SGK Toán 7 – Kết Nối Tri Thức

Giải SGK Luyện tập chung trang 38 Toán 7 Kết nối tri thức

Các bài tập Luyện tập chung ở trang 38 SGK Toán 7 Kết nối tri thức sẽ giúp các bạn ôn tập lại các kiến thức về Số thập phân vô hạn tuần hần, Số hữu tỉ cũng như là căn bậc 2 số học một cách đầy đủ, chi tiết nhất. Cùng xem HocThatGioi giải quyết các bài toán này nhé!

Giải bài 2.19 trang 38

Cho bốn phân số: $\frac{17}{80} ; \frac{611}{125} ; \frac{133}{91}$ và $\frac{9}{8}$.
a) Phân số nào trong những phân số trên không viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn?
b) Cho biết $\sqrt{2}=1,414213562 \ldots$, hãy so sánh phân số tìm được trong câu a) với $\sqrt{2}$.
Phương pháp giải:
a)
Cách 1: Viết các phân số dưới dạng số thập phân rồi nhận biết số thập phân hữu hạn.
Cách 2: Sử dụng nhận xét ở phần Em có biết trang 28: Nếu một phân số tối giản có mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
b) Viết phân số đó dưới dạng số thập phân rồi so sánh.
Lời giải chi tiết:
Cách 1:
$\frac{17}{80}=0,2125 ; \frac{611}{125}=4,888 ; \frac{133}{91}=1,(461538) ; \frac{9}{8} =1,125$
Như vậy, trong những phân số trên, phân số không viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn là: $\frac{133}{91}$
Cách 2:
Vì các phân số trên đều tối giản và có mẫu dương Ta có: $80=2^4 .5 ; 125=5^3 ; 91=7.13 ; 8=2^3$ nên chí có 91 có ước nguyên tố khác 2,5 nên $\frac{133}{91}$ không viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn
b) Ta có: $\frac{133}{91}=1,(461538)=1,461538461538 \ldots$.
Quan sát các chữ số ở các hàng tương ứng từ trái sang phải, vì $1=1 ; 4=4 ; 1<6$ nên $1,414213562 \ldots\sqrt{2}$

Giải bài 2.20 trang 38

a) Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân vô hạn tuẩn hoàn (dùng dấu ngoặc để chỉ rō chu kì): $\frac{1}{9} ; \frac{1}{99}$.
Em có nhận xét gì vể kết quả nhận được?
b) Em hãy dự đoán dạng thập phân của $\frac{1}{999}$.
Phương pháp giải:
Bước 1: Thực hiện phép chia.
Bước 2: Quan sát và viết kết quả thành dạng thập phân vô hạn tuần hoàn
Lời giải chi tiết:
a) – Viết dạng thập phân vô hạn tuần hoàn: $\frac{1}{9} ; \frac{1}{99}$ là: $\frac{1}{9}=0,(1) ; \frac{1}{99}=0,(01)$
– Nhận xét:
Dạng thập phân vô hạn tuần hoàn của phân số có dạng $\frac{1}{99 \ldots 9}$ như sau:
$\frac{1}{99 \ldots 9}=0,(0 \ldots 001)$ ( n chữ số 9); ( $n-1$ chữ số 0 )
b) Dự đoán kết quả của $\frac{1}{999}$
Theo nhận xét ở câu a ta có: $\frac{1}{999}=0,(001)$

Giải bài 2.21 trang 38

Viết $\frac{5}{9}$ và $\frac{5}{99}$ dưới dạng số thập phân vô hạn tuẳn hoàn.
Phương pháp giải:
Bước 1: Thực hiện phép chia $5:9$ và $5:99$ để thu được kết quả là số thập phân
Bước 2: Nhận ra chu kì của mỗi số thập phân
Lời giải chi tiết:
Ta có:
$\frac{5}{9}=0,5555 \ldots=0,(5) $
$\frac{5}{99}=0,050505 \ldots=0,(05)$

Giải bài 2.22 trang 38

Nam vẽ một phẳn trục số trên vở ô li và đánh dấu ba điểm $A, B, C$ như sau:
Giải SGK Luyện tập chung trang 38 Toán 7 Kết nối tri thức 2
a) Hãy cho biết hai điểm $A, B$ biểu diễn nhūng số thập phân nào?
b) Làm tròn số thập phân được biểu diễn bởi điểm $C$ với độ chính xác 0,05 .
Phương pháp giải:
a) Đếm số vạch chia trên một đơn vị
Tìm khoảng cách từ mỗi điểm đến điểm mốc $13,14$
b) Làm tròn số thập phân được biểu diễn bởi điểm C với độ chính xác $0,05$ tức là làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất.
Lời giải chi tiết:
Mỗi đơn vị được chia thành 10 phần bằng nhau nên khoảng cách giữa 2 vạch chia liên tiếp là 0,1 đơn vị.
a) Điểm A biểu diễn số $13,4$
Điểm B biểu diễn số $14,2$
b) Làm tròn số thập phân được biểu diễn bởi điểm C với độ chính xác $0,05$, ta được $14,6$ (vì điểm C nằm gần vạch biểu thị số 14,6 nhất).

Giải bài 2.23 trang 38

Thay dấu “?” bằng chứ số thích hợp.
a) $-7,02<-7, ?(1)$
b) $-15,3 ? 021<-15,3819$
Phương pháp giải:
So sánh các chữ số ở vị trí tương ứng của hai số thập phân
Chú ý: Để so sánh 2 số thập phân âm, ta so sánh 2 số thập phân đối của chúng.
Lời giải chi tiết:
a) $ -6,02 < -7,0(1)$
b) $-15.39021 < -15,2819$

Giải bài 2.24 trang 38

So sánh:
a) $12,26$ và $12,(24)$;
b) $31,3(5)$ và $29,9(8)$.
Phương pháp giải:
So sánh các chữ số ở vị trí tương ứng của hai số thập phân
Lời giải chi tiết:
a) Ta có: $12,(24) = 12,242424….$
Đi từ trái sang phải, chữ số thập phân thứ 2 của 2 số khác nhau. Vì $ 6 > 4 $ nên $12,26 >12,(24)$
b)
Đi từ trái sang phải, chữ số ở hàng chục của 2 số khác nhau. $3 > 2$ nên $31,3(5) > 29,9(8)$

Giải bài 2.25 trang 38

Tính: a) $\sqrt{1}$;
b) $\sqrt{1+2+1}$;
c) $\sqrt{1+2+3+2+1}$.
Phương pháp giải:
Tính biểu thức dưới dấu căn rồi tìm căn bậc hai số học của số đó
Lời giải chi tiết:
a) $\sqrt{1}=1$
b) $\sqrt{1+2+1}=\sqrt{4}=2$
c) $\sqrt{1+2+3+2+1}=\sqrt{9}=3$

Giải bài 2.26 trang 38

Tinh:
a) $(\sqrt{3})^{2}$;
b) $(\sqrt{21})^{2}$.
Phương pháp giải:
$(\sqrt{a})^2=a$
Lời giải chi tiết:
a) $(\sqrt{3})^2=3$
b) $(\sqrt{21})^2=21$
Bài viết khác liên quan đến Lớp 7 – Toán – Ôn tập chương số thực
Back to top button
Close