Ngữ Văn 11

Phân tích hình ảnh Cái lò gạch cũ trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

Cái lò gạch cũ” là hình ảnh không thể thiếu được của Chí Phèo. Với tên gọi này giá trị hiện thực của tác phẩm rất sâu sắc khi đề cập tới sự nối tiếp của kiếp đọa đầy hết kiếp này qua kiếp khác của giai cấp thống trị đối với người nông dân, vì vẫn còn đó Chí Phèo con khi Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng ở cuối tác phẩm. Sau đây là bài mẫu phân tích hình ảnh Cái lò gạch cũ HocThatGioi muốn giới thiệu đến bạn đọc. Cùng tham khảo ngay nhé!

Phân tích hình ảnh Cái lò gạch cũ trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao 2
Phân tích Hình ảnh Cái lò gạch cũ trong tác phẩm Chí Phèo

Bài mẫu phân tích hình ảnh Cái lò gạch cũ

Nam Cao là nhà văn đã quá quen thuộc trong văn học Việt Nam, những tác phẩm của ông hướng đến những người nhân dân nghèo khổ trong xã hội cũ. Nam Cao, hơn ai hết, người đã thổi hồn vào tác phẩm, để mỗi khi đọc lại Chí Phèo, ta dường như lại nhìn thấy một anh chàng chứ không phải một kẻ lưu manh, ngật ngưỡng bước ra từ trang sách. Một mảnh đời khốn cùng, đáng thương hơn là đáng trách, đã để lại những dư ba không thể xóa nhòa trong lòng bạn đọc. Chính vì vậy với đoạn kết thúc truyện gợi mở, Nam Cao đã một lần nữa lặp lại, nhằm nhấn mạnh tới hình ảnh “cái lò gạch bỏ không” là một nỗi ám ảnh về nhân sinh của Nam Cao.

Tác giả đã dựng nên câu chuyện về “Chí Phèo” nhằm gián tiếp lên án xã hội cũ bất công, bạo ngược, đàn áp và bóc lột người nông dân. Mở đầu truyện, ta đã được nghe Nam Cao kể về Chí Phèo, với câu chuyện đầy đau thương và bất hạnh của Chí. Thì ra, Chí là một đứa trẻ mồ côi, được anh thả ống lươn nhặt được “trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không”. Chi tiết cái lò gạch đã xuất phát điểm từ đây, cuộc đời Chí không biết bố mẹ là ai? Sinh ra từ đâu? Quê hương gốc là nơi nào? Nhưng Chí lại bị bỏ lại nơi cái lò gạch cũ bỏ hoang và tăm tối này. Cuộc đời Chí rồi cũng chính là như vậy, biết đến ở nơi tối tăm hoang vắng, cuộc đời và số phận cũng tương tự như vậy, tưởng như là định mệnh.

Nhà văn Nam Cao đã mở ra hình ảnh “cái lò gạch cũ” bằng nghệ thuật đặc sắc. Đầu tiên, chúng ta có thể thấy hình ảnh “cái lò gạch cũ” xuất hiện trong ý nghĩ của Thị ở đây nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn: Một kiểu kết cấu tác phẩm đầu cuối tương ứng – kết cấu vòng tròn. Mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ cường hoà một lần nữa được nhấn mạnh tô đậm. Bá Kiến chết thì có lí Cường, Chí Phèo chết thì có một Chí Phèo con sẽ xuất hiện. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ cường hào khi âm ỉ, khi bùng lên dữ dội, song không thể giải quyết. Vấn đề những con người lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường lưu manh cùng quẫn quay lại chống trả với xã hội bằng chính sự lưu manh của mình là vấn đề thuộc về bản chất, là quy luật tất yếu khi xã hội thực dân phong kiến còn tồn tại. Biết đâu lại chẳng có một “Chí Phèo con” bước từ cái lò gạch cũ vào đời để “nối nghiệp cha”. Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hội tàn bạo vẫn không cho con người được sống hiền lành, tử tế, vẫn còn những người dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi. Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo chính là vạch ra được cái quy luật tàn bạo, bi thảm này trong cái xã hội tối tăm của nông thôn nước ta thời đó. Đây là một chi tiết rất độc đáo của tác phẩm và nó cũng thể hiện sức sống mạnh mẽ về thời gian của tác phẩm.

Nam Cao đã gây ám ảnh cho người đọc cả đến khi kết thúc tác phẩm “Chí Phèo” bằng hình ảnh “cái lò gạch cũ”. Cảm nhận được về cuộc đời cũ vẫn còn ít ỏi lắm, nhỏ bé lắm, hữu hạn lắm! Hình ảnh cái lò gạch cũ còn dự đoán được tương lai của đứa con trong bụng của Thị Nở. Qua đây cũng thấy được Thấy được phong cách nghệ thuật của Nam Cao, một giọng văn dửng dưng lạnh lùng nhưng đằm thắm yêu thương kết hợp với sự sáng tạo những hình ảnh độc đáo.

Tài liệu trên đây do HocThatGioi chọn lọc và tuyển chọn , là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích giúp học sinh có thể nắm vững kiến thức quan trọng của tác phẩm. Nếu thấy hay hãy chia sẻ cho bạn bè cũng tham khảo nhé!. Chúc các bạn học tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 11 – Ngữ Văn – Chí Phèo
Back to top button
Close