Giải SGK bài 3 chương 4 trang 14,15,16 Toán 6 Cánh diều tập 2
Trong bài này, HocThatGioi sẽ cùng bạn giải quyết toàn bộ các bài tập trong bài Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản. Các bài tập sau đây thuộc bài 3 chương 4 SGK trang 14,15,16 Cánh Diều tập 2. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.
Trả lời câu hỏi SGK bài Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản
Khởi động bài học với những câu hỏi hoạt động và luyện tập vận dụng trang 14,15 sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức về bài Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản.Cùng tham khảo ngay nhé!
Hoạt động 2 trang 14
Khi tung đồng xu 1 lần, có 2 kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu là mặt xuất hiện là mặt sấp hoặc ngửa
Luyện tập vận dụng trang 15
a)Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với màu của chiếc kẹo được lấy ra.
b)Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của chiếc kẹo được lấy ra.
c)Nêu hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên
Có 4 kết quả có thể xảy ra
Các phần tử của tập hợp được liệt kê 1 lần, thứ tự tùy ý trong dấu ngoặc {} , ngăn cách nhau bởi dấu ;
a)Khi lấy ngẫu nhiên một chiếc kẹo trong hộp, có 4 kết quả có thể xảy ra đối với màu của chiếc kẹo được lấy ra là: màu hồng, màu xanh, màu vàng, màu cam.
b)Tập hợp B các kết quả có thể xảy ra đối với màu của chiếc kẹo được lấy ra:
B={màu hồng; màu xanh; màu vàng; màu cam}
c) 2 điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên là:
*Lấy ngẫu nhiên 1 chiếc kẹo
* Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của chiếc kẹo được lấy ra là {màu hồng; màu xanh; màu vàng; màu cam}
Giải bài tập SGK bài Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản
Tiếp theo là các bài tập SGK trang 15,16 bài Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản chương IV Toán 6 Cánh diều tập 2. Cùng HocThatGioi giải ngay nhé!
Bài tập 1 trang 15
Rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ trong hộp.
a) Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra.
b) Số xuất hiện trên thẻ được rút ra có phải là phần tử của tập hợp {1; 2; 3; 4; 5} hay không?
c) Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra.
d) Nêu hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên.
Có 5 kết quả có thể xảy ra
Các phần tử của tập hợp được liệt kê 1 lần, thứ tự tùy ý trong dấu ngoặc {}, ngăn cách nhau bởi dấu ;
a) Có 5 kết quả có thể xảy ra tương ứng 5 số trên 5 chiếc thẻ có trong hộp, đó là xuất hiện số 1; 2; 3; 4; 5.
b) Số xuất hiện trên thẻ được rút ra có là phần tử của tập hợp {1; 2; 3; 4; 5}
c) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra là T = {1; 2; 3; 4; 5}.
d) Có hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên là:
*Lấy ngẫu nhiên một chiếc thẻ có trong hộp
*Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mỗi thẻ được lấy ra là T = {1; 2; 3; 4; 5}.
Bài tập 2 trang 16
Quay chiếc đĩa 1 lần
a) Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại.
b) Số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại có phải là phần tử của tập hợp {1; 2; 3; 4; 5; 6} hay không?
c) Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại.
d) Nêu hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên
Có 6 kết quả có thể xảy ra
Các phần tử của tập hợp được liệt kê 1 lần, thứ tự tùy ý trong dấu ngoặc {}, ngăn cách nhau bởi dấu ;
a) Có 6 kết quả có thể xảy ra đối với số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại, đó là chiếc kim chỉ vào số 1; 2; 3; 4; 5; 6.
b) Số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại có là phần tử của tập hợp {1; 2; 3; 4; 5; 6}
c) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại: {1; 2; 3; 4; 5; 6}.
Trong đó, 1 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 1;
2 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 2;
3 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 3;
4 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 4;
5 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 5;
6 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 6.
d) 2 điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên:
*Chiếc kim chỉ vào một số ngẫu nhiên trên vòng tròn
*Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại: {1; 2; 3; 4; 5; 6}.
Bài tập 3 trang 16
a) Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra.
b) Màu của quả bóng được lấy ra có phải là phần tử của tập hợp {màu xanh; màu đỏ; màu vàng; màu nâu; màu tím} hay không?
c) Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra.
d) Nêu hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên.
Có 5 kết quả có thể xảy ra
Các phần tử của tập hợp được liệt kê 1 lần, thứ tự tùy ý trong dấu ngoặc {}, ngăn cách nhau bởi dấu ;
a) Khi lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp, có 5 kết quả có thể xảy ra, đó là bóng có màu xanh, màu đỏ, màu vàng, màu nâu, màu tím.
b) Màu của quả bóng được lấy ra có là phần tử của tập hợp {màu xanh; màu đỏ; màu vàng; màu nâu; màu tím}
c) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra là M = { màu xanh; màu đỏ; màu vàng; màu nâu; màu tím}
d) Hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên:
*Lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp
*Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra là {màu xanh; màu đỏ; màu vàng; màu nâu; màu tím}
Bài tập 4 trang 16
Mỗi xúc xắc có sáu mặt, số chấm ở mỗi mặt là một trong các số nguyên dương 1; 2; 3; 4; 5; 6.
Gieo xúc xắc một lần.
a) Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc.
b) Mặt xuất hiện của xúc xắc có phải là phần tử của tập hợp {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm} hay không?
c) Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc.
d) Nêu hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên.
Có 6 kết quả có thể xảy ra
Các phần tử của tập hợp được liệt kê 1 lần, thứ tự tùy ý trong dấu ngoặc {}, ngăn cách nhau bởi dấu ;
a) Có 6 kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc tương ứng với 6 mặt của xúc xắc
b) Mặt xuất hiện của xúc xắc có là phần tử của tập hợp {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}
c) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là T={1 chấm; 2 chấm; 3 chấm; 4 chấm; 5 chấm; 6 chấm}.
d) Hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên.
*Gieo xúc xắc một lần và mặt xúc xắc xuất hiện ngẫu nhiên
*Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là: T= {1 chấm; 2 chấm; 3 chấm; 4 chấm; 5 chấm; 6 chấm}.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK bài Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản sách Cánh diều tập 2 ở trang 14,15,16. Hi vọng các bạn sẽ có một buổi thú vị và học được nhiều điều bổ ích. Chúc các bạn học tốt!