Giải SGK bài 36 chương 10 trang 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91 Toán 7 Kết nối tri thức tập 2
Đồng hành cùng HocThatGioi tìm ra phương pháp tốt nhất, nhanh nhất để giải các câu hỏi, vận dụng, luyện tập và bài tập của bài Hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Các bài tập sau đây thuộc Bài 36 chương 10 trang 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91 SGK Toán 7 Kết nối tri thức Tập 2. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.
Giải câu hỏi mục 1 trang 86, 87 SGK Toàn 7 Kết nối tri thức tập 2
Ở mục này HocThatGioi sẽ giúp bạn tìm ra đáp án chính xác nhất cho các câu hỏi hoạt động ở mục 1 các trang 86 và trang 87 trong bài Hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Cùng tìm hiểu nhé!
Giải hoạt động 1 SGK trang 86
-Hình hộp chữ nhật có các mặt là hình chữ nhật.
-Hình lập phương có các mặt là hình vuông.
Hình $a$ có dạng kiến trúc hình hộp chữ nhật.
Hình $b$ có dạng kiến trúc hình lập phương.
Giải hoạt động 2 SGK trang 86
1. Nêu tên các đỉnh, cạnh, đường chéo của hình hộp chữ nhật $ABCD$. $A’B’C’D’$.
Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu đỉnh? Có bao nhiêu cạnh? Có bao nhiêu đường chéo ?
2. Gọi tên các mặt bên, mặt đáy của hình hộp chữ nhật $ABCD$. $A’B’C’D’$.
Dựa vào hình vẽ để đọc tên.
1. Hình hộp chữ nhật $ABCD$. $A’B’C’D’$ có:
+ 8 đỉnh : $A, B, C, D, A’, B’, C’, D’$.
+ 12 cạnh : $AB, AD, DC, BC, A’B’, A’D’, D’C’, B’C’, BB’, CC’, AA’, DD’$.
+ 4 đường chéo : $AC’, A’C, BD’, B’D$.
2. Các mặt bên của hình hộp chữ nhật $ABCD. A’BC’D’ là: ABB’A’, ADD’A’, BCC’B’, CDD’C’$.
Các mặt đáy của hình hộp chữ nhật $ABCD. A’B’C’D’ là : ABCD, A’B’C’D’$.
Giải hoạt động 3 SGK trang 86
Đọc các yếu tố trong hình lập phương.
+ 8 đỉnh : $A, B, C, D, M, N, Q, P$.
+ 12 cạnh : $AB, AD, BC, CD, MN, MQ, QP, PN, AM, BN, CP, DQ$.
+ 4 đường chéo: $ND, QB, MC, PA$.
+ 4 mặt bên : $AMNB$, $MQDA$, $PQDC$, $NPCB$.
+ 2 mặt đáy: $ABCD$, $MNPQ$.
Giải thực hành SGK trang 87
Bước 1: Vẽ hình khai triển của hình hộp chữ nhật theo kích thước đã cho như Hình $10.4$.
Bước 2: Cắt theo viền
Bước 3: Gấp theo đường màu cam để được hình hộp chữ nhật ($H.10.5$)
Cắt và gấp theo hướng dẫn.
Bước 1: Vẽ hình khai triển của hình hộp chữ nhật theo kích thước đã cho như Hình $10.4$.
Bước 2: Cắt theo viền
Bước 3: Gấp theo đường màu cam để được hình hộp chữ nhật ($H.10.5$)
Giải vận dụng 1 SGK trang 87
Bước 1. Vẽ hình triển khai của hình lập phương với độ dài cạnh bằng 4 cm.
Bước 3. Gấp theo đường màu cam để được hình lập phương.
Giải mục 2 SGK trang 87, 88, 89, 90 Kết nối tri thức tập 2
Chuyên mục giải SGK Bài 36 Hình hộp chữ nhật và hình lập phương đang dần đi đến hồi kết. Hãy cùng HocThatGioi tìm ra đáp án chính xác nhất cho các hoạt động và các câu hỏi luyện tập ở các trang 87, 88, 89, 90 trong bài Hình hộp chữ nhật và hình lập phương ở ngay bên dưới nhé!
Giải hoạt động 4 SGK trang 87
Nhìn vào hình vẽ chỉ ra các mặt tương ứng.
(2) và (4) bằng nhau nên là hai mặt lớn đối diện nhau $BCC’B’$; $ADD’A’$.
+ Sự tương ứng: $(1)$ – $ABB’A’$; $(2) – BCC’B’$; $(3) – CDD’C’$; $(4) – ADD’A’$.
+ Mặt bên : $(1), (2), (3), (4)$
+ Mặt đáy: $(5), (6)$.
Giải hoạt động 5 SGK trang 87, 88
-Diện tích hình chữ nhật = chiều dài x chiều rộng
-Chu vi đáy hình chữ nhật = 2. (chiều dài + chiều rộng )
Diện tích hình chữ nhật $(1) = (3)$ là : $bc$
Diện tích hình chữ nhật $(2) = (4)$ là $ac$
$ \Longrightarrow $ Tổng diện tích hình chữ nhật $(1), (2), (3), (4)$ $=$ $2ac + 2bc$ = $2c( a+ b)$.
Chu vi mặt đáy hình hộp chữ nhật là $2( a+ b)$
Độ dài chiều cao của hình hộp chữ nhật là $c$
$ \Longrightarrow $ Tích của chu vi đáy và chiều cao của hình hộp chữ nhật $=$ $2 c(a + b)$.
$ \Longrightarrow $ Tổng diện tích hình chữ nhật $(1), (2), (3), (4)$ $=$ Tích của chu vi đáy và chiều cao của hình hộp chữ nhật $=$ $2 c(a + b)$
Giải luyện tập 1 SGK trang 88
-Tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật = chu vi đáy x chiều cao.
-Tính chi phí phải trả = diện tích xung quanh x $20000$ ($đồng$)
Diện tích xung quanh thành bể là :
$2. (3+2). 1,5$ $=$ $15$ $(m^{2})$
Chi phí bác Tú phải trả là :
$15. 20000$ $=$ $300000$ $(đồng)$.
Giải luyện tập 2 SGK trang 90
-Diện tích xung quanh hình lập phương có cạnh bằng a là:
$C_{day}.chieucao$ $=$ $4a.a$ $=$ $4a^{2}$ $(cm^{2})$
Thể tích hình lập phương là $a^{3} (cm^{3})$.
Diện tích xung quanh hình lập phương là: $S = 4a^{2}$.
$ \Longrightarrow$ $100 = 4a^{2}$
$ \Longrightarrow$ $a^{2}$ $=$ $100 : 4$
$ \Longrightarrow$ $a = 5 (cm)$
Thể tích hình lập phương đó là:
$V = a^{3} = 5^{3} = 125 (m^{3})$
Giải vận dụng 2 SGK trang 90
Thể tích hình hộp chữ nhật: $V= a.b.h$
Thể tích của thùng giữ nhiệt là:
$50.30.30$ $=$ $45000(cm^{3})$
Giải bài tập SGK trang 90, 91 Toán 7 Kết nối tri thức tập 2
Sau khi tìm hiểu xong phần lý thuyết. Bây giờ là lúc chúng ta cùng áp dụng lý thuyết và giải các bài tập trong bài Hình hộp chữ nhật và hình lập phương ở các trang 90, 91 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2.
Giải bài 10.1 SGK trang 90
– Đếm số hình lập phương nhìn thấy.
– Đếm số hình lập phương bị che đi.
Cách 1:
Hàng $1$ có $5$ hình lập phương;
Hàng $2$ có $3$ hình lập phương;
Hàng $3$ có $1$ hình lập phương.
Vậy có tất cả $5+3+1=9$ hình lập phương nhỏ.
Cách 2:
– Số hình lập phương nhìn thấy là $6$;
– Số hình lập phương bị che đi là $3$.
Vậy có tất cả $ 6+3=9$ hình lập phương nhỏ.
Giải bài 10.2 SGK trang 90
Tham khảo hoạt động $2$ và $3$.
+ $8$ đỉnh : $A, B, C, D, E, F, G, H$.
+ $12$ cạnh : $AB, AD, DC, BC, EF, EH, FG, GH, AE, BF, CG, DH$.
+ $4$ đường chéo : $AG, CE, BH, DF$.
+ $6$ mặt: $ABFE, DCGH, BCGF, ADHE, ABCD, EFGH$.
Giải bài 10.3 SGK trang 90
Giải bài 10.4 SGK trang 91
Thể tích hình hộp chữ nhật: $V = a.b.h$
Thể tích của lòng thùng hàng là:
$5,6.2.2 = 22,4 (m^{3})$
Giải bài 10.5 SGK trang 91
a) Tính chiều rộng của hộp sữa.
b) Tính diện tích vật liệu dùng để làm vỏ hộp sữa? (Coi như phần mép hộp không đáng kể).
a) $V = a.b.h \Rightarrow b = \frac{V}{a.h}$
b) Diện tích vật liệu = diện tích xung quanh + tổng 2 diện tích đáy.
Đổi: $1$ $lít$ $=$ $1dm^{3} = 1000cm^{3}$
a)
Chiều rộng của hộp sữa là:
$1000: (20 . 10) = 1000 : 200= 5 (cm)$
b)
Diện tích vật liệu dùng để làm vỏ hộp sữa là diện tích xung quanh và diện tích của hai mặt đáy của hình hộp.
Diện tích xung quanh của hộp sữa là:
$(10 + 5).2.20 = 600(cm^{2})$
Diện tích của hai mặt đáy là:
$600 + 100 = 700(cm^{2})$
Vậy diện tích vật liệu cần dùng là:
$600 + 100 = 700 (cm^{2})$
Giải bài 10.6 SGK trang 91
a) Tính chiều rộng của bể nước.
b) Người ta đổ thêm $60$ thùng nước nữa thì đầy bể. Hỏi bể cao bao nhiêu mét?
a)
– Tính thể tích nước đổ vào
– Tính chiều rộng bể nước $b = V : (a.h)$
b)
– Tính thể tích bể nước
– Tính chiều cao của bể: $h = V : (a.b)$
a)
Thể tích nước đổ vào:
$120.20 = 2400 (l) = 2,4(m^{3})$
b)
Thể tích của bể nước:
$2400 + (60.20) = 3600 (l) = 3,6(m^{3})$
Chiều cao của bể nước:
$h = \frac{V}{a.b} = \frac{3,6}{2.1,5} = 1,2(m)$
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi. Bài viết này đã giải quyết tất cả các bài tập, câu hỏi, các hoạt động của bài 36 Hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Các bài tập sau đây thuộc Bài 36 chương 10 SGK trang 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91 Toán 7 Kết nối tri thức Tập 2. Hy vọng, qua bài viết này bạn có thể nắm rõ tất cả các kiến thức và áp dụng nó vào thực tế một cách tốt nhất. Chúc các bạn có một buổi học thật thú vị và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn học tốt!