Vật lý 12

2 dạng bài tập về giao thoa sóng cơ hay gặp và có đáp án chi tiết

Xin chào các bạn, trong bài viết dưới đây HocThatGioi sẽ đem đến cho các bạn về Các dạng toán hay xuất hiện trong đề thi về chủ đề Giao thoa sóng cơ và kèm theo những bài tập áp dụng có lời giải chi tiết để các bạn cùng tham khảo. Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể cho các bạn về 2 dạng bài quan trọng của chủ đề giao thoa sóng cơ như sau: Xác định các đặc trưng của sóng và các điểm nằm trong miền giao thoa và xác định số điểm cực đại, cực tiểu trong giao thoa sóng. Hãy theo dõi hết bài viết để nắm vững hơn nhé!

1. Xác định các đặc trưng của sóng và các điểm nằm trong miền giao thoa.

Đối với dạng toán này thì các bạn phải cần nắm những kiến thức trọng tâm liên quan đến công thức về giao thoa sóng, hai nguồn cùng pha, ngược pha. Sau đây sẽ giúp các bạn rõ về những điều này thông qua phần phương pháp giải và có phần bài tập để các bạn cùng tham khảo.

1.1 Phương pháp giải

Dạng toán này được gần xem như mức độ vận dụng trong đề thi vì vậy các bạn phải hết sức chú ý và hiêu rõ về các loại công thức có trong phần giao thoa sóng cũng như những điều kiện liên quan đến dạng toán này.

Thông qua hiện tượng giao thoa sóng cho nên HocThatGioi xin giới đến các bạn các công thức quan trọng sau đây:

Điểm M
\Delta d= d_{2}-d_{1}
Hai nguồn cùng pha
\Delta \varphi =k2\pi
Hai nguồn ngược pha
\Delta \varphi =(2k+1)\pi
Biên độ tại MA_{M}=2a\left | cos\left ( \frac{\pi \Delta d}{\lambda } \right ) \right | A_{M}=2a\left | sin\left ( \frac{\pi \Delta d}{\lambda } \right ) \right |
Cực đại d_{2}- d_{1}=k\lambda d_{2}- d_{1}= (k + 0,5) \lambda
Cực tiểu d_{2}- d_{1}=(k+ 0,5)\lambda d_{2}- d_{1}=k\lambda
Công thức quan trọng của giao thóa sóng tại một điểm.
Lưu ý:
Điểm cực đại và điểm cực tiểu của hai nguồn cùng pha và ngược pha là trái ngược nhau nên các bạn cần chú ý tránh thế nhầm công thức nhé.

1.2 Bài tập áp dụng

Nếu các bạn đã xem qua phần phương pháp giải ở trên thì dưới đây là một số bài tập để các bạn áp dụng các công thức ở trên để học vững chắc hơn ở dạng toán này nhé. Khuyến khích nên làm trước khi xem đáp án nhé!

Câu 1: Trong thí nghiệm giao thóa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S_{1}S_{2} dao động với phương trình u_{1}=1,5cos\left ( 50\pi t -\frac{\pi }{6}\right ) cm và u_{2}=1,5cos\left ( 50\pi t +\frac{5\pi }{6}\right ) cm. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 1 m/s. Tại điểm trên mặt nước cách S_{1} một đoạn là 10 cm và cách S_{2} một đoạn là 17 cm sẽ có biên độ sóng tổng hợp bằng bao nhiêu ?
Câu 2: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình: u_{1}= u_{2}= 3cos \left ( 20\pi t \right ) cm. Vận tốc truyền sóng là 80 cm/s. Gọi I là trung điểm AB, điểm M nằm trên AB là điểm gần I nhất dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách MI là bao nhiêu ?
Câu 3: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp tại AB dao động cùng pha với tần số f= 15 Hz. Tại điểm M cách A và B lần lượt là những đoàn 18 cm và 21,2 cm sóng có biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của AB còn một dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu ?

2. Bài toán xác định số điểm cực đại, cực tiểu của giao thoa sóng.

Trước tiên để làm được bài toán này thì các bạn cần biết về các công thức tính số cực đại cực tiểu, cực đại trên một đoạn và cần luyện thêm các bài tập liên quan bên dưới.

2.1 Phương pháp giải

Đối với dạng toán này cũng sẽ có ba trường hợp đó là hai nguồn cùng pha và hai nguồn ngược pha và với độ lệch pha bất kì.

Sau đây là các công thức liên quan đến bài toán đếm số điểm cực đại và cực tiểu trong giao thoa.

Hai nguồn cùng pha:

  • Số điểm cực đại: \frac{-AB}{\lambda } < k < \frac{AB}{\lambda }
  • Số điểm cực tiểu: \frac{-AB}{\lambda } + 0,5 < k < \frac{AB}{\lambda }+ 0,5

Hai nguồn ngược pha:

  • Số điểm cực đại: \frac{-AB}{\lambda } + 0,5 < k < \frac{AB}{\lambda }+ 0,5
  • Số điểm cực tiểu: \frac{-AB}{\lambda } < k < \frac{AB}{\lambda }

2.2 Bài tập áp dụng

Để hiểu rõ hơn về dạng toán này thì mời các bạn tham khảo các bài tập bên dưới. Hãy tự làm trước khi xem đáp án nhé. Như vậy, các bạn mới tiến bộ được nha.

Câu 1: Hai nguồn A và B giống nhau dao động cùng pha, cách nhau 20 cm. Bước sóng là 2 cm. Tổng số cực đại, cực tiểu trên đoạn AB là bao nhiêu ?
Câu 2: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp A, B cách nhau 20 cm dao động cùng pha tạo ra hệ vân giao thoa với bước sóng bằng 3 cm. Số điểm cực đại và cực tiểu trên đoạn AB là bao nhiêu?
Câu 3: Ở bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp AB cách nhau 20 cm dao động với phương trình: u_{1}= 5cos(40\pi t )mm và u_{2}= 5cos(40\pi t +\pi ) mm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 80 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu là bao nhiêu ?

Như vậy, bài viết về 2 dạng bài tập hay gặp về giao thoa sóng của HocThatGioi đến đây xin được kết thúc. Qua bài viết, hi vọng sẽ đem đến cho các bạn nhiều kiến thức bổ ích. Đừng quên Like và Share giúp HocThatGioi ngày càng phát triển nhé. Cuối cùng, cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi hết bài viết và chúc các bạn học tốt nhé!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 - Vật Lý - Giao thoa sóng
Back to top button
Close