Giải SGK bài 6 chương 5 trang 48, 49, 50, 51 Toán 6 Cánh diều tập 2
Trong bài này, HocThatGioi sẽ cùng bạn giải quyết toàn bộ các câu hỏi khởi động, vận dụng, bài tập trong bài Phép cộng và phép trừ số thập phân. Các bài tập sau đây thuộc bài 6 chương 5 – Phân số và số thập phân trang 48, 49, 50, 51 sách Cánh Diều tập 2. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.
Trả lời câu hỏi SGK bài Phép cộng và phép trừ số thập phân
Dưới đây là phương pháp và bài giải chi tiết cho các câu hỏi, hoạt động khám phá, thực hành cùng phần luyện tập ở các trang 48, 49, 50 trong bài Phép cộng và phép trừ số thập phân. Cùng HocThatGioi đi tìm đáp án ngay nhé!
Câu hỏi khởi động trang 48
Ở phần thi chung kết, vận động viên Lê Tú Chinh đã chạy nhanh hơn vận động viên Cris- ti- na Ma- ri Cơ- nốt (Kristina Marie Knott) bao nhiêu giây?
Thực hiện phép trừ.
Ở phần thi chung kết, vận động viên Lê Tú Chinh đã chạy nhanh hơn vận động viên Cris- ti- na Ma- ri Cơ- nốt (Kristina Marie Knott) số giây là:
$11,55 – 11, 54= 0,01$ (giây)
Luyện tập vận dụng 1 trang 48
Số đối của số thập phân $-a$ là $a$, tức là $-(-a)=a$.
Số đối của số thập phân $12,49$ là $-12,49$
Số đối của số thập phân $-10,25$ là $10,25$
Hoạt động 2 trang 49
Nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu; khác dấu đã học.
– Cộng hai số nguyên cùng dấu: ta cộng phần số tự nhiên của chúng rồi đặt dấu chung trước kết quả.
+ Cộng hai số nguyên dương như đã học ở lớp dưới.
+ Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng phần số tự nhiên của chúng rồi đặt dấu “-” trước kết quả.
– Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau ta tìm hiệu hai phần số tự nhiên của chúng (số lớn trừ số nhỏ) và đặt trước kết quả tìm được dấu của số có phần số tự nhiên lớn hơn.
Luyện tập vận dụng 2 trang 49
– Muốn cộng hai số thập phân khác dấu không đối nhau ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) và đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
$(-16,5)+1,5= – (16,5-1,5) =-15$
Hoạt động 3 trang 49
Nêu tính chất của phép cộng số nguyên đã học.
– Tính chất giao hoán: Với mọi a,b thuộc \mathbb{Z}: a + b = b + a.
– Tính chất kết hợp: Với mọi a,b,c thuộc \mathbb{Z}: (a + b) + c = a + (b + c).
– Cộng với số 0: Với mọi a thuộc \mathbb{Z}: a + 0 = a.
– Cộng với số đối (Số đối của số nguyên a được kí hiệu là (-a)): a + (-a) = 0.
Luyện tập vận dụng 3 trang 49
$89,45+(-3,28)+0,55+(-6,72)$
Áp dụng tính chất:
– Tính chất giao hoán: Với mọi a,b thuộc \mathbb{Z}: a + b = b + a.
– Tính chất kết hợp: Với mọi a,b,c thuộc \mathbb{Z}: (a + b) + c = a + (b + c).
$89,45 + (- 3,28) + 0.55 + (- 6,72)$
$= (89,45 + 0,55) + [(-3,28) + (- 6,72)]$
$= 90 + (-10) $
$= 80.$
Hoạt động 4 trang 50
Nêu quy tắc dấu ngoặc đối với số nguyên đã học
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu”-” đứng trước, ta phải đối dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc dấu ” ” thành dấu “+” và dấu “+” thành dấu”-“. Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.
Luyện tập vận dụng 4 trang 50
$a- (-b)= a+b$
Ta có: $(-14,25) – (-9,2)= (-14,25) +9,2= -(14,25 – 9,2)= -5,05$
Luyện tập vận dụng 5 trang 50
$19,32+10,68-8,63-11,37$
Áp dụng quy tắc dấu ngoặc.
$19,32 + 10,68 – 8,63 – 11,37$
$= (19,32 + 10,68) + [(-8,63) + (-11,37)]$
$= 30 +(- 20)$
$= 30 – 20$
$= 10.$
Giải bài tập SGK bài Phép cộng và phép trừ số thập phân
Tiếp theo là các bài tập SGK trang 51 bài Phép cộng và phép trừ số thập phân chương 5 Toán 6 Cánh diều tập 2. Cùng HocThatGioi giải ngay nhé!
Bài tập 1 trang 51
a)$ 324,82 + 312,25$;
b) $(- 12,07) + (- 5,79)$;
c) $(- 41,29) – 15,34$;
d) $(- 22,65) – (- 1,12)$.
– Muốn cộng hai số thập phân khác dấu không đối nhau ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) và đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
– Muốn trừ hai số thập phân ta cộng số bị trừ với số đối của số trừ.
a) $324,82 + 312,25 = 637,07.$
b) $(- 12,07) + (- 5,79) = – (12,07 + 5,79) = – 17,86.$
c) $(- 41,29) – 15,34 = – (41,29 + 15,34)$
$ = (- 41,29) – 15,34 = – 56,63.$
d) $(- 22,65) – (- 1,12) = (- 22,65) + 1,12 $
$= – (22,65 – 1,12) = -21,53$
Bài tập 2 trang 51
a) $29,42+20,58-34,23+(-25,77)$;
b) $(-212,49)-(87,51-99,9)$.
– Tính chất giao hoán: Với mọi a,b thuộc \mathbb{Z}: a + b = b + a.
– Tính chất kết hợp: Với mọi a,b,c thuộc \mathbb{Z}: (a + b) + c = a + (b + c).
a) $29,42 + 20,58 – 34,23 + (- 25,77)$
$= 29,42 + 20,58 + (- 34,23) + (- 25,77)$
$= (29,42 + 20,58) + [(- 34,23) + (- 25,77)]$
$= 50 + (-60)$
$= -(60 – 50)$
$= -10.$
b) $(- 212,49) – (87,51 – 99,9)$
$= (- 212,49) – 87,51 + 99,9$
$= (- 212,49) + (- 87,51) + 99,9$
$= [(- 212,49) + (- 87,51)] + 99,9$
$= (-300) + 99,9 $
$= – (300 – 99, 9)$
$= – 200,1$
Bài tập 3 trang 51
a) Trong ba bạn đó, bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?
b) Chiều cao của bạn cao nhất hơn bạn thấp nhất là bao nhiêu mét?
a) So sánh các số thập phân rồi suy ra bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?
b) Tính hiệu chiều cao của bạn cao nhất và thấp nhất.
a) Ta thấy:
$1,57\gt1,53\gt1,49$
=> Bạn Nam cao nhất, bạn Loan thấp nhất
b) Chiều cao của bạn cao nhất hơn bạn thấp nhất là: $1,57 – 1,49 = 0,08$ (m)
Bài tập 4 trang 51
– Tính chiều dài thanh gỗ thứ hai.
– Tính tổng chiều dài hai thanh gỗ đầu tiên.
=> Tính chiều dài thanh gỗ thứ ba
Đổi $10 cm = 0,1 m$
Độ dài của thanh gỗ thứ hai là: $1,85 + 0,1 = 1,9 (m).$
Tổng độ dài hai thanh gỗ đầu tiên là: $1,85 + 1,9 = 3,75 (m)$.
Độ dài thanh gỗ thứ ba mà bác Đồng đã cưa là: $3,75 – 1,35 = 2,4 (m)$.
Vậy độ dài thanh gỗ thứ ba mà bác Đồng đã cưa là $2,4 m.$
Bài tập 5 trang 51
Chu vi tam giác = Tổng độ dài ba cạnh.
Chu vi hình thang cân = Tổng hai đáy + 2.độ dài cạnh bên.
Chu vi của hình a) là:
$2,4 + 3,75 + 3,6 = 9,75$ (cm).
Chu vi của hình b) là:
$2,5 + 3,16 + 4,15 + 3,16 = 12,97$ (cm).
Vậy chu vi của hình a) là $9,75 (cm) $và chu vi của hình b) là $12,97 cm.$
Bài tập 6 trang 51
Nút dấu phẩy ngăn cách phần số nguyên và phân thập phân: (,)
Chú ý: Ở một số máy tính cầm tay, nút dấu phẩy ngăn cách phân số nguyên và phân thập phân còn có dạng (.)
Dùng máy tính cầm tay để tính:
$16,293 + (- 5,973)$;
$(- 35,78) – (- 18,423)$.
Dùng máy tính cầm tay để tính.
Ta có:
$16,293 + (- 5,973) = 16,293 – 5,973 $
$(- 35,78) – (- 18,423) = (- 35,78) + 18,423$
Sử dụng máy tính cầm tay để tính ta có bảng sau:
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK bài Phép cộng và phép trừ số thập phân chương 5 sách Toán 6 Cánh Diều tập 2 ở các trang 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45. Chúc các bạn có một buổi học thật thú vị và bổ ích!