Vật lý 12

Tần số, chu kì, cơ năng của con lắc lò xo và bài tập áp dụng

Trong bài này, HocThatGioi sẽ chia sẻ cho các bạn về Tần số, chu kì, cơ năng của con lắc lò xo và bài tập áp dụng, bài viết sẽ giúp chúng ta biết được cách tính tần số,chu kì cũng như cơ năng của con lắc lò xo và sẽ có những bài tập rèn luyện để giúp chúng ta thực hành và làm tốt dạng bài tập này nhé!

1. Tần số, chu kì của con lắc lò xo

Để tính được các đại lượng của con lắc lò xo, chúng ta cần phải nắm rõ và học thuộc các công thức tính tần số và chu kì của con lắc lò xo, dưới đây là các công thức để tính tần số góc, chu kì và tần số của con lắc lò xo:

1.1 Công thức tính tần số góc của con lắc lò xo

Sau đây là công thức dùng để tính tần số góc của con lắc lò xo:

Công thức tính tần số góc con lắc lò xo
\omega=\sqrt{\frac{K}{m} }=\sqrt{\frac{g}{\Delta l} }
Trong đó:
K là độ cứng của lò xo
m là khối lượng vật nhỏ gắn vào đầu lo xo
g là gia tốc trọng trường (g \approx 10 )
\Delta l là độ biến dạng của lò xo khi treo vật vào lò xo

Ví dụ minh hoạ:

Một con lắc lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng là K, lò xo treo thẳng đứng, bên dưới treo vật nặng có khối lượng m. Ta thấy ở vị trí cân bằng lò xo giãn ra một đoạn 5cm. Kích thích cho vật dao động điều hòa. Xác định tần số góc của con lắc lò xo. Cho g=10N/m^2
    Vì khi treo vật thì lò xo dãn 5cm so với vị trí ban đầu \to \Delta l=5cm=0,05m
    Tần số góc của con lắc lò xo là:
    \omega=\sqrt{\frac{g}{\Delta l} }=\sqrt{\frac{10}{0,05} }=10 \sqrt{2} rad/s

    1.2 Công thức tính chu kì của con lắc lò xo

    Sau đây là công thức dùng để tính chu kì của con lắc lò xo:

    Công thức tính chu kì con lắc lò xo
    T=\frac{2\pi}{\omega}=2\pi.\sqrt{\frac{m}{K}}=2\pi.\sqrt{ \frac{\Delta l}{g}}
    Trong đó:
    K là độ cứng của lò xo
    m là khối lượng vật nhỏ gắn vào đầu lo xo
    g là gia tốc trọng trường(g \approx 10 )
    \Delta l là độ biến dạng của lò xo khi treo vật vào lò xo

    Ví dụ minh hoạ:

    Một con lắc lò xo nằm ngang có độ cứng k=100N/m được gắn vào vật nặng có khối lượng 0,1kg. Kích thích cho vật dao động điều hòa, xác định chu kỳ của con lắc lò xo? Cho \pi^2=10
      \pi^2=10\to\pi=\sqrt{10}
      Ta có chu kì của con lắc lò xo là:
      T=2\pi\sqrt{\frac{m}{K} }=2\sqrt{10} \sqrt{\frac{0,1}{100} }=0,2 s

      1.3 Công thức tính tần số của con lắc lò xo

      Sau đây là công thức dùng để tính tần số của con lắc lò xo:

      Công thức tính tần số con lắc lò xo
      f=\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{K}{m} }=\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{g}{\Delta l} }
      Trong đó:
      K là độ cứng của lò xo
      m là khối lượng vật nhỏ gắn vào đầu lo xo
      g là gia tốc trọng trường (g \approx 10 )
      \Delta l là độ biến dạng của lò xo khi treo vật vào lò xo
      Lưu ý: Trong các công thức này thì chúng ta phải chú ý đến đơn vị của các đại lượng
      Đơn vị của khối lượng vật nhỏ m phải là kg
      Đơn vị của độ biến dạng lò xo khi treo vật \Delta l phải là mét (m)

      1.4 Bài tập rèn luyện tính tần số, chu kì của con lắc lò xo

      Dưới đây là các bài tập về tính tần số, chu kì của con lắc lò xo giúp chúng ta làm tốt dạng nài tập này hơn:

      Câu 1: Một con lắc lò xo nằm ngang có độ cứng K=50N/m được gắn vào vật nặng có khối lượng m=500g. Kích thích cho vật dao động điều hòa, xác định tần số của con lắc lò xo?
        Câu 2: Một con lắc lò xo có độ cứng là K, Một đầu gắn cố định, một đầu gắn với vật nặng có khối lượng m. Kích thích cho vật dao động, nó dao động điều hòa với chu kỳ là T. Hỏi nếu tăng gấp đôi khối lượng của vật và giảm độ cứng đi 2 lần thì chu kỳ của con lắc lò xo sẽ thay đổi như thế nào?
          Câu 3: Một con lắc lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng là K, lò xo treo thẳng đứng, bên dưới treo vật nặng có khối lượng m. Ta thấy ở vị trí cân bằng lò xo giãn ra một đoạn 12cm . Kích thích cho vật dao động điều hòa. Xác định tần số góc của con lắc lò xo. Cho g=10N/m^2

            2. Cơ năng của con lắc lò xo

            Cơ năng con lắc lò xo (hay năng lượng con lắc lò xo) được tính bằng tổng của động năng (W_đ) và thế năng (W_t) của con lắc lò xo tại 1 thời điểm

            Cơ năng của con lắc lò xo cũng bằng động năng cực đại W_{đ-max} hoặc thế năng cực đại W_{t-max}

            2.1 Công thức tính động năng và thế năng của con lắc lò xo

            Dưới đây là công thức tính động năng của con lắc lò xo:

            Công thức tính động năng con lắc lò xo
            W_đ=\frac{1}{2}mv^2
            Trong đó:
            m là khối lượng vật treo vào lò xo
            v là vận tốc của vật

            Dưới đây là công thức tính thế năng của con lắc lò xo:

            Công thức tính thế năng con lắc lò xo
            W_t=\frac{1}{2}Kx^2
            Trong đó:
            K là độ cứng của lò xo
            x là li độ của vật

            Ví dụ minh hoạ:

            Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng K=100N/m, dao động điều hòa với biên độ A=0,1m. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi viên bi cách vị trí cân bằng 6cm thì động năng của con lắc bằng
              Ta có cơ năng của con lắc lò xo là:
              W=W_{đ-max}=\frac{1}{2}KA^2=\frac{1}{2}.100.0,1^2=0,5 J
              Khi vật có li độ 6cm thì thế năng bằng:
              W_t=\frac{1}{2}Kx^2=\frac{1}{2}.100.0,06^2=0,18 J
              Ta có :
              W=W_t+W_đ\to W_đ=W-W_t=0,5-0,18=0,32 J
              Vậy động năng của vật khi vật có li độ 6cm là:
              W_đ=0,32 J

              2.3 Công thức tính cơ năng

              Dưới đây là công thức tính cơ năng của con lắc lò xo:

              Công thức tính cơ năng con lắc lò xo
              W=W_đ+W_t=\frac{1}{2}mv^2+\frac{1}{2}Kx^2
              W=W_{đ-max}=\frac{1}{2}mv_{max}^2=\frac{1}{2}m\omega^2A^2
              W=W_{t-max}=\frac{1}{2}KA^2
              Trong đó:
              K là độ cứng của lò xo
              x là li độ của vật
              m là khối lượng vật nhỏ gắn vào đầu lo xo
              v là vật tốc của vật

              Ví dụ minh hoạ:

              Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật m và lò xo có độ cứng K=80N/m. Kích thích để vật dao động điều hoà với biên độ bằng 10cm. Cơ năng của của con lắc lò xo là
                Ta có A=10cm=0,1m
                Áp dụng công thức tính cơ năng của con lắc lò xo:
                W=W_{đ-max}=\frac{1}{2}KA^2=\frac{1}{2}.80.0,1^2=0,4 J
                Vậy cơ năng của con lắc lò xo là W=0,4 J

                2.4 Bài tập rèn luyện dạng bài tính cơ năng con lắc lò xo

                Sau đây là những bài tập để chúng ta rèn luyện với dạng bài tính cơ năng của con lắc lò xo:

                Câu 1: Một con lắc lò xo mà lò xo nhẹ có độ cứng 100N/m và vật nhỏ dao động điều hòa. Khi vật có động năng 0,01J thì nó cách vị trí cân bằng 1cm. Hỏi khi nó có động năng 0,005J thì nó cách vị trí cân bằng bao nhiêu?
                  Câu 2: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ dao động điều hòa theo phương ngang với tần số góc 10rad/s. Biết rằng khi động năng và thế năng (mốc ở vị trí cân bằng của vật) bằng nhau thì vận tốc của vật có độ lớn bằng 0,6m/s. Biên độ dao động của con lắc là
                    Câu 3; Một vật nhỏ khối lượng m=1kg thực hiện dao động điều hòa theo phương trình x=Acos(4t)(cm), với t tính bằng giây. Biết quãng đường vật đi được tối đa trong \frac{1}{4} chu kì là 0,1 \sqrt{2}m . Cơ năng của vật bằng?

                      Cảm ơn các bạn đã xem hết bài viết của HocThatGioi về Tần số, chu kì, cơ năng của con lắc lò xo và bài tập áp dụng, hi vọng sẽ giúp các bạn học tốt về dạng toán này. Nếu thấy hay hãy chia sẻ cho bạn bè cùng học và đừng quên để lại 1 like,1 cmt để HocThatGioi ngày càng phát triển nhé!

                      Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Vật Lý – Con lắc lò xo
                      Back to top button
                      Close