết nối tri thức 14
Phương pháp giải:
$1$. Quan sát hình $17.4$ để trả lời.
$2$. Quan sát hình $17.5$ để trả lời.
Lời giải chi tiết:
$1$. – Các vật trong hình $17.4$ đều chịu tác dụng của lực căng của dây.
– Lực căng có cùng phương, ngược chiều với lực kéo.
Đặc điểm của lực căng:
+ Điểm đặt: Tại vật
+ Phương: Trùng với phương của sợi dây
+ Chiều: Ngược với chiều của lực do vật kéo dãn dây
$2$. Xác định điểm đặt, phương, chiều của lực căng trong:
– Hình $a$:
+ Điểm đặt: tại $2$ đầu sợi dây
+ Phương: trùng với phương của sợi dây
+ Chiều: ngược với chiều của lực do người kéo dãn dây
– Hình $b$:
+ Điểm đặt: tại vật
+ Phương: trùng với phương của sợi dây
+ Chiều: ngược với chiều của lực do người kéo dãn dây

Giải SGK câu hỏi trang 71

$1$. Một bóng đèn có khối lượng $500 g$ được treo thẳng đứng vào trần nhà bằng một sợi dây và đang ở trạng thái cân bằng.
$a$) Biểu diễn các lực tác dụng lên bóng đèn.
$b$) Tính độ lớn của lực căng.
$c$) Nếu dây treo chỉ chịu được một lực căng giới hạn $5,5 N$ thì nó có bị đứt không?
$2$. Một con khỉ biểu diễn xiếc treo mình cân bằng trên một sợi dây bằng một tay như hình $17.7$. Hãy cho biết trong hai lực căng xuất hiện trên dây ($\overrightarrow{T_{1}}$ và $\overrightarrow{T_{2}}$), lực nào có cường độ lớn hơn? Tại sao?
Phương pháp giải:
– Phân tích lực
– Sử dụng công thức: $P = m.g$
Lời giải chi tiết:
a) Biểu diễn các lực tác dụng lên bóng đèn gồm: trọng lực $\overrightarrow{P}$ và lực căng $\overrightarrow{T}$ của sợi dây.
Giải SGK bài 17 Trọng lực và lực căng Vật lí 10 Kết nối tri thức 15
$b$) Do trọng lực $\overrightarrow{P}$ và lực căng $\overrightarrow{T}$ của sợi dây là hai lực cân bằng nên chúng có độ lớn bằng nhau.
Độ lớn của lực căng là:
$T=P=mg=0,5.10=5N$
$c$) Ta có: $T=5N<5,5N$ nên nếu dây treo chỉ chịu được một lực căng giới hạn $5,5 N$ thì nó không bị đứt.
Giải SGK bài 17 Trọng lực và lực căng Vật lí 10 Kết nối tri thức 16
$2$. Ta có:
$T_{1x} = T_{1}. cos 14^{\circ}$
$T_{2x} = T_{2}. cos 20^{\circ}$
Vì con khỉ treo cân bằng trên sợi dây nên $T_{1x} = T_{2x}$
$\Rightarrow T_{1}. cos 14^{\circ} = T_{2}. cos 20^{\circ}$
Do $cos 14^{\circ} T_{2}$

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi. Bài viết này đã giải quyết tất cả các bài tập, câu hỏi của bài 17 Trọng lực và lực căng chương 3 trang 69, 70, 71 Vật lí 10 Kết nối tri thức. Chúc các bạn học tốt và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Back to top button
Close