Giải SGK bài 10 chương 5 trang 67, 68, 69, 70 Toán 6 Cánh diều tập 2
Trong bài này, HocThatGioi sẽ cùng bạn giải quyết toàn bộ các câu hỏi khởi động, vận dụng, bài tập trong bài Hai bài toán về phân số Các bài tập sau đây thuộc bài 10 chương 5 – Phân số và số thập phân trang 67, 68, 69, 70 sách Cánh Diều tập 2. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.
Trả lời câu hỏi SGK bài Hai bài toán về phân số
Dưới đây là phương pháp và bài giải chi tiết cho các câu hỏi khởi động, hoạt động khám phá, thực hành cùng phần luyện tập ở các trang 67, 68, 69, 70 trong bài Hai bài toán về phân số. Cùng HocThatGioi đi tìm đáp án ngay nhé!
Câu hỏi khởi động trang 67
Tổng chiều dài của 7 chặng leo núi bằng $\frac{304}{1001}$ tổng chiều dài của toàn bộ cuộc đua.
Tổng chiều dài của 7 chặng leo núi đó khoảng:
$3365,8.\frac{304}{1001}=1002,2\%$
Luyện tập vận dụng 1 trang 68
a) $\frac{3}{8}$ của $-20$
b) $17 \%$ của 1200 .
– Muốn tìm giá trị $\frac{m}{n}$ của số a cho trước, ta tính $a . \frac{m}{n}\left(m \in \mathbb{N}, n \in \mathbb{N}^*\right)$.
– Muốn tìm giá trị trị $m \%$ của số a cho trước, ta tính $a. \frac{m}{100}(m \in \mathbb{N} *)$.
a) $\frac{3}{8}$ của $-20$ là: $\frac{3}{8} \cdot(-20)=-7,5$
b) $17 \%$ của 1200 là: $1200 \cdot \frac{17}{100}=204$.
Luyện tập vận dụng 2 trang 68
a) $\frac{7}{9}$ của nó bằng -21;
b) $27\%$ của nó bằng 18.
– Muốn tìm giá trị $\frac{m}{n}$ của số a cho trước, ta tính $a . \frac{m}{n}\left(m \in \mathbb{N}, n \in \mathbb{N}^*\right)$.
– Muốn tìm giá trị trị $m \%$ của số a cho trước, ta tính $a. \frac{m}{100}(m \in \mathbb{N} *)$.
a) Số đó là: $-21:\frac{7}{9} =-21.\frac{9}{7}=-27$
b) Số đó là: $18:\frac{27}{100}=18.\frac{100}{27}=\frac{200}{3}$
Giài bài tập SGK bài Hai bài toán về phân số
Tiếp theo là các bài tập SGK trang 69, 70 bài Hai bài toán về phân số, thuộc chương 5 – Phân số và số thập phân Toán 6 Cánh diều tập 2. Cùng HocThatGioi giải ngay nhé!
Bài tập 1 trang 69
a) $\frac{3}{14}$ của $-49$
b) $\frac{3}{4}$ của $\frac{-18}{25}$;
c) $1 \frac{2}{3}$ của $3 \frac{2}{9}$;
d) $40 \%$ của $\frac{20}{9}$.
– Muốn tìm giá trị $\frac{m}{n}$ của số a cho trước, ta tính $a . \frac{m}{n}\left(m \in \mathbb{N}, n \in \mathbb{N}^*\right)$.
– Muốn tìm giá trị trị $m \%$ của số a cho trước, ta tính $a. \frac{m}{100}(m \in \mathbb{N} *)$.
a) $-49. \frac{3}{14}=\frac{-49.3}{14}=\frac{-21}{2}$
b) $\frac{-18}{25}. \frac{3}{4}=\frac{-18.3}{25.4}=\frac{-27}{50}$
c) $3 \frac{2}{9}.1 \frac{2}{3}=\frac{29}{9}. \frac{5}{3}=\frac{145}{27}$
d) $\frac{20}{9}.\frac{40}{100}=\frac{20}{9} . \frac{2}{5}=\frac{40}{45}=\frac{8}{9}$
Bài tập 2 trang 69
a) $\frac{2}{11}$ của nó bằng 14 ;
b) $\frac{5}{7}$ của nó bằng $\frac{25}{14}$;
c) $\frac{5}{9}$ của nó bằng $\frac{-10}{27}$;
d) $30 \%$ của nó bằng 90 .
– Muốn tìm giá trị $\frac{m}{n}$ của số a cho trước, ta tính $a . \frac{m}{n}\left(m \in \mathbb{N}, n \in \mathbb{N}^*\right)$.
– Muốn tìm giá trị trị $m \%$ của số a cho trước, ta tính $a. \frac{m}{100}(m \in \mathbb{N} *)$.
a) Số đó là: $14: \frac{2}{11}=14 . \frac{11}{2}=77$
b) Số đó là: $\frac{25}{14}: \frac{5}{7}=\frac{25}{14} . \frac{7}{5}=\frac{5}{2}$
c) Số đó là: $\frac{-10}{27}: \frac{5}{9}=\frac{-10}{27} . \frac{9}{5}=\frac{-90}{135}=\frac{-2}{3}$
d) Số đó là: $90: \frac{30}{100}=90 . \frac{100}{30}=300$.
Bài tập 3 trang 69, 70
Hết ngày, An thu được 9 kg rác khó phân huỷ và 12 kg rác dễ phân huỷ.
a) An đem $\frac{3}{4}$rác dễ phân huỷ đi đổi cây, biết cứ 3 kg rác dễ phân huỷ đổi được một cây sen đá. Vậy An nhận được bao nhiêu cây sen đá?
b) Số rác khó phân huỷ bạn An thu được bằng $\frac{3}{20}$ số rác khó phân huỷ cả đội thu được. Đội của An thu được tất cả bao nhiêu ki-lô-gam rác khó phân huỷ?
Muốn tìm giá trị $\frac{m}{n}$ của số a cho trước, ta tính $a . \frac{m}{n}\left(m \in \mathbb{N}, n \in \mathbb{N}^*\right)$.
Muốn tìm một số biết $\frac{m}{n}$ của nó bằng $a$, ta tính $a: \frac{m}{n}\left(m, n \in \mathbb{N}^*\right)$.
a) Số kg rác dễ phân hủy của An để đi đổi sen đá là: $12. \frac{3}{4}=9$ (kg)
Theo bài ra cứ 3 kg rác dễ phân huỷ đối được một cây sen đá.
Vậy An đổi được $9: 3=3$ (cây)
b) Đội của An thu được số ki lô gam rác khó phân hủy là:
$9: \frac{3}{20}=9 \cdot \frac{20}{3}=60$(kg)
Bài tập 4 trang 70
Gấu túi dành $\frac{3}{4}$ thời gian trong ngày để ngủ. Con người dùng $\frac{1}{3}$ thời gian trong ngày để ngủ. Trong một ngày gấu túi ngủ nhiều hơn con người là bao nhiêu giờ?
Muốn tìm giá trị $\frac{m}{n}$ của số a cho trước, ta tính $a . \frac{m}{n}\left(m \in \mathbb{N}, n \in \mathbb{N}^*\right)$.
– Tính số giờ gấu túi ngủ
– Tính số giờ con người nghĩ
=> Số giờ gấu túi ngủ nhiều hơn con người số giờ trong một ngày.
Số giờ gấu túi ngủ là: $24 \cdot \frac{3}{4}=18$ (giờ)
Số giờ con người ngủ là: $24 \cdot \frac{1}{3}=8$ (giờ)
Trong một ngày gấu túi ngủ nhiều hơn con người số giờ là: $18 – 8 = 10 $(giờ)
Bài tập 5 trang 70
a) Hết kì hạn 1 năm, bác Nhung rút được cả gốc và lãi là bao nhiêu?
b) Giả sử hết kì hạn 1 năm, bác Nhung không rút gốc và lãi thì sau 2 năm, bác Nhung có cả gốc và lãi là bao nhiêu? Biết rằng lãi suất không thay đổi qua hằng năm.
– Muốn tìm giá trị trị $m \%$ của số a cho trước, ta tính $a. \frac{m}{100}(m \in \mathbb{N} *)$.
a) Hết kì hạn 1 năm, bác Nhung rút được cả gốc và lãi là:
$10 + 10 . 6,8\% = 10,68$ (triệu đồng)
b) Nếu không rút, số tiền bác Nhung nhận lại sau năm thứ 2 là:
$10,68 + (10,68 . 6,8\%) = 11,41$ (triệu đồng).
Bài tập 6 trang 70
a) Sau 1 năm?
b) Sau 2 năm?
– Muốn tìm giá trị trị $m \%$ của số a cho trước, ta tính $a. \frac{m}{100}(m \in \mathbb{N} *)$.
a) Sau 1 năm số dân của thành phố A = Số dân năm nay + Số dân tăng sau 1 năm
b) Sau 2 năm số dân của thành phố A = Số dân sau 1 năm + Số dân tăng từ sau 1 năm đến 2 năm
a) Sau 1 năm số dân của thành phố A là:
$3+ 3.2\% = 3,06$ (triệu người)
b) Sau 2 năm số dân của thành phố A là:
$3,06 + (3,06 . 2\%) = 3,1212$ (triệu người).
Bài tập 7 trang 70
– Muốn tìm một số biết $m \%$ của nó bằng a , ta tính $a: \frac{m}{100}(m \in \mathbb{N} *)$.
Cỏ khô (không chứa nước) chiếm số phần trong cỏ tươi là: $100\%- 55\% = 45\%$
Nếu muốn có 135 kg cỏ khô (không còn nước) thì ta phải sấy số ki-lô-gam cỏ tươi là:
$135 : \frac{45}{100} = 135 . \frac{100}{45} = 300 $(kg).
Bài tập 8 trang 70
lượng cùi dừa và lượng đường bằng 5% lượng cùi dừa. Nếu có 0,6 kg thịt ba chỉ thì phải cần bao nhiêu ki-lô-gam cùi dừa và bao nhiêu ki-lô-gam đường để làm món thịt kho dừa?
Theo bài ra 0,6 kg thịt ba chỉ bằng $\frac{3}{2}$ lượng cùi dừa.
Vậy số kg cùi dừa tương ứng với 0,6 kg thịt ba chỉ là: $0,6 : \frac{3}{2} = 0,4$ (kg).
Số kg đường là: $5\ . 0,4 = 0,02$ kg.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK bài 10 Hai bài toán về phân số chương 5 sách Toán 6 Cánh Diều tập 2 ở các trang 67, 68, 69, 70. Chúc các bạn có một buổi học thật thú vị và bổ ích!