Giải SGK bài Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính Toán 10 Kết nối tri thức tập 1
Khi đã học xong toàn bộ lý thuyết cũng như thực hành bài tập vận dụng trong SGK Kết nối tri thức tập 1, HocThatGioi sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi cũng như bài tập trong bài Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính. Đây là bài học Hoạt động thực hành trải nghiệm trang 91, 92, 93, 94, 95 sách Toán 10 Kết nối tri thức tập 1. Hi vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày bên dưới.
Hoạt động 1 trang 92
a) Hỏi tổng số tiền tiết kiệm mẹ Việt rút ra được vào tháng 1 năm 2021 là bao nhiêu?
b) Với số tiền nêu trên, mẹ Việt mua được căn hộ chung cư với diện tích bao nhiêu mét vuông?
a) Số tiền nhận sau n năm được tính theo công thức $T=A.(1+r \%)^n$
Với $\mathrm{A}$ (đồng) là số tiền gửi vào, lãi suất kép $r \% /$ năm.
b) Số mét vuông mua được = số tiền : giá 1 mét vuông
a) Theo công thức $T=A \cdot(1+r \%)^n$ với $\mathrm{A}$ (đồng) là số tiền gửi vào, lãi suất kép $r \% /$ năm.
Số tiền nhận được sau 3 năm:
$$T=2.000.000.000 x(1+7 \%)^3=2.450.086.000 \text { (đồng) }$$
Vậy sau 3 năm từ đầu năm 2018 đến tháng 1 năm 2021 mẹ Việt nhận được số tiền là:
$2.450.086.000$ đồng.
b) Với số tiền trên mẹ Việt có thể mua được căn hộ chung cư với diện tích:
$2.450.086.000: 30.626.075=80$ (mét vuông)
Vậy số tiền trên mẹ việt có thế mua được một căn hộ chung cư với diện tích $80$ mét vuông.
Trao đổi trang 92
Tìm $A$ để số tiền nhận $T$ đc sau 3 năm bằng giá mua $100$ mét vuông.
Nếu muốn mua được căn hộ 100 mét vuông ở thời điểm tháng 1 năm 2021 thì mẹ Việt cần có:
$100×30.626.075=3.062.607.500$ (đồng).
$\Rightarrow \mathrm{T}=3.062.607.500$, lãi suất là $r=7 \% / \mathrm{năm}$ và $\mathrm{n}=3$, ta cần tìm $\mathrm{A}$ :
Ta có: $\mathrm{T}=\mathrm{A}(1+r)^{\mathrm{n}}$
$\Leftrightarrow 3.062.607.500=\mathrm{A}(1+7 \%)^3$
$\Leftrightarrow A=3.062.607.500:(1+7 \%)^3$
$\Leftrightarrow A=2.500.000.000$ (đồng).
Vậy muốn mua được căn hộ 100 mét vuông ở thời điểm tháng 1 năm 2021 thì mẹ Việt cần phải gửi $2.500.000.000$ đồng.
Hoạt động 2 trang 92
a) Nếu cô Lan bán $5000$ cổ phiếu của công ty $\mathrm{A}$ vào các thời điểm sau thì tổng số tiền tương ứng cô Lan thu được là bao nhiêu?
$27-7-2020 ; 30-12-2020 ; 10-5-2021$.
b) Nếu ngày $10-6-2020$ cô Lan dùng số tiền $511.000.000$ đồng để gửi tiết kiệm với lãi suất $6 \% /$ năm cho kì hạn một tháng thì ngày $10-5-2021$, tổng số tiền cô Lan nhận được là bao nhiêu?
a)
Bước 1: Xét từng thời điểm
Bước 2: Số tiền=Giá cổ phiếu. 5000
b)
Bước 1: Tính lãi suất hàng tháng.
Bước 2: Tính số kì hạn (số tháng)
Bước 3: Tính số tiền cô Lan nhận được ngày $10-5-2021$.
Áp dụng công thức $T=A$. $(1+r \%)^n$
Với $A$ là số tiền gửi ban đầu, $r\%/$tháng là lãi suất trên một tháng, $n$ là số tháng gửi.
a) Số tiền cô Lan thu được nếu bán vào thời điểm $27-7-2020$ là:
$86.000×5000=430.000.000$ (đồng)
Số tiền cô Lan thu được nếu bán vào thời điểm $30-12-2020$ là:
$108.800×5000=544.000.000$ (đồng)
Số tiền cô Lan thu được nếu bán vào thời điểm $10-5-2021$ là:
$91.000×5000=455.000.000$ (đồng)
b) Lãi suất $6\%/$năm cho kì hạn một tháng, tương ứng là $6: 12=0,5(\%) /$ tháng
Vậy số tiền cô Lan nhận được sau $11$ tháng là:
$T=511000000 .(1+0,5 \%)^{11} \approx 539818271$ (đồng)
Trao đổi trang 94
b) Nếu so sánh giữa việc gửi tiết kiệm và đầu tư, cô Lan nên chọn hình thức nào?
a) Với tình huống như trên cô Lan nên đầu tư ở thời điểm $27-7-2020$ và bán ra vào thời điểm $30-12-2020$.
b)
+) Nếu cô Lan gửi tiết kiệm, đến ngày $10-5-2021$, số tiền thu được là: $539.818.271$(đồng)
+) Nếu cô Lan đầu tư, thì đến ngày $10-5-2021$, số tiền thu được là: $455.000.000$ (đồng)
$=>$ Như vậy cô Lan nên chọn hình thức tiết kiệm.
Vận dụng 1 trang 94
a) $15-3-2021$;
b) $15-4-2021$;
c) $18-5-2021$.
Bước 1: Tính số cổ phiếu anh Tiến mua vào ngày $9-12-2020$
Bước 2: Quan sát biểu đồ và xác định giá của mỗi cổ phiếu tại từng thời điểm bằng cách kẻ các đường vuông góc với trục hoành tại thời điểm ta xét. Sau đó gióng sang trục tung để tìm giá bán cổ phiếu.
Bước 3: Tính số tiền anh Tiến nhận được.
Số cổ phiếu mà anh Tiến mua được là: $898.200.000: 24.950=36.000$ (cổ phiếu)
a) Vào thời điểm $15-3-2021$, giá mỗi cổ phiếu là $33.000$ (đồng)
Số tiền thu được nếu bán vào thời điểm này là:
$36.000×33.000=1.188.000.000$ (đồng)
b) Vào thời điểm $15-4-2021$, giá mỗi cổ phiếu là $34.400$ (đồng)
Số tiền thu được nếu bán vào thời điểm này là:
$36.000×34.400=1.238.400.000$(đồng)
c) Vào thời điểm $18-5-2021$, giá mỗi cổ phiếu là $36.550$ (đồng)
Số tiền thu được nếu bán vào thời điểm này là:
$36.000×36.550=1.315.800.000$ (đồng)
Hoạt động 3 trang 95
a) Hãy lập công thức hàm số bậc nhất mô tả sự phụ thuộc của thuế thu nhập cá nhân vào phần thu nhập tính thuế/tháng với mức thu nhập tính thuế/tháng không quá $5$ triệu đồng và vẽ đồ thị hàm số này.
b) Hāy lập công thức hàm số bậc nhất mô tả sự phụ thuộc của thuế thu nhập cá nhân vào phần thu nhập tinh thuế/tháng với mức thu nhập tính thuế/tháng trên $5$ triệu đồng và không quá $10$ triệu đồng. Vẽ đồ thị hàm số này.
c) Anh Nam làm việc ở một ngân hàng với mức thu nhập chịu thuế đều đặn là $28$ triệu đồng/tháng và có một người phụ thuộc (một con nhỏ dưới 18 tuổi). Hãy giúp anh Nam tính số thuế thu nhập cá nhân mà anh phải nộp trong một năm, biết rằng các khoản giảm trừ được tính bao gồm giảm trừ bản thân cho anh Nam ($11$ triệu đồng/tháng) và giảm trừ người phụ thuộc ($4,4$ triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc).
a)
Bước 1: Gọi $x$ là mức thu nhập tính thuế/tháng không quá $45$ triệu đồng của một người $(x>0)$
Bước 2:Xác định thuế suất của $x$
Bước 3: Lập công thức biểu diễn thuế thu nhập cá nhân.
Thuế thu nhập cá nhân=Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Bước 4: Vẽ đồ thị hàm số bậc nhất.
b)
Bước 1: Gọi x là mức thu nhập tính thuế/tháng trên $5$ triệu đồng và không quá $10$ triệu đồng của một người $(x>0)$
Bước 2: Xác định thuế suất của $x$
Bước 3: Lập công thức biểu diễn thuế thu nhập cá nhân.
Thuế thu nhập cá nhân=Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Bước 4: Vẽ đồ thị hàm số bậc nhất.
c)
Bước 1: Xác định thu nhập tính thuế=Thu nhập chịu thuế-Các khoản giảm trừ
Bước 2: Tính thuế thu nhập cá nhân trong một tháng
– Xác định bậc thuế và thuế suất.
– Thuế thu nhập cá nhân=Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Bước 3: Tính thuế thu nhập cá nhân trong một năm.
a) Với mức thu nhập x (triệu đồng) không quá $5$ triệu đồng thì thuế suất tương ứng là $5 \%$.
Công thức hàm số bậc nhất mô tả sự phụ thuộc của thuế thu nhập cá nhân vào phần thu nhập tính thuế/tháng là: $y=x .5 \%=0,05 x$ với $0 \lt x \leq 5$.
Vẽ đồ thị hàm số:
Hàm số đi qua gốc tọa độ $\mathrm{O}(0 ; 0)$ và điểm $\mathrm{A}(2 ; 0,1)$
b) Với mức thu nhập $x$ (triệu đồng) trên $5$ triệu đồng và không quá $10$ triệu đồng thì thuế suất tương ứng là $10 \%$.
Công thức hàm số bậc nhất mô tả sự phụ thuộc của thuế thu nhập cá nhân vào phần thu nhập tính thuế/tháng là: $y=x .10 \%=0,1 x$ với $5 \lt x \leq 10$
Vẽ đồ thị hàm số:
Hàm số đi qua điểm $B(6 ; 0,6)$ và điểm $C(10 ; 1)$
C) Thu nhập tính thuế (số tiền sau khi đã tính các khoản giảm trừ) là:
$28-11-4,4=12,6$ (triệu đồng)
Vì $10 \lt 12,6 \lt 18$ nên thuế suất tương ứng là $15 \%$.
Do đó số thuế thu nhập cá nhân mà anh Nam phải nộp trong 1 tháng là:
$12,6.15 \%=1,89$ (triệu đồng)
Vậy số thuế thu nhập cá nhân mà anh Nam phải nộp trong 1 năm là:
$1,89.12=22,68$ (triệu đồng)
Vận dụng 2 trang 95
Gọi $x$ là thu nhập tính thuế hàng tháng $(x \gt 0)$ đơn vị triệu đồng
Lập công thức tìm thuế thu nhập cá nhân theo $x$ trong từng bậc thuế.
Nếu $x \in(0 ; 5]$ thì thuế thu nhập cá nhân là: $x .5 \%=0,05 x$
Nếu $x \in(5 ; 10]$ thì thuế thu nhập cá nhân là: $x .10 \%=0,1 x$
Nếu $x \in(10 ; 18]$ thì thuế thu nhập cá nhân là: $x .15 \%=0,15 x$
Nếu $x \in(18 ; 32]$ thì thuế thu nhập cá nhân là: $x .20 \%=0,2 x$
Nếu $x \in(32 ; 52]$ thì thuế thu nhập cá nhân là: $x .25 \%=0,25 x$
Nếu $x \in(52 ; 80]$ thì thuế thu nhập cá nhân là: $x .30 \%=0,3 x$
Nếu $x \in(80 ;+\infty)$ thì thuế thu nhập cá nhân là: $x .35 \%=0,35 x$
Vậy công thức tính thuế thu nhập cá nhân là:
$$y= \begin{cases}0,05 x & 0 \lt x \leq 5 \\ 0,1 x & 5 \lt x \leq 10 \\ 0,15 x & 10 \lt x \leq 18 \\ 0,2 x & 18 \lt x \leq 32 \\ 0,25 x & 32 \lt x \leq 52 \\ 0,3 x & 52 \lt x \leq 80 \\ 0,35 x & 80 \lt x\end{cases}$$
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Tìm hiểu một số kiến thức tài chính thuộc phần Hoạt động thực hành trải nghiệm Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 ở các trang 91, 92, 93, 94, 95. Hi vọng các bạn sẽ có một buổi thú vị và học được nhiều điều bổ ích. Chúc các bạn học tốt!