Vật lý 12

Dạng bài tập tìm quãng đường trong dao động điều hoà – cách giải và bài tập

Trong bài này, HocThatGioi sẽ chia sẻ cho các bạn về Dạng bài tập tìm quãng đường trong dao động điều hoà – cách giải và bài tập, bài viết sẽ giúp chúng ta bài viết sẽ giúp ta biết được cách tính quãng đường trong dao động điều hoà, cũng sẽ có những bài tập rèn luyện để giúp chúng ta thực hành và làm ngon lành dạng bài tập này nhé!

Trong dạng bài tập này thường có 2 loại tìm quãng đường:

  • Tìm quãng đường vật đi được trong một khoảng thời gian
  • Tìm quảng đường ngắn nhất, quãng đường dài nhất trong một khoảng thời gian

1. Cách giải dạng bài tập tính quãng đường vật đi được trong một khoảng thời gian

Sau đây sẽ là cách giải dạng bài tập tính quãng đường vật đi trong một khoảng thời gian

1.1 Các bước giải bài tập tính quãng đường

Bước 1: Tìm khoảng thời gian \delta t mà vật đi.

Nếu giả thuyết không cho khoảng thời gian thì ta phải tìm khoảng thời gian bằng hiệu của thời gian cuối và thời gian vật bắt đầu chuyển động:

Công thức tính khoảng thời gian
\Delta t=t_2-t_1
Trong đó:
t_2 là thời gian vật bắt đầu chuyển động
t_1 là thời gian kết thúc

Bước 2: Tách \Delta t=n.T+t' với n=\frac{1}{4},\frac{1}{2},1,2,3,....

Với khoảng thời gian bằng n.T thì:

  • Nếu n=\frac{1}{4} thì quãng đường vật đi được là A
  • Nếu n=\frac{1}{2} thì quãng đường vật đi được là 2A
  • Nếu n là các số nguyên lớn hơn 1 thì quãng đường vật đi được là n.4.A

Với khoảng thời gian bằng t' thì ta cần tính ra góc quét của vật trong khoảng thời gian đó, sau đó dùng vòng tròn dao động điều hoà để xác định vị trí điểm đầu, điểm cuối rồi tính được quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian t'

Vậy quãng đường đi được sẽ bằng tổng của quãng đường đi trong khoảng thời gian n.T và quãng đường đi trong khoảng thời gian t'

1.2 Ví dụ minh hoạ

Dưới đây là ví dụ hướng dẫn giải dạng bài tập tính quãng đường đi được trong 1 khoảng thời gian

Một vật dao động điều hòa với phương trình 8cos(4\pi +\frac{\pi}{3})(cm). Tính quãng đường vật đi được sau 2,125s kể từ thời điểm ban đầu?
    Ta có khoảng thời gian của vật đi là \Delta t=t_2-t_1=2.125-0=2.125s
    Chu kì của dao động là: T=\frac{2\pi}{\omega}=\frac{2\pi}{4\pi}=0.5s
    Tách \Delta t=2.125=4.0,5+0,125=4.T+0.125
    Ta có:
    Trong 4T thì vật đi được quãng đường là S_1=4.4.A=16A=128cm
    Trong khoảng thời gian 0,125s thì góc quét của vật: \Delta \varphi=\omega.\Delta t=4\pi.0,125=\frac{\pi}{2}
    Vẽ vòng tròn dao động điều hoà và dựa vào hình vẽ ta tính được quãng đường vật đi trong khoảng thời gian 0,125sS_2=S_3+S_4=A.cos(\frac{\pi}{3})+A.cos(\frac{\pi}{6})=4+4\sqrt{3}\approx10,9cm
    Vậy quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 2,125sS=S_1+S_2=128+10,9=138,9cm
    Dạng bài tập tìm quãng đường trong dao động điều hoà - cách giải và bài tập 2

    1.3 Bài tập rèn luyện

    Các bài tập dưới đây sẽ giúp các bạn rèn luyện tốt dạng bài tập này:

    Câu 1: Một vật dao động điều hòa với phương trình x=12cos(5\pi t-\frac{\pi}{3})(cm). Tính quãng đường vật đi được sau 1s kể từ thời điểm ban đầu.
      Câu 2: Một vật dao động điều hòa với phương trình x=25cos(4\pi t-\frac{\pi}{4})(cm). Tính quãng đường vật đi được sau 2s kể từ thời điểm t=1s.

        2. Cách giải dạng bài tập tìm quãng đường dài nhất, quãng đường ngắn nhất đi trong khoảng thời gian nhỏ hơn nữa chu kì

        Các công thức dưới đây chỉ áp dụng đối với khoảng thời gian nhỏ hơn \frac{T}{2}

        2.1 Công thức tính quãng đường ngắn nhất và quảng đường dài nhất đi được trong một khoảng thời gian

        Công thức tính quãng đường ngắn nhất(S_{min}):

        Công thức quảng đường ngắn nhất
        S_{min}=2A(1-cos(\frac{\Delta \varphi}{2}))
        Với:
        \Delta \varphi=\omega .t

        Công thức tính quãng đường dài nhất(S_{max}):

        Công thức quãng đường dài nhất
        S_{max}=2Asin(\frac{\Delta \varphi}{2})
        Với:
        \Delta \varphi=\omega .t

        2.2 Ví dụ minh hoạ

        Dưới đây là ví dụ hướng dẫn giải dạng bài tập tính quãng đường ngắn nhất, quãng đường dài nhất:

        Vật dao động điều hòa với phương trình x=5cos(2\pi t+\frac{\pi}{6})(cm). Tìm quãng đường lớn nhất vật đi được trong khoảng thời gian t=0,2s
          Chu kì của vật là T=\frac{2\pi}{2\pi}=1s
          Ta có: 0,2<\frac{T}{2}
          Nên ta áp dụng công thức:
          S_{max}=2Asin(\frac{\Delta varphi}{2})=2.5.sin(\frac{2\pi.0,2}{2})\approx 5,88cm

          2.3 Bài tập rèn luyện

          Các bài tập dưới đây sẽ giúp các bạn rèn luyện tốt dạng bài tập này:

          Câu 1: Cho một vật dao động điều hòa với phương trình x=13cos(\pi t-\frac{\pi}{3})(cm). Tính quãng đường ngắn nhất vật đi được sau khoảng thời gian 0,5s
            Câu 2: Một vật dao động điều hòa với phương trình x=24cos(\frac{\pi}{2} t+\frac{\pi}{4})(cm). Tính quãng đường ngắn nhất vật đi được sau khoảng thời gian 1,5s

              Cảm ơn các bạn đã xem hết bài viết của HocThatGioi về Dạng bài tập tìm quãng đường trong dao động điều hoà – cách giải và bài tập, hi vọng sẽ giúp các bạn học tốt về dạng bài tập này. Nếu thấy hay hãy chia sẻ cho bạn bè cùng học và đừng quên để lại 1 like, 1 cmt để tạo động lực và giúp HocThatGioi ngày càng phát triển nhé!

              Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Vật Lý – Dao động điều hòa
              Back to top button
              Close