Bài Tập SGK Vật Lí 10 - Cánh Diều

Giải SGK bài 3 Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian Vật lí 10 Cánh diều

Trong bài viết này HocThatGioi sẽ cùng bạn đi tìm đáp án và phương pháp tốt nhất giải quyết toàn bộ các câu hỏi và bài tập trong bài 3 Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian. Các bài tập sau đây thuộc bài 3 chương 1 ở các trang 27, 28, 29, 30, 31 Vật lí 10 Cánh diều. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.

Giải SGK mục 1 trang 27, 28 Vật lí 10 Cánh diều

Cùng HocThatGioi tìm ra đáp án chính xác nhất cho các câu hỏi hoạt động ở Mục 1 của các trang 27, 28 trong bài Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian ở ngay bên dưới nhé!

Giải SGK câu hỏi 1 trang 29

Một ô tô tăng tốc từ lúc đứng yên, sau $6,0 s$ đạt vận tốc $18 m/s$. Tính độ lớn gia tốc của ô tô.
Phương pháp giải:
Biểu thức tính độ lớn của gia tốc: $a = \frac{\Delta v}{\Delta t}$
Trong đó:
+ $\Delta v$: độ thay đổi vận tốc ($m/s$); $\Delta v = \left | v_{2} – v_{1}\right |$
+ $\Delta t$: thời gian ($s$)
+ $a$: gia tốc ($m/s^{2}$ )
Lời giải chi tiết:
Gia tốc của ô tô là:
$a = \frac{\Delta v}{\Delta t} = \frac{18-0}{6}= 3 (m/s^{2})$

Giải SGK câu hỏi 2 trang 29

Người lái xe ô tô hãm phanh để xe giảm tốc độ từ $23 m/s$ đến $11 m/s$ trong $20 s$. Tính độ lớn của gia tốc.
Phương pháp giải:
Biểu thức tính độ lớn của gia tốc: $a = \frac{\Delta v}{\Delta t}$
Trong đó:
+ $\Delta v$: độ thay đổi vận tốc ($m/s$); $\Delta v = \left | v_{2} – v_{1}\right |$
+ $\Delta t$: thời gian ($s$)
+ $a$: gia tốc ($m/s^{2}$ )
Lời giải chi tiết:
Gia tốc của ô tô là:
$a = \frac{\Delta v}{\Delta t} = \frac{\left | 11-23 \right |}{20} = 0,6 (m/s^{2})$

Giải SGK luyện tập trang 29

Trong một cuộc thi chạy, từ trạng thái đứng yên, một vận động viên chạy với gia tốc $5,0 m/s^{2}$ trong $2,0$ giây đầu tiên. Tính vận tốc của vận động viên sau $2,0 s$.
Phương pháp giải:
Biểu thức tính độ thay đổi vận tốc:
$\Delta v = a. \Delta t$
Trong đó:
+ $\Delta v$: độ thay đổi vận tốc $(m/s)$; $\Delta v = \left | v_{2} – v_{1} \right |$
+ $\Delta t$: thời gian $(s)$
+ $a$: gia tốc $(m/s^{2} )$
Lời giải chi tiết:
Ta có:
$a = 5 m/s^{2}$
$\Delta t=2s$
$v_{1} = 0 m/s$
Độ thay đổi vận tốc của vận động viên là:
$\Delta v =a.\Delta t=5.2=10(m/s)$
$\Rightarrow$ Vận tốc của vận động viên sau $2 s$ là: $10 – 0 = 10 m/s$

Giải SGK mục 2 trang 29 Vật lí 10 Cánh diều

Bài viết giải SGK Bài 2 Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian đang dần đi đến giai đoạn quan trọng nhất. Hãy cùng HocThatGioi tìm ra đáp án chính xác nhất cho các hoạt động và các câu hỏi, ở các trang 29 ở ngay bên dưới nhé!

Giải SGK câu hỏi 1 trang 30

Một người lái ô tô đang đi với tốc độ ổn định trên đường cao tốc, chợt nhìn thấy tín hiệu báo có nguy hiểm ở phía trước nên dần dần giảm tốc độ. Ô tô tiến thêm một đoạn thì người này thấy một tai nạn đã xảy ra và phanh gấp để dừng lại. Vẽ phác đồ thị vận tốc – thời gian để biểu diễn chuyển động của ô tô này.
Lời giải chi tiết:
Đồ thị vận tốc – thời gian để biểu diễn chuyển động của ô tô này là:
Giải SGK bài 3 Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian Vật lí 10 Cánh diều 5

Giải SGK câu hỏi 2 trang 29

Từ độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng trên hình $1.3$, hình nào tương ứng với mỗi phát biểu sau đây?
$1$. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.
$2$. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
$3$. Độ dốc bằng không, gia tốc $a = 0$.
$4$. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
Giải SGK bài 3 Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian Vật lí 10 Cánh diều 6
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ.
Lời giải chi tiết:
$1 – d$
$2 – b$
$3 – a$
$4 – c$

Giải SGK mục 3 trang 30, 31 Vật lí 10 Cánh Diều

Bài viết giải SGK Bài 3 Gia tốc và đồ thì vận tốc – thời gian đang dần đi đến hồi cuối cùng. Hãy cùng HocThatGioi tìm ra đáp án chính xác nhất cho các các câu hỏi, ở các trang 30, 31 ở ngay bên dưới nhé!

Giải SGK câu hỏi trang 30

Bảng $3.2$ liệt kê một số giá trị vận tốc của người đi xe máy trong quá trình tốc độ dọc theo một con đường thẳng.
$a$) Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian cho chuyển động này.
$b$) Từ những số đo trong bảng, hãy suy nghĩ gia tốc của người đi xe máy trong $10 s$ đầu tiên.
$c$) Kiểm tra kết quả tính được của bạn bằng cách tìm độ dốc của đồ thị trong $10 s$ đầu tiên.
$d$) Xác định gia tốc của người đi xe máy trong thời gian $15 s$ cuối cùng.
$e$) Sử dụng đồ thị để tìm tổng quãng đường đã đi trong quá trình thử tốc độ.
Giải SGK bài 3 Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian Vật lí 10 Cánh diều 7
Phương pháp giải:
Biểu thức tính độ lớn của gia tốc: $a = \frac{\Delta v}{\Delta t}$
Trong đó:
+ $\Delta v$: độ thay đổi vận tốc ($m/s$); $\Delta v = \left | v_{2} – v_{1}\right |$
+ $\Delta t$: thời gian ($s$)
+ $a$: gia tốc ($m/s^{2}$ )
Lời giải chi tiết:
$a$) Đồ thị vận tốc – thời gian cho chuyển động này.
Giải SGK bài 3 Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian Vật lí 10 Cánh diều 8

$b$) Trong $10$ giây đầu tiên (tính từ thời điểm $t_{1} = 0 s$ ứng với vận tốc $v_{1} = 0 m/s$ đến thời điểm $t_{2} = 10 s$ ứng với vận tốc $v_{2} = 30 m/s)$
Gia tốc của người đi xe máy trong $10$ giây đầu tiên:
$a=\frac{v_{2} – v_{1}}{t_{2}-t_{1}} = \frac{30-0}{10-0}= 3 (m/s^{2})$
$c$) Độ dốc của đồ thị trong $10$ giây đầu tiên:
$a = \frac{\Delta v}{\Delta t} = \frac{30}{10} = 3 (m/s^{2})$
$d$) Trong $15$ giây cuối (tính từ thời điểm $t_{1} = 15 s$ ứng với vận tốc $v_{1} = 30 m/s$ đến thời điểm $t_{2} = 30 s$ ứng với vận tốc $v_{2} = 0 m/s)$.
Gia tốc của người đi xe máy trong $15$ giây cuối:
$a=\frac{v_{2} – v_{1}}{t_{2}-t_{1}} = \frac{0-30}{30 – 15}= -2 (m/s^{2})$
$e$) Do xe máy chuyển động trên một đường thẳng và không đổi hướng nên tổng quãng đường đã đi bằng độ dịch chuyển và bằng diện tích hình thang $ABCD$.
$s = \frac{1}{2} (BC+AD).BH = \frac{1}{2}. (5+30).30=525m$

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi. Bài viết này đã giải quyết tất cả các bài tập, câu hỏi của bài 3 Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian. Các bài tập sau đây thuộc bài 3 chương 1 ở các trang 27, 28, 29, 30, 31 Vật lí 10 Cánh diều. Chúc các bạn học tốt và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Back to top button
Close