Giải SGK Vật Lí 10 - Kết Nối Tri Thức

Giải SGK bài 3 chương 1 trang 17, 18, 19 Vật lí 10 Kết nối tri thức

Hôm nay, đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về các số đo trong phòng thí nghiệm, thực hành tính sai số trong phép đo và ghi kết quả đo như thế nào để đúng nhất? Hãy tìm hiểu cách tính đúng nhất, chuẩn nhất qua bài Giải SGK bài 3 chương 1 trang 17, 18, 19 Vật lí 10 Kết nối tri thức ngay nhé.

Giải SGK mục 1 trang 17 Vật lí 10 Kết nối tri thức

Mở đầu bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về các phép đo trực tiếp, các phép đó gián tiếp nhé. Mục này hứa hẹn sẽ là phần lý thuyết thú vị và cần thiết đối với chúng ta. Hãy cùng đón xem nhé.

Giải SGK câu hỏi trang 17

Em hãy lập phương án đo tốc độ chuyển động của chiếc xe ô tô đồ chơi chỉ dùng thước; đồng hồ bấm giây và trả lời các câu hỏi sau:
$a$) Để đo tốc độ chuyển động của chiếc xe cần đo đại lượng nào?
$b$) Xác định tốc độ chuyển động của xe theo công thức nào?
$c$) Phép đo nào là phép đo trực tiếp? Tại sao?
$d$) Phép đo nào là phép đo gián tiếp? Tại sao?
Phương pháp giải:
Vận dụng các kiến thức đã học về vận tốc.
Lời giải chi tiết:
* Phương án:
– Dụng cụ: ô tô đồ chơi, thước, đồng hồ bấm giây.
– Cách tiến hành:
+ Chọn vạch xuất phát làm mốc, cho ô tô bắt đầu chuyển động
+ Dùng đồng hồ bấm giây để xác định thời gian từ lúc ô tô bắt đầu chuyển động đến khi ô tô dừng lại
+ Dùng thước đo quãng đường từ vạch xuất phát đến điểm ô tô dừng lại.
$a$) Để đo tốc độ chuyển động của chiếc xe cần đo các đại lượng là: Thời gian $(t)$ và quãng đường $(s)$.
$b$) Xác định tốc độ chuyển động của chiếc xe bằng công thức: $v=\frac{s}{t}$
$c$) Phép đo thời gian và quãng đường là phép đo trực tiếp vì chúng lần lượt được đo bằng dụng cụ đo là đồng hồ và thước. Kết quả của phép đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo.
$d$) Phép đo tốc độ là phép đo gián tiếp vì nó được xác định thông qua công thức liên hệ với các đại lượng được đo trực tiếp là quãng đường và thời gian.

Giải SGK mục 2 trang 17, 18, 19 Vật lí 10 Kết nối tri thức

Phần tiếp theo của bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu các kiến thức về sai số phép đo, cách xác định sai số phép đó và cách ghi phép đo nhé. Cùng tìm hiểu xem nhé.

Giải SGK câu hỏi trang 19

Dùng một thước có $ĐCNN$ là $1$ $mm$ và một đồng hồ đo thời gian có $ĐCNN$ $0,01s$ để đo $5$ lần thời gian chuyển động của chiếc xe đồ chơi chạy bằng pin từ điểm $A$ $(vA = 0)$ đến điểm $B$ (Hình $3.1$). Ghi các giá trị vào Bảng $3.1$ và trả lời các câu hỏi.
$a$) Nguyên nhân nào gây ra sự sai khác giữa các lần đo?
$b$) Tính sai số tuyệt đối của phép đo $s$, $t$ và điền vào Bảng $3.1$.
c) Viết kết quả đo:
s = …..; t = …..
d) Tính sai số tỉ đối:
$S_{t} = \frac{\Delta t}{t}.100 \% =…;$ $S_{s} = \frac{\Delta s}{s}.100 \% =…;$ $S_{v} =…;$ $\Delta v = …’$
Giải SGK bài 3 chương 1 trang 17, 18, 19 Vật lí 10 Kết nối tri thức 3
Phương pháp giải:
– Tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu của đề bài.
– Sử dụng các công thức tính sai số để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Bảng kết quả tham khảo:

Giải SGK bài 3 chương 1 trang 17, 18, 19 Vật lí 10 Kết nối tri thức 4


a) Nguyên nhân gây ra sự sai khác giữa các lần đo là:
– Do đặc điểm và cấu tạo của dụng cụ đo
– Do điều kiện làm thí nghiệm chưa được chuẩn
– Do thao tác khi đo
b) Ta có:
$\overline{ \Delta s} = \frac{\left | \overline{s} – s_{1} \right | + \left | \overline{s} – s_{2} \right | + … + \left | \overline{s} – s_{5}\right |}{5} = 0, 00168$
$\overline{ \Delta t} = \frac{\left | \overline{t} – t_{1} \right | + \left | \overline{t} – t_{2} \right | + … + \left | \overline{t} – t_{5}\right |}{5} = 0, 0168$
c) Viết kết quả đo:
Ta có:
$\Delta s = \overline{\Delta s} + \Delta s_{dc} = 0,00168 + \frac{0,001}{2} = 0,00218$
$\Delta t = \overline{\Delta t} + \Delta t_{dc} = 0,0168 + \frac{0,01}{2} = 0,0218$
Suy ra:
$s = \overline{s} \pm \Delta s = 0,6514 \pm 0, 00218 (m)$
$t = \overline{t} \pm \Delta t = 3, 514 \pm 0, 0218 (s)$
d) Tính sai số tỉ đối:
$S_{t} = \frac{\Delta t}{t}.100\% = \frac{0, 0218}{3, 514}.100\% = 0, 620$
$S_{s} = \frac{\Delta s}{s}.100\% = \frac{0, 00218}{0, 6514}.100\% = 0, 335$
$S_{v} = \frac{\Delta s}{s}.100\% + \frac{\Delta t}{t}.100\% = 0, 335 + 0, 620 = 0, 955$
$\Delta v = S_{v} . \overline{v} = 0, 955 . \frac{0, 6514}{3, 514} = 0, 177 (m/s)$

Bài Giải SGK bài 3 chương 1 trang 17, 18, 19 Vật lí 10 Kết nối tri thức của HocThatGioi đã đi đến hồi kết. Chúng ta đã cùng nhau đi qua những kiến thức bổ ích về số đo trong vật lí, tính sai số và cách ghi số đo rồi. Hy vọng qua bài học này các bạn sẽ nhận được những điều bổ ích nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài học sau nhé. Chúc các bạn học tốt!!!

Back to top button
Close