SGK Toán 6 - Cánh Diều

Giải SGK bài 4 chương 5 trang 40, 41, 42, 43 Toán 6 Cánh diều tập 2

Trong bài này, HocThatGioi sẽ cùng bạn giải quyết toàn bộ các câu hỏi khởi động, vận dụng, bài tập trong bài Phép nhân và phép chia phân số. Các bài tập sau đây thuộc bài 4 chương 5 – Phân số và số thập phân trang 40, 41, 42, 43 sách Toán 6 Cánh Diều tập 2. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.

Trả lời câu hỏi SGK bài Phép nhân và phép chia phân số

Khởi động bài học với những câu hỏi hoạt động và luyện tập vận dụng trang 40, 41, 42 sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức về bài 4 – Phép nhân và phép chia phân số. Cùng tham khảo ngay nhé!

Câu hỏi khởi động trang 40

Gấu nước được nhà sinh vật học người Ý I. Span- lan- gia- ni (I. Spallanzani) đặt tên là Tac- đi- gra- đa( Tardigrada) vào năm 1776. Một con gấu nước dài khoảng $\frac{\mathrm{1} }{\mathrm{2}}$ mm. Một con gấu đực Bắc Cực trưởng thành dài khoảng $\frac{\mathrm{5} }{\mathrm{2}}$m. Chiều dài con gấu đực Bắc Cực trưởng thành gấp bao nhiêu lần chiều dài con gấu nước?
Phương pháp giải:
Thực hiện phép chia
Chú ý đơn vị độ dài
Lời giải chi tiết:
Đổi đơn vị: $\frac{\mathrm{5}}{\mathrm{2}}$ = $\frac{\mathrm{5} }{\mathrm{2}}.1000m = 2500mm$
Chiều dài con gấu đực Bắc Cực trưởng thành gấp số lần chiều dài con gấu nước là:
$2500 : \frac{\mathrm{1}}{\mathrm{2}}= 5000$ (lần)

Luyện tập vận dụng 1 trang 40

Tính tính và viết kết quả ở dạng phân số tối giản:
a) $ \frac{\mathrm{-9} }{\mathrm{10}} . \frac{\mathrm{25} }{\mathrm{12}}$
b) $\left(-\frac{3}{8}\right) \cdot \frac{-12}{5}$.
Phương pháp giải:
Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau và nhân các mẫu với nhau.
Lời giải chi tiết:
a)
$ \frac{-9}{10}. \frac{25}{12}=\frac{-9.25}{10.12}=\frac{-225}{120} $
$=\frac{(-225): 15}{120: 15}=\frac{-15}{8}$
b)
$ \left(\frac{-3}{8}\right). \frac{-12}{5}=\frac{(-3) .(-12)}{8.5}$
$ =\frac{36}{40}=\frac{9}{10}$

Luyện tập vận dụng 2 trang 41

Tính tích và viết kết quả ở dạng phân số tối giản:
a) $8 .\frac{(-5)}{6}$
b) $\frac{5}{21} .(-14)$.
Phương pháp giải:
$a.\frac{b}{c}=\frac{a . b}{c}$
Lời giải chi tiết:
a) 8. $\frac{(-5)}{6}=\frac{8 .(-5)}{6}=\frac{-40}{6}=\frac{-20}{3}$
b) $\frac{5}{21} \cdot(-14)=\frac{5 \cdot(-14)}{21}=\frac{-70}{21}=\frac{-10}{3}$

Luyện tập vận dụng 3 trang 41

Tính một cách hợp lí:
$\frac{-9}{7} .\left(\frac{14}{15}-\frac{-7}{9}\right)$
Phương pháp giải:
Thực hiện phép trừ trong ngoặc trước sau đó thực hiện phép nhân.
Lời giải chi tiết:
$ \frac{-9}{7}.\left(\frac{14}{15}-\frac{-7}{9}\right)$
$ =\frac{-9}{7}.\left(\frac{14.3}{15.3}-\frac{(-7) .5}{9.5}\right) $
$ =\frac{-9}{7} .\left(\frac{42}{45}-\frac{(-35)}{45}\right) $
$ =\frac{-9}{7} . \frac{77}{45}=\frac{-11}{5}$

Hoạt động 3 trang 41

Viết phân số có tử và mẫu lần lượt là mẫu và tử của phân số $\frac{3}{2}$
Phương pháp giải:
Phân số có tử và mẫu lần lượt là mẫu và tử của phân số $\frac{a}{b}$ là $\frac{b}{a}$ $(a,b \neq 0)$
Lời giải chi tiết:
Phân số có tử và mẫu lần lượt là mẫu và tử của phân số $\frac{3}{2}$ là $\frac{2}{3}$

Luyện tập vận dụng 4 trang 42

Tìm phân số nghịch đảo của mỗi phân số sau:
a) $\frac{-4}{11}$
b) $\frac{7}{-17}$
Phương pháp giải:
Phân số nghịch đảo của phân số $\frac{a}{b}$ là $\frac{b}{a}$ $(a,b \neq 0)$
Lời giải chi tiết:
a) $\frac{11}{-4}$
b) $\frac{-17}{7}$

Luyện tập vận dụng 5 trang 42

Tính
a) $\frac{-9}{5}: \frac{8}{3}$ ;
b) $\frac{-7}{9}:(-5)$
Phương pháp giải:
$\frac{a}{b}: \frac{c}{d}=\frac{a}{b} . \frac{d}{c}=\frac{a. d}{b . c}(b, c, d \neq 0)$
Lời giải chi tiết:
a) $\frac{-9}{5}: \frac{8}{3}=\frac{-9}{5} . \frac{3}{8}=\frac{-27}{40}$;
b) $\frac{-7}{9}:(-5)=\frac{-7}{9}. \frac{-1}{5}=\frac{7}{45}$

Giải bài tập SGK bài Phép nhân và phép chia phân số

Tiếp theo là các bài tập SGK trang 43 bài Phép nhân và phép chia phân số chương 5 Toán 6 Cánh diều tập 2. Cùng HocThatGioi giải ngay nhé!

Bài tập 1 trang 43

Tính tích và viết kết quả ở dạng phân số tối giản:
a) $\frac{-5}{9} . \frac{12}{35}$
b) $\left(-\frac{5}{8}\right) . \frac{-6}{55}$
c) $(-7). \frac{2}{5}$
d) $\frac{-3}{8}.(-6)$
Phương pháp giải:
$\frac{a}{b} .\frac{c}{d}=\frac{a . c}{b . d} \text { với } b, d \neq 0$
$a . \frac{b}{c}=\frac{a . b}{c}$ với $c \neq 0$
Lời giải chi tiết:
a) $\frac{-5}{9}. \frac{12}{35}=\frac{(-5) . 12}{9.35}=\frac{-60}{315}=\frac{-60: 15}{315: 15}=\frac{-4}{21}$
b) $\left(\frac{-5}{8}\right).\frac{-6}{55}=\frac{(-5) .(-6)}{8.55}=\frac{30}{440}=\frac{30: 10}{440: 10}=\frac{3}{44}$
c) $(-7) . \frac{2}{5}=\frac{(-7). 2}{5}=\frac{-14}{5}$;
d) $\frac{-3}{8} .(-6)=\frac{(-3).(-6)}{8}=\frac{18}{8}=\frac{18: 2}{8: 2}=\frac{9}{4}$

Bài tập 2 trang 43

Tìm số thích hợp cho ?:
a) $\frac{-2}{3}. \frac{?}{4}=\frac{1}{2}$;
b) $\frac{?}{3}.\frac{5}{8}=\frac{-5}{12}$
c) $\frac{5}{6}. \frac{3}{\sqrt{?}}=\frac{1}{4}$.
Phương pháp giải:
+) Muốn tìm thừa số ta lấy tích chia cho thừa số còn lại.
+) Nếu 2 phân số bằng nhau có cùng mẫu số thì tử số của chúng bằng nhau.
Lời giải chi tiết:
a)
$ \frac{-2}{3} . \frac{[?]}{4}=\frac{1}{2} $
$ \frac{[?]}{4}=\frac{1}{2}:\left(\frac{-2}{3}\right) $
$ \frac{[?]}{4}=\frac{1}{2} . \frac{-3}{2} $
$ \frac{[?]}{4}=\frac{-3}{4} $
$ \Rightarrow[?]=-3$
b)
$ \frac{[?]}{3} . \frac{5}{8}=\frac{-5}{12}$
$ \frac{[?]}{3}=\frac{-5}{12}: \frac{5}{8} $
$ \frac{[?]}{3}=\frac{-5}{12}. \frac{8}{5} $
$ \frac{[?]}{3}=\frac{-2}{3} $
$ \Rightarrow[?]=-2$
c)
$ \frac{5}{6} \.\frac{3}{[?]}=\frac{1}{4} $
$ \frac{3}{[?]}=\frac{1}{4}: \frac{5}{6} $
$ \frac{3}{[?]}=\frac{1}{4}. \frac{6}{5} $
$ \frac{3}{[?]}=\frac{3}{10} $
$ \Rightarrow[?]=10$

Bài tập 3 trang 43

Tìm phân số nghịch đảo của mỗi phân số sau:
a) $\frac{-9}{19}$;
b) $-\frac{21}{13}$;
c) $\frac{1}{-9}$
Phương pháp giải:
Phân số nghịch đảo của phân số $\frac{a}{b}$ là $\frac{b}{a}$ $(a,b \neq 0)$
Lời giải chi tiết:
a) $\frac{-19}{9}$
b)$-\frac{13}{21}$
c) $\frac{-9}{1}=-9$

Bài tập 4 trang 43

Tính thương và viết kết quả ở dạng phân số tối giản:
a) $\frac{3}{10}:\left(\frac{-2}{3}\right)$;
b) $\left(-\frac{7}{12}\right):\left(-\frac{5}{6}\right)$
c) $(-15): \frac{-9}{10}$.
Phương pháp giải:
$\frac{a}{b}: \frac{c}{d}=\frac{a}{b} \cdot \frac{d}{c}=\frac{a . d}{b . c} ; \quad b, c, d \neq 0$
Lời giải chi tiết:
a)
$\frac{3}{10}:\left(\frac{-2}{3}\right)=\frac{3}{10}. \frac{-3}{2}=\frac{-9}{20}$
b)
$\left(-\frac{7}{12}\right):\left(-\frac{5}{6}\right)=-\frac{7}{12} .\frac{-6}{5} $
$=\frac{42}{60}=\frac{7}{10}$
c)
$ (-15): \frac{-9}{10}=(-15) .\frac{-10}{9}$
$ =\frac{150}{9}=\frac{50}{3}$

Bài tập 5 trang 43

Tìm số thích hợp cho:
a) $\frac{3}{16}: \frac{?}{8}=\frac{3}{4}$
b) $\frac{1}{25}: \frac{-3}{?}=\frac{-1}{15}$
c) $\frac{?}{12}: \frac{-4}{9}=\frac{-3}{16}$
Phương pháp giải:
– Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia
– Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
Lời giải chi tiết:
a) $ \frac{3}{16}: \frac{[?]}{8}=\frac{3}{4} $
$ \frac{[?]}{8}=\frac{3}{16}: \frac{3}{4}$
$ \frac{[?]}{8}=\frac{3}{16} . \frac{4}{3} $
$ \frac{[?]}{8}=\frac{12}{48} $
$ \frac{[?]}{8}=\frac{2}{8} $
$ \Rightarrow[?]=2$
b)$ \frac{1}{25}: \frac{-3}{[?]}=\frac{-1}{15} $
$ \frac{-3}{[?]}=\frac{1}{25}: \frac{-1}{15} $
$ \frac{-3}{[?]}=\frac{1}{25}. \frac{-15}{1}$
$ \frac{-3}{[?]}=\frac{-15}{25} $
$ \frac{-3}{[?]}=\frac{-3}{5}$
$ \Rightarrow[?]=5$
c)$ \frac{[?]}{12}: \frac{-4}{9}=\frac{-3}{16} $
$ \frac{[?]}{12}=\frac{-3}{16}. \frac{-4}{9} $
$ \frac{[?]}{12}=\frac{12}{144} $
$ \frac{[?]}{12}=\frac{1}{12}$
$ \Rightarrow[?]=1$

Bài tập 6 trang 43

Tìm $x$, biết:
a) $\frac{4}{7} . x-\frac{2}{3}=\frac{1}{5}$
b) $\frac{4}{5}+\frac{5}{7}: x=\frac{1}{6}$
Phương pháp giải:
– Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ
– Muốn tìm số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng còn lại.
Lời giải chi tiết:
a)
$ \frac{4}{7} . x-\frac{2}{3}=\frac{1}{5} $
$ \frac{4}{7} . x=\frac{1}{5}+\frac{2}{3} $
$ \frac{4}{7} . x=\frac{3}{15}+\frac{10}{15} $
$ \frac{4}{7}. x=\frac{13}{15}$
$ x=\frac{13}{15}: \frac{4}{7} $
$ x=\frac{13}{15}. \frac{7}{4} $
$ x=\frac{91}{60}$
Vậy $x=\frac{91}{60}$.
b)
$ \frac{4}{5}+\frac{5}{7}: x=\frac{1}{6} $
$ \frac{5}{7}: x=\frac{1}{6}-\frac{4}{5} $
$ \frac{5}{7}: x=\frac{5}{30}-\frac{24}{30} $
$ \frac{5}{7}: x=\frac{-19}{30}$
$ x=\frac{5}{7}: \frac{-19}{30} $
$x=\frac{5}{7}. \frac{-30}{19} $
$x=\frac{-150}{133}$
Vậy $x=\frac{-150}{133}$.

Bài tập 7 trang 43

Tính:
a) $\frac{17}{8}:\left(\frac{27}{8}+\frac{11}{2}\right)$
b) $\frac{28}{15} . \frac{1}{4^{2}} . 3+\left(\frac{8}{15}-\frac{69}{60}. \frac{5}{23}\right): \frac{51}{54}$.
Phương pháp giải:
Thực hiện phép tính theo thứ tự trong ngoặc => Nhân, chia => Cộng, trừ
Lời giải chi tiết:
a)
$ \frac{17}{8}:\left(\frac{27}{8}+\frac{-11}{2}\right)$
$ =\frac{17}{8}:\left(\frac{27}{8}+\frac{-44}{8}\right) $
$ =\frac{17}{8}: \frac{-17}{8} $
$ =\frac{17}{8}. \frac{-8}{17} $
$ =-1$
b)
$ \frac{28}{15} . \frac{1}{4^2}. 3+\left(\frac{8}{15}-\frac{69}{60}. \frac{5}{23}\right): \frac{-51}{54} $
$ =\frac{28.1 . 3}{15.4^2}+\left(\frac{8}{15}-\frac{23.3}{4.3 .5}. \frac{5}{23}\right) . \frac{-54}{51}$
$ =\frac{7.4 .1 .3}{3.5.4.4}+\left(\frac{8}{15}-\frac{1}{4}\right). \frac{-54}{51}$
$ =\frac{7}{20}+\left(\frac{32}{60}-\frac{15}{60}\right). \frac{-54}{51} $
$ =\frac{7}{20}+\frac{17}{60} . \frac{-54}{51} $
$ =\frac{7}{20}+\frac{17}{6.10}. \frac{-6.3 .3}{17.3} $
$=\frac{7}{20}+\frac{-3}{10}$
$=\frac{7}{20}+\frac{-6}{20}$
$=\frac{1}{20}$

Bài tập 8 trang 43

Chim ruồi ong hiện là loài chim bé nhỏ nhất trên Trái Đất với chiều dài chỉ khoảng $5 \mathrm{~cm}$. Chim ruồi “khổng lồ” ở Nam Mỹ là thành viên lốn nhất của gia đình chim ruồi trên thế giới, nó dài gấp $\frac{33}{8}$ lần chim ruồi ong. Tính chiểu dài của chim ruồi “khống lồ” ở Nam Mỹ.
Phương pháp giải:
Chiều dài của chim ruồi “khổng lồ” ở Nam Mỹ $=\frac{33}{8}$. Chiều dài của chim ruồi ong.
Lời giải chi tiết:
Chim ruồi ong hiện có chiều dài khoảng $5 \mathrm{~cm}$.
Chim ruồi “khổng lồ” ở Nam Mỹ dài gấp $\frac{33}{8}$ lần chim ruồi ong.
Chiều dài của chim ruồi “khổng lồ” ở Nam Mỹ là:
$\frac{33}{8} .5=\frac{33.5}{8}=\frac{165}{8}=20,625(\mathrm{~cm})$

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK bài 4 – Phép nhân và phép chia phân số chương 5 trang 40, 41, 42, 43 sách Toán 6 Cánh diều tập 2 Hi vọng các bạn sẽ có một buổi thú vị và học được nhiều điều bổ ích. Chúc các bạn học tốt!

Back to top button
Close