Giải SGK bài tập cuối chương VIII Toán 10 Kết nối tri thức Tập 2
Trong bài này, HocThatGioi sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi trắc nghiệm cũng như bài tập tự luận trong bài tập cuối chương VIII. Đây là Bài tập cuối chương VIII trang 76 sách Toán 10 Kết nối tri thức tập 2. Hi vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày bên dưới.
Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong SGK của bài tập cuối chương VIII
Sau khi đã học lý thuyết và giải các bài tập ở Chương Đại số tổng hợp. Cùng HocThatGioi giải chi tiết phần câu hỏi trắc nghiệm ở trang 76 trong bài tập cuối chương VIII ngay sau đây nhé!
Bài 8.17 trang 76
A. 16.
B. 24 .
C. 8.
D. 4.
Áp dụng công thức hoán vị.
Mỗi cách cắm 4 bông hoa vào 4 bình hoa khác nhau (mỗi bông hoa cắm vào một bình) là một hoán vị của 4 phần tử.
Số cách cắm hoa là: $4!= 24$
=> Chọn B
Bài 8.18 trang 76
A. 120
B. 60
C. 720
D. 2
Áp dụng công thức chỉnh hợp.
Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 lập được số số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau là: $A_5^3=60$
=> Chọn B.
Bài 8.19 trang 76
A. 3628800
B. 604800
C. 120
D. 720
Áp dụng công thức tổ hợp.
Số cách chọn 3 trong 10 bạn học sinh là: $C_{10}^3=120$
=> Chọn C.
Bài 8.20 trang 76
A. 36 .
B. 6 .
C. 5.
D. 4.
Các trường hợp để tổng số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bằng 8 qua hai lần gieo là: $(4,4)$, $(3,5)$, $(5,3)$, $(2,6)$, $(6,2)$.
=> Chọn C.
Bài 8.21 trang 76
A. 1620
B. 60
C. -60
D. -1620
Áp dụng công thức khai triển của $(a+b)^5=a^5+5 a^4 b+10 a^3 b^2+10 a^2 b^3+5 a b^4+b^5$
Ta có:
(3 x-4)^5=(3 x)^5+5(3 x)^4(-4)+10(3 x)^3(-4)^2+10(3 x)^2(-4)^3+5.3 x(-4)^4+(-4)^5
Hệ số của $x^4$ trong khai triển nhị thức $(3 x-4)^5$ là $5.3^4(-4)-1620$
=> Chọn D.
Trả lời câu hỏi tự luận trong SGK của bài tập cuối chương VIII
Phần tiếp theo sẽ cung cấp cho các bạn phương pháp cùng lời giải trong phần câu hỏi tự luận trang 76 cực kỳ dễ hiểu và chi tiết. Cùng HocThatGioi rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tế thông qua các phương pháp, công thức toán học từ Chương Đại số tổng hợp.
Bài 8.22 trang 76
b) Có bao nhiêu cách viết một dãy 5 chữ cái in hoa khác nhau từ bảng chữ cái tiếng Anh (gồm 26 chữ cái)?
a) Áp dụng quy tắc nhân.
b) Áp dụng công thức chỉnh hợp.
a) Số cách viết một dãy 5 chữ cái in hoa từ bảng chữ cái tiếng Anh (gồm 26 chữ cái) là: $26^5$
b) Số cách viết một dãy 5 chữ cái in hoa khác nhau từ bảng chữ cái tiếng Anh (gồm 26 chữ cái) là: $A_{26}^5$
Bài 8.23 trang 76
a) Có thể lập được bao nhiêu số có ba chữ số khác nhau?
b) Có thể lập được bao nhiêu số có ba chữ số khác nhau và chia hết cho 3?
Áp dụng công thức chỉnh hợp và quy tắc nhân.
a) Số có ba chữ số khác nhau có thể lập được là: $6.5.4=120$ (số)
b) Số chia hết cho 3 nên tổng 3 chữ số chia hết cho 3, có các cặp số là: $(1,2,3)$, $(1,2,6)$, $(2,3,4)$, $(3,4,5)$, $(4,5,6)$, $(1,5,6)$, $(1,3,5)$, $(2,4,6)$.
Số có ba chữ số khác nhau và chia hết cho 3 có thể lập được là:
$8. 3!= 48$ (số)
Bài 8.24 trang 76
Áp dụng quy tắc nhân.
Từ 1 tế bào, sau 1 lần nguyên phân, tế bào đó phân đôi thành 2 tế bào. Sau lần 2 lần nguyên phân, mỗi tế bào lại phân đôi thành 2 tế bào tiếp, nghĩa là có 4 tế bào được tạo ra.
Do đó, sau $k$ lần nguyên phân, số tế bào được tạo ra là $2^k$ (tế bào).
Công thức tính số NST trong tế bào được tạo ra là: $2 n .\left(2^k-1\right)$
Tổng số NST trong tế bào A là: $8.(2^5-1)=248$
Tổng số NST trong tế bào B là: $14.\left(2^4-1\right)=210$
Vì $248 \gt 210$
Vậy tổng số NST trong tế bào $A$ nhiều hơn tế bào $B$.
Bài 8.25 trang 76
a) Ba học sinh được chọn là bất kì.
b) Ba học sinh được chọn gồm 1 nam và 2 nữ.
c) Có ít nhất một nam trong ba học sinh được chọn.
Áp dụng công thức tổ hợp, chỉnh hợp và quy tắc nhân.
a) Số cách chọn ba học sinh bất kì là: $C_{40}^3=9880$
b) Số cách chọn ba học sinh gồm 1 nam và 2 nữ là: $C_{25}^1 . C_{15}^2=2625$
c) Số cách chọn 3 học sinh trong đó không có học sinh nam là: $C_{15}^3=455$
Số cách chọn 3 học sinh trong đó có ít nhất một học sinh nam là: $9880-455=9425$
Bài 8.26 trang 76
Áp dụng công thức khai triển của $(a+b)^5=a^5+5 a^4 b+10 a^3 b^2+10 a^2 b^3+5 a b^4+b^5$
Ta có:
$$(2 x+3)^5=32 x^5+240 x^4+720 x^3+1080 x^2+810 x+243$$
Hệ số của $x^3$ là 720
Hệ số của $x^4$ là 240 .
Vậy hệ số của $x^3$ lớn hơn hệ số của $x^4$.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK Bài tập cuối chương Đại số tổng hợp Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 ở các trang 76. Hi vọng các bạn sẽ có một buổi thú vị và học được nhiều điều bổ ích. Chúc các bạn học tốt!