SGK Toán 7 – Kết Nối Tri Thức

Giải SGK bài 5 trang 26, 27, 28 Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

Trong bài này, HocThatGioi sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi cũng như bài tập trong bài Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn. Đây là bài học thuộc bài 5 chương 2 – Số thức trang 26, 27, 28, 29 SGK Toán 7 Kết nối tri thức. Hi vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày bên dưới.

Trả lời câu hỏi SGK trang 26, 27, 28 Toán 7 Kết nối tri thức

Các câu hỏi và luyện tập ở các trang 26, 27, 28 này sẽ giúp các bạn đi vào bài học tìm hiểu các kiến thức về Số thập phân vô hạn tuần hoàn một cách trơn tru và dễ hiểu hơn rất nhiều đấy! Cùng xem lời giải của HocThatGioi nhé!

Câu hỏi trang 27

Kết quả của phép chia 1 cho 9 là số thập phân hữu hạn hay vô hạn tuẩn hoàn?
Phương pháp giải:
Bước 1 : Chia 1 cho 9 để tìm thương dưới dạng số thập phân.
Bước 2: Nhận diện số thập phân đó là hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn
Lời giải chi tiết:
Ta có: $1: 9=0,1111 \ldots . .=0,(1)$ nên kết quả của phép chia 1 ch thập phân vô hạn tuần hoàn.

Luyện tập 1

Viết các phân số $\frac{1}{4} ;-\frac{2}{11}$ dưới dạng số thập phân rởi cho biết số nhận được là số thập phân hữu hạn hay vô hạn tuẩn hoàn.
Chỉ ra chu kì rổi viết gọn nếu đó là số thập phân vô hạn tuẳn hoàn.
Phương pháp giải:
Thực hiện phép chia tử số cho mẫu số để thu được số thập phân.
Nhận diện số thập phân đó là hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn
Lời giải chi tiết:
Ta có: $\frac{1}{4}=0,25$. Đây là số thập phân hữu hạn.
$-\frac{2}{11}=-0,1818 . \ldots$. Đây là số thập phân vô hạn tuần hoàn. Chu kì của nó là 18. Ta viết $-\frac{2}{11}=-0,(18)$

Luyện tập 2

Làm tròn số 3,14159 với độ chính xác 0,005 .
Phương pháp giải:
+ Bước 1: Xác định hàng làm tròn.
+ Bước 2: Làm tròn theo quy tắc làm tròn số thập phân.
– Đối với chữ số hàng làm tròn:
+ Giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nhỏ hơn 5;
+Tăng 1 đơn vị nếu chữ số ngay bên phải lớn hơn hoặc bằng 5
– Đối với chữ số sau hàng làm tròn:
+ Bỏ đi nếu ở phần thập phân;
+ Thay bằng các chữ số 0 nếu ở phần số nguyên
Lời giải chi tiết:
Để làm tròn $3,14159$ với độ chính xác $0,005$ , ta làm tròn đến hàng phần trăm.
Vi chữ số ngay sau phần làm tròn là $1 < 5$ nên số $3,14159$ làm tròn đến hàng phần trăm là: $3,14$

Vận dụng

Uớc lượng kết quả phép tính $31,(81) .4,9$ bằng cách làm tròn hai thừa số đến hàng đơn vị.
Phương pháp giải:
+ Bước 1: Làm tròn 2 thừa số đến hàng đơn vị
+ Bước 2: Tính tích 2 thừa số sau khi làm tròn
Lời giải chi tiết:
Ta có: Làm tròn số $31,(81)$ đến hàng đơn vị được $32$; làm tròn số $4,9$ đến hàng đơn vị được $5$
Như vậy, kết quả phép tính $31,(81).4,9$ ước lượng được là: $32.5= 160$.

Giải bài tập SGK trang 28 Toán 7 Kết nối tri thức

Những bài tập SGK ở cuối bài trang 28 sách Toán 7 Kết nối tri thức sẽ giúp các bạn vận dụng những kiến thức vừa học để giải các bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Cùng HocThatGioi giải quyết những bài toán này nhé!

Giải bài 2.1 trang 28

Trong các số thập phân sau, số nào là số thập phân hữu hạn? Số nào là số thập phân vô hạn tuẩn hoàn?
$0,1 ;-1,(23) ; 11,2(3) ;-6,725 \text {. }$
Phương pháp giải:
Các số thập phân có chứa chu kì là số thập phân vô hạn tuần hoàn
Lời giải chi tiết:
Các số là số thập phân hữu hạn là: $0,1; -6,725$.
Các số là số thập phân vô hạn tuần hoàn là: $-1,(23)$; $11,2(3)$

Giải bài 2.2 trang 28

Sử dụng chu kì, hãy viết gọn số thập phân vô hạn tuẩn hoàn $0,010101 \ldots$
Phương pháp giải:
Các số thập phân vô hạn tuần hoàn có chứa số được lặp lại vô hạn lần thì số đó là chu kì của số thập phân vô hạn tuần hoàn
Lời giải chi tiết:
Ta có: $0,010101…. = 0,(01)$

Giải bài 2.3 trang 28

Tìm chữ số thập phân thứ năm của số $3,2(31)$ và làm tròn số $3,2(31)$ đến chữ số thập phân thứ năm.
Phương pháp giải:
Các số thập phân vô hạn tuần hoàn có chứa số được lặp lại vô hạn lần thì số đó là chu kì của số thập phân vô hạn tuần hoàn
Làm tròn theo quy tắc làm tròn số thập phân.
– Đối với chữ số hàng làm tròn:
+ Giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nhỏ hơn 5;
+Tăng 1 đơn vị nếu chữ số ngay bên phải lớn hơn hoặc bằng 5
– Đối với chữ số sau hàng làm tròn:
+ Bỏ đi nếu ở phần thập phân;
+ Thay bằng các chữ số 0 nếu ở phần số nguyên
Lời giải chi tiết:
Ta có: $3,2(31)=3,2313131 \ldots$.
Chữ số thập phân thứ năm của số $3,2(31)$ là chữ số 1.
vi chữ số ngay sau chữ số thập phân thứ năm của số đã cho là chữ số $3<5$ nên ta giữ nguyên chữ số ở hàng làm tròn và bỏ đi các chữ số ở sau hàng làm tròn.
Vậy làm tròn số $3,2(31)$ đến chữ số thập phân thứ năm, ta được số $3,23131.$

Giải bài 2.4 trang 28

Số $0,1010010001000010 \ldots$ (viết liên tiếp các số $10,100,1000,10000, \ldots$ sau dấu phẩy) có phải là số thập phân vô hạn tuẩn hoàn hay không?
Phương pháp giải:
Các số thập phân vô hạn tuần hoàn là số thập phân có phần thập phân chứa chữ số được lặp lại vô hạn lần
Lời giải chi tiết:
Số $0,1010010001000010…$ không là số thập phân vô hạn tuần hoàn vì không có chữ số được lặp đi lặp lại vô hạn lần.

Giải bài 2.5 trang 28

Làm tròn số $3,14159 \ldots$
a) đến chữ số thập phân thử ba;
b) với độ chính xác 0,005 .
Phương pháp giải:
Làm tròn theo quy tắc làm tròn số thập phân.
– Đối với chữ số hàng làm tròn:
+ Giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nhỏ hơn 5;
+Tăng 1 đơn vị nếu chữ số ngay bên phải lớn hơn hoặc bằng 5
– Đối với chữ số sau hàng làm tròn:
+ Bỏ đi nếu ở phần thập phân;
+ Thay bằng các chữ số 0 nếu ở phần số nguyên
Lời giải chi tiết:
Số $3,14159 \ldots$ làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba là: $3,142$ ( vì chữ số ở hàng làm tròn là $1$ , chữ số ngay sau hàng làm tròn là chữ số $5 \geq 5$ ) nên ta cộng thêm 1 đơn vị vào chữ số hàng làm tròn và bỏ đi các chữ số sau hàng làm tròn)
Số $3,14159$… làm tròn với độ chính xác $0,005$ , tức là làm tròn đến hàng phần trăm, được: $3,14$ (vì chữ số ở làm tròn là 4, chữ số ngay sau hàng làm tròn là chữ số $1<5$ nên ta giữ nguyên chữ số ở hàng tròn và bỏ đi các chữ số sau hàng làm tròn)

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK bài 5 – Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn trang 26, 27, 28 Toán 7 Kết nối tri thức tập 1. Hi vọng các bạn có một buổi học thật thú vị và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn học tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 7 – Toán – Số thập phân vô hạn tuần hoàn
Back to top button
Close