Bài Tập SGK Vật Lí 10 - Cánh Diều

Giải SGK bài 3 Ba định luật Newton về chuyển động Vật lí 10 Cánh diều

Hãy cùng HocThatGioi sẽ đi tìm đáp án và phương pháp chính xác nhất, nhất giải quyết toàn bộ các câu hỏi bài tập Bài 3 Ba định luật Newton về chuyển động Vật lí 10 Cánh diều. Các bài tập sau đây thuộc Bài 3 trang 57, 58, 59, 60 SGK Vật lí 10 Cánh diều. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn các bài tập sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.

Giải câu hỏi mở đầu trang 57 SGK Vật lí 10 Cánh diều

Dưới đây là phương pháp và lời giải chi tiết cho các câu hỏi mở đầu bài học thuộc bài 3 Ba định luật Newton về chuyển động trang 57 SGK Vật lí 10 Cánh diều. Các bạn có thể tham khảo ngay đáp án bên dưới nhé!

Ta đã biết rằng nếu một vật bị biến đổi chuyển động (có gia tốc) thì phải có lực tác dụng lên nó. Điều này khá dễ hình dung khi ta tác dụng lực lên xe đẩy thì xe tăng tốc. Khi ngừng đẩy, xe sẽ chuyển động như thế nào?
Giải SGK bài 3 Ba định luật Newton về chuyển động Vật lí 10 Cánh diều 6
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
Khi ngừng đẩy xe vẫn tiếp tục chuyển động thêm một đoạn rồi mới dừng lại.

Giải câu hỏi và luyện tập mục 1 trang 57, 58 SGK Vật lí 10 Cánh Diều

Tiếp theo sau đây là phần hướng dẫn cũng như lời giải chi tiết cho các câu hỏi và luyện tập thuộc mục 1 Định luật I Newton ở trang 57, 58 bài 3 SGK Vật lí 10 Cánh diều. Cùng HocThatGioi đi tìm đáp án của câu hỏi mục 1 này ngay nhé.

Câu hỏi trang 57

Một vật đang chuyển động có cần lực để giữ cho nó tiếp tục chuyển động không?
Phương pháp giải:
Vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi trừ khi có hợp lực khác không tác dụng lên vật.
Lời giải chi tiết:
Một vật đang chuyển động không cần lực để giữ cho nó tiếp tục chuyển động.

Câu hỏi trang 58

Hãy giải thích vì sao khi xe phanh gấp thì người ngồi trên ô tô bị nghiêng về phía trước và nêu ý nghĩa của việc đeo dây an toàn khi ngồi trên ô tô.
Phương pháp giải:
Các vật đều không thể ngay lập tức thay đổi vận tốc mà luôn có xu hướng duy trì trạng thái chuyển động hay đứng yên đang có.
Lời giải chi tiết:
Khi người đang ngồi trên xe và xe đang chuyển động về phía trước thì người có xu hướng đang chuyển động về phía trước cùng xe. Nếu phanh gấp, xe dừng lại nhưng người không kịp dừng lại theo xe. Do đó, theo quán tính người trên xe bị xô về phía trước.

Giải câu hỏi và luyện tập mục 2 trang 58, 59 SGK Vật lí 10 Cánh

Dưới đây là những phương pháp và lời giải chi tiết cho các câu hỏi, luyện tập thuộc mục 2 Định luật II Newton bài 3 ở trang 58, 59 SGK Vật lí 10 Cánh diều. Các bạn hãy xem ngay cách giải dưới đây nhé!

Luyện tập trang 58

Vận dụng mối liên hệ ở phương trình (1) để giải thích các hiện tượng sau:
a) Xe đua thường có khối lượng nhỏ.
b) Người chơi quần vợt muốn bóng chuyển động thật nhanh để ghi điểm thì đánh càng mạnh.
c) Hãy giải thích lí do tốc độ giới hạn quy định cho xe tải thường nhỏ hơn của xe con.
Phương pháp giải:
Dựa vào phương trình: $a$ = $\frac{F}{m}$ hay $F$ = $m.a$ (1)
Lời giải chi tiết:
a) Do gia tốc tỉ lệ nghịch với khối lượng nên xe đua có khối lượng càng nhỏ thì gia tốc sẽ càng lớn giúp dễ dàng thay đổi tốc độ hơn => xe chuyển động nhanh hơn.
b) Do lực tác dụng và gia tốc tỉ lệ thuận với nhau nên muốn tăng gia tốc thì phải tăng lực tác dụng => Muốn bóng chuyển động nhanh thì đánh càng mạnh.
c) Gọi khối lượng của xe tải là m1; khối lượng của xe con là m2.
Dưới tác dụng của cùng một lực F, ta có:
\left\{\begin{matrix} m_1=\frac{F}{a_1} \\ m_2=\frac{F}{a_2} \end{matrix}\right. (1)
Mà \[m_{1}>m_{2}\] (2)
Từ (1) và (2) suy ra: \[a_{1}>a_{2}\]
Do đó, tốc độ giới hạn quy định cho xe tải thường nhỏ hơn của xe con

Câu hỏi trang 59

Biểu diễn hợp lực và gia tốc của người nhảy dù khi đang rơi chưa bung dù và khi dù đã bung ra.
Phương pháp giải:
Phân tích các lực tác dụng để biểu diễn.
Lời giải chi tiết:
khi chưa bung dù:
Giải SGK bài 3 Ba định luật Newton về chuyển động Vật lí 10 Cánh diều 7

khi dù đã bung ra:
Giải SGK bài 3 Ba định luật Newton về chuyển động Vật lí 10 Cánh diều 8

Luyện tập trang 59

Một vật rơi xuống, khi va chạm với mặt đất thì giảm tốc đột ngột vể không trong khoảng thời gian rất ngắn.
a) Hãy xác định hướng của hợp lực tác dụng lên vật khi va chạm với mặt đất.
b) Hãy giải thích vì sao một cốc thủy tinh nếu rơi xuống đệm cao su thì không bị vỡ như khi rơi xuống mặt sàn cứng. Biết thời gian nếu cốc va chạm với mặt sàn cứng là 0,01 giây, thời gian nếu cốc va chạm với đệm cao su là 0,20 giây.
Phương pháp giải:
Dựa vào định luật II Newton:
Với một vật có khối lượng không đổi, gia tốc của nó tỉ lệ thuận với độ lớn và có cùng hướng với hợp lực tác dụng lên vật.
Lời giải chi tiết:
a) Hợp lực cùng hướng với trọng lực, hướng thẳng đứng xuống dưới.
b) Do thời gian va chạm với mặt sàn cứng nhanh hơn rất nhiều lần so với khi va cham với đệm cao su. Thời gian va chạm ngắn => vận tốc nhanh => lực tác dụng mạnh làm cốc vỡ. Còn khi va chạm với đệm cao su, thời gian va chạm dài để cho cốc kịp thay đổi vận tốc nên cốc không bị vỡ.

Giải câu hỏi và luyện tập mục 3 trang 59, 60 SGK Vật lí 10 Cánh Diều

Phần cuối cùng là các phương pháp và lời giải chi tiết của câu hỏi và luyện tập của mục 3 Định luật III Newton Vật lí 10 Cánh . Cùng HocThatGioi đi tìm đáp án của câu hỏi mục 3 này ngay nhé.

Câu hỏi trang 60

Hãy biểu diễn cặp lực – phản lực giữa hai cực từ gần nhau của hai nam châm ở hình 3.3
Giải SGK bài 3 Ba định luật Newton về chuyển động Vật lí 10 Cánh diều 9
Phương pháp giải:
Khi hai vật tương tác, mỗi vật tác dụng một lực lên vật kia, hai lực này ngược hướng và có độ lớn bằng nhau.
Lời giải chi tiết:
Biểu diễn cặp lực – phản lực
Giải SGK bài 3 Ba định luật Newton về chuyển động Vật lí 10 Cánh diều 10

Luyện tập trang 60


Hãy chỉ ra cặp vật tương tác và hướng của lực tương tác giữa chúng trong các trường hợp sau:
a) Khi đóng đinh, tay ta cảm nhận được lực dội lại.
b) Bóng đập vào tường bị bật ra.
c) Chân ta đạp vào mặt đất để bước đi.
d) Quả bóng bay bơm căng được thả ra khi không buộc kín thì sẽ bay vụt đi.
Phương pháp giải:
Sử dụng định luật III Newton:
Khi hai vật tương tác, mỗi vật tác dụng một lực lên vật kia, hai lực này ngược hướng và có độ lớn bằng nhau.
Lời giải chi tiết:
a)
– Cặp vật tương tác: búa – đinh
– Hướng lực tương tác: ngược nhau
b)
– Cặp vật tương tác: bóng – tường
– Hướng lực tương tác: ngược nhau
c)
– Cặp vật tương tác: bàn chân – mặt đất
– Hướng lực tác dụng: ngược nhau
d)
– Cặp vật tương tác: quả bóng bay – không khí
– Hướng lực tương tác: ngược nhau

Bài học hôm nay kết thúc tại đây. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK bài 3 trang 57, 58, 59, 60 Vật lí 10 Cánh diều. Hy vọng các bạn có một buổi học thật thú vị và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn học tốt. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài học sau nhé!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 10 – Vật Lý – Ba định luật NewTon
Back to top button
Close