Dàn ý chi tiết phân tích ý nghĩa giấc ngủ của Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
” Phân tích ý nghĩa giấc ngủ của Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ” là dạng đề phổ biến thường gặp trong các đề kiểm tra, nhằm giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và đạt được kết quả cao trong học tập thì sau đây HocThatGioi sẽ hỗ trợ, tổng hợp cho các bạn cách lập dàn ý chi tiết phân tích giấc ngủ của Liên. Cùng tham khảo ngay nhé!
– Vị trí: Là chi tiết kết thúc truyện ngắn, khép lại câu chuyện về tâm hồn trong ngần của hai đứa trẻ nơi phố huyện nghèo, cũng khép lại mọi giấc mơ về ánh sáng và những ám ảnh về bóng tối ngập đầy.
“Nhưng Liên không nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối.”
– Giá trị chi tiết:
+ Giá trị nội dung: Là một câu chuyện có sự xuất hiện liên tục của ánh sáng và bóng tối, như một sự giành giật giữa những hạt ánh sáng le lói với cả một miền tối phủ đầy, và đương nhiên lợi thế thuộc về bóng tối, không quá lạ khi đến cuối cùng, câu chuyện lại trở về với bóng tối, về với sự yên tĩnh đến tẻ nhạt của phố huyện nghèo. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa những nỗ lực trông về ánh sáng của hai đứa trẻ không còn nữa, mà ngược lại, ở một khía cạnh nào đó, chúng lại càng được tô đậm sắc nét hơn.
Đây là một cái kết êm dịu, êm dịu như những gì cả câu chuyện đã mang lại qua ngòi bút đậm chất trữ tình của Thạch Lam. Dù chìm vào bóng tối như đêm trong phố, nhưng giấc ngủ của Liên nhẹ nhàng, không chút gò bó, như một lẽ đương nhiên rằng con người ta sẽ buộc phải chìm vào giấc ngủ sau một hành trình dài, và với Liên là một hành trình về tinh thần sâu sắc.
Bóng tối lại một lần nữa phủ đầy câu chuyện, những hạt ánh sáng le lói bé nhỏ cũng chẳng còn, nhưng thứ ánh sáng dịu nhẹ và không gì có thể dập tắt trong tâm hồn Liên thì vẫn còn ở đó. Đấy là thứ ánh sáng mà bản thân người đọc đã tự cảm nhận được qua từng cung bậc nhẹ nhàng của câu chuyện, cũng là thứ ánh sáng trẻ thơ mà Thạch Lam tỉ mẩn tìm kiếm và trân trọng ở đời. Nói cách khác, câu chuyện kết bởi bóng tối, nhưng bóng tối không chiến thắng, chỉ là Thạch Lam tin rằng bản thân câu chuyện đã gieo được vào lòng người đọc một thứ ánh sáng dìu dặt mà thôi. Thứ ánh sáng ấy không được thể hiện qua hình ảnh, nhưng rực rỡ một cách dịu dàng trong trái tim của mỗi người.
Liên “không nghĩ nhiều” và “ngập vào giấc ngủ yên tĩnh”, không có nghĩa tất cả những ước mơ trước đó của Liên không còn. Một đứa trẻ thường ấm ức rất nhiều khi không có được thứ nó muốn, nhưng cũng một đứa trẻ, sẽ biết quen dần và không đòi hỏi với một ước mơ luôn thường trực. Ước mơ của Liên là một “ước mơ thường trực” như thế. Nên nhớ, đây chỉ là một ngày trong chuỗi ngày của Liên nơi phố huyện. Ngày hôm sau khi chiều buông xuống, Liên sẽ lại tiếp tục cẩn trọng tìm kiếm từng hạt ánh sáng khi bóng tối đang phủ đầy. Liên ước mơ mà không rõ mình đang ước mơ, Liên nghĩ về ánh sáng và trân trọng ánh sáng như một thói quen lặp đi lặp lại từng ngày, đến mức không còn gì phải trăn trở quá nhiều về nó. Chị em Liên ngày nào cũng chờ đoàn tàu, nhưng chưa một lần có ý nghĩ bước chân lên đoàn tàu ấy để trở về miền ánh sáng rực rỡ năm nào. Đó đơn giản là những mong mỏi tha thiết trong tiềm thức của những đứa trẻ, nên chúng không bận tâm về nó.
+ Giá trị nghệ thuật:
- Thể hiện ngòi bút nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình và đẫm chất thơ của Thạch Lam.
- Là một sự giăng mắc ám ảnh trong một câu chuyện không có cốt truyện
- Thể hiện sự trân trọng của Thạch Lam đối với những tâm hồn trẻ thơ nơi phố huyện nghèo
Tài liệu trên đây do HocThatGioi chọn lọc và tuyển chọn , là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích giúp học sinh có thể nắm vững kiến thức quan trọng của tác phẩm. Nếu thấy hay hãy chia sẻ cho bạn bè cũng tham khảo nhé!. Chúc các bạn học tốt!
Bài viết khác liên quan đến Lớp 11 – Ngữ Văn – Hai đứa trẻ
- 8 mẫu phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam hay nhất
- 6 bài văn mẫu phân tích tâm trạng nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ
- Top 5 mẫu phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Hai đứa trẻ hay nhất
- Top 3 mẫu phân tích giá trị hiện thực của tác phẩm Hai đứa trẻ hay nhất
- Top 3 mẫu phân tích Cảnh đợi tàu trong tác phẩm Hai đứa trẻ hay nhất
- Dàn ý chi tiết phân tích Bức tranh phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam