Giải SGK bài 14 chương V trang 84, 85, 86, 87, 88 Toán 10 Kết nối tri thức tập 1
Trong bài này, HocThatGioi sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi cũng như bài tập trong bài Các số đặc trưng đo độ phân tán. Đây là bài học thuộc bài 14 chương V trang 84, 85, 86, 87, 88 sách Toán 10 Kết nối tri thức tập 1. Hi vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày bên dưới.
Trả lời câu hỏi trong SGK của bài 14
Dưới đây là phương pháp và bài giải chi tiết cho câu hỏi mở đầu, các hoạt động cùng phần luyện tập ở các trang 84, 85, 86, 87 trong bài Các số đặc trưng đo độ phân tán. Cùng HocThatGioi đi tìm đáp án ngay nhé!
Câu hỏi mở đầu trang 84
Điểm trung bình môn học kì của An và Bình đều là 8,0 nhưng rõ ràng Bình “học đều” hơn An. Có thể dùng những số đặc trưng nào để đo mức độ “học đều”?
– Sắp xếp số liệu theo thứ tự không giảm.
– So sánh khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị và độ lệch chuẩn của 2 mẫu số liệu
Sắp xếp lại theo thứ tự không giảm:
Bạn An: $\begin{array}{lllll} 6,5 & 6,8 & 7,3 & 8,0 & 8,0 & 8,7 & 9,2 & 9,5 \end{array}$
Bạn Bình: $\begin{array}{lllll}7,6 & 7,8 & 7,9 & 8,0 & 8,1 & 8,1 & 8,2 & 8,3\end{array}$
+ So sánh theo khoảng biến thiên:
Bạn An: R_1 = 9 , 5 − 6 , 5 = 3
Bạn Bình: R_2 = 8 , 3 − 7 , 6 = 0 , 7
Ta thấy R_1 \gt R_2 nên bạn Bình học đều hơn
+ So sánh theo khoảng tứ phân vị:
Bạn An: n=8
Q_1= \frac{\mathrm{6 , 8 + 7 , 3} }{\mathrm{2}} =7 , 05, Q_4= \frac{\mathrm{8 , 7 + 9 , 2} }{\mathrm{2}} =8,95
Khoảng tứ phân vị là \Delta _Q= Q_3- Q_1 =8,95-7,05=1,9
Bạn Bình: n=8
Q’_1= \frac{\mathrm{7 , 8 + 7 , 9} }{\mathrm{2}} =7,85, Q’_3= \frac{\mathrm{8 , 1 + 8 , 2} }{\mathrm{2}} =8,15
Khoảng tứ phân vị là \Delta’ _Q= Q’_3- Q’_1 =8,15-7,85=0,3
\Rightarrow Ta thấy \Delta _Q \gt \Delta’ _Q nên bạn Bình học đều hơn
+ So sánh theo phương sai hoặc độ lệch chuẩn
Bạn An: \overline{x} =8
Phương sai là s_1 ^2 = \frac{\mathrm{8,36} }{\mathrm{8} } =1,045
Độ lệch chuẩn là s_1 = \sqrt{1,045} \approx 1,02
Bạn Bình: \overline{x} =8
Phương sai là s_2 ^2 = \frac{\mathrm{0,36} }{\mathrm{8} } =0,045
Độ lệch chuẩn là s_2 = \sqrt{0,045} \approx 0,21
Ta thấy s_2 \lt s_1 nên bạn Bình học đều hơn
Hoạt động 1 trang 84
Leicester City: $\begin{array}{lllll}41 & 81 & 44 & 47 & 52 \end{array}$
Everton: $\begin{array}{lllll}47 & 47 & 61 & 49 & 54 \end{array}$
Cổ động viên đó cho rằng, Everton thi đấu ổn định hơn Leicester City. Em có đồng ý với nhận định này không? Vì sao?
Tính hiệu của số lớn nhất và số nhỏ nhất, hiệu càng nhỏ thì càng ổn định.
Ta có câu lạc bộ Leicester City có điểm lớn nhất là 81 và nhỏ nhất là 41 nên khoảng cách giữa điểm cao nhất và thấp nhất là 40.
Câu lạc bộ Everton có điểm lớn nhất là 61 và nhỏ nhất là 41 nên khoảng cách giữa điểm cao nhất và thấp nhất là 20.
Vì 40 \gt 20 nên câu lạc bộ Everton thi đấu ổn định hơn câu lạc bộ Leicester Cit
Luyện tập 1 trang 85
$\begin{array}{lllll}163 &159 & 172 & 167 & 165 & 168 & 170 & 161 \end{array}$
Tính khoảng biến thiên của mẫu số liệu này.
Khoảng biến thiên R=Số lớn nhất – Số nhỏ nhất
Số lớn nhất là 172, số nhỏ nhất là 159
R=172-159=13
Hoạt động 2 trang 85
Hà Nội: $\begin{array}{lllll} 23 & 25 & 28 & 28 & 32 & 33 & 35 \end{array}$
Điện Biên: $\begin{array}{lllll}16 & 24 & 26 & 26 & 26 & 27 & 28 \end{array}$
a) Tính các khoảng biến thiên của mỗi mẫu số liệu và so sánh.
b) Em có nhận xét gì về sự ảnh hưởng của giá trị 16 đến khoảng biến thiên của mẫu số liệu về nhiệt độ cao nhất trong ngày tại Điện Biên?
c) Tính các tứ phân vị và hiệu Q_3- Q_1 cho mỗi mẫu số liệu. Có thể dùng hiệu này để đo độ phân tán của mẫu số liệu không?
a) Tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất và áp dụng công thức tính khoảng biến thiên:
R=Số lớn nhất – Số nhỏ nhất
b) Nhận xét 16 có chênh lệch thế nào so với các số còn lại.
c) Tìm tứ phân vị
+ Sắp xếp theo thứ tự không giảm.
+ Tìm trung vị. Giá trị này là Q_2
+ Tìm trung vị của nửa số liệu bên trái Q_2, (không bao gồm Q_2, nếu n lẻ). Giá trị này là Q_1.
+ Tìm trung vị của nửa số liệu bên phải Q_2, (không bao gồm Q_2, nếu n lẻ). Giá trị này là Q_3.
a)
Hà Nội:
Số lớn nhất là 35, số nhỏ nhất là 23
R=35-23=12
Điện Biên:
Số lớn nhất là 28, số nhỏ nhất là 16
R=28-16=12
Khoảng biến thiên về nhiệt độ của Hà Nội và Điện Biên bằng nhau.
b) Số 16 làm cho khoảng biến thiên về nhiệt độ tại Điện Biên lớn hơn.
c)
Hà Nội: $\begin{array}{lllll}23 & 25 & 28 & 28 & 32 & 33 & 35\end{array}$
Q_2=28
Q_1=25
Q_3=33
Q_3- Q_1 =33-25=8
Điện Biên: $\begin{array}{lllll}16 & 24 & 26 & 26 & 26 & 27 & 28\end{array}$
Q_2=26
Q_1=24
Q_3=27
Q_3- Q_1 =27-24=3
Có thể dùng hiệu này để đo độ phân tán.
Chú ý: Q_3- Q_1 chính là khoảng tứ phân vị.
Luyện tập 2 trang 86
$\begin{array}{lllll}12 & 7 & 10 & 9 & 12 & 9 & 10 & 11 & 10 & 14\end{array}$
Hãy tìm khoảng tứ phân vị cho mẫu số liệu này.
Bước 1: Tìm tứ phân vị
+ Sắp xếp theo thứ tự không giảm.
+ Tìm trung vị. Giá trị này là Q_2
+ Tìm trung vị của nửa số liệu bên trái Q_2, (không bao gồm Q_2, nếu n lẻ). Giá trị này là Q_1.
+ Tìm trung vị của nửa số liệu bên phải Q_2, (không bao gồm Q_2, nếu n lẻ). Giá trị này là Q_3.
Bước 2: Tìm khoảng tứ phân vị
\Delta _Q =Q_3- Q_1 chính là khoảng tứ phân vị.
Sắp xếp lại:
7 9 9 10 10 10 11 12 12 14
Trung vị Q_2= \frac{\mathrm{10+10} }{\mathrm{2} }=10
Nửa trái: Q_2 7 9 9 10 10
Q_1= 9
Nửa phải: 10 11 12 12 14
Q_3= 12
Khoảng tứ phân vị: \Delta _Q =Q_3- Q_1 =12-9=3
Luyện tập 3 trang 87
0,398 \ 0,399 \ 0,408 \ 0,410 \ 0,406 \ 0,405 \ 0,402 (Theo Bài tập Vật lý 10, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2018).
Hãy tính phương sai và độ lệch chuẩn cho mẫu số liệu này. Qua các đại lượng này, em có nhận xét gì về độ chính xác của phép đo trên?
Giá trị trung bình: \overline{x}= \frac{\mathrm{ x_1+x_2+…+x_n } }{\mathrm{n}}
Phương sai: s^2 = \frac{\mathrm{ ( x_1- \overline{x})^2+(x_2- \overline{x})^2+…+(x_n- \overline{x})^2 } }{\mathrm{n}}
Độ lệch chuẩn: s= \sqrt{ s^2 }
Phương sai và độ lệch chuẩn càng lớn thì độ chính xác càng thấp.
Ta có giá trị trung bình:
\overline{x} = \frac{\mathrm{0 , 398 + 0 , 399 + 0 , 408 + 0 , 410 + 0 , 406 + 0 , 405 + 0 , 402 } }{\mathrm{7}}=0,404
Phương sai:
s^2= \frac{\mathrm{12,2. 10^{-5} } }{\mathrm{d} 7} \approx 0,000017
Độ lệch chuẩn: s= \sqrt{ s^2 } \approx 4,17. 10^{-3}
Phép đo có độ chính xác cao.
Luyện tập 4 trang 87
– Tìm Q_1-1,5. \Delta _Q và Q_3+1,5. \Delta _Q .
\Delta _Q = Q_3- Q_1
– So sánh 10 và 100 với hai giá trị vừa tìm được.
– Các giá trị lớn hơn Q_3+1,5. \Delta _Q hoặc bé hơn Q_1-1,5. \Delta _Q được xem là giá trị bất thường.
Ta có:
Q_1=56; Q_3=84
\Delta _Q = Q_3- Q_1=84-56=28
Ta có: $\mathrm{Q}_1-1,5 . \Delta_{\mathrm{Q}}=56-1,5.28=14$ và $ \mathrm{Q}_3+1,5 . \Delta_{\mathrm{Q}}=84+1,5.28=126$ nên trong hai số liệu 10 và 100 thì giá trị được xem là bất thường là 10 (nhỏ hơn 14).
Giải bài tập vận dụng trang 84 SGK Toán 10 bài 14
Phần tiếp theo sẽ cung cấp cho các bạn phương pháp cùng lời giải trong phần bài tập trang 84 cực kỳ dễ hiểu và chi tiết. Cùng HocThatGioi rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tế thông qua các phương pháp, công thức toán học từ bài Các số đặc trưng đo độ phân tán ở trên.
Bài tập 5.11 trang 88
(1) Nếu các giá trị của mẫu số liệu càng tập trung quanh giá trị trung bình thì độ lệch chuẩn càng lớn.
(2) Khoảng biến thiên chỉ sử dụng thông tin của giá trị lớn nhất và bé nhất, bỏ qua thông tin của các giá trị còn lại.
(3) Khoảng tứ phân vị có sử dụng thông tin của giá trị lớn nhất, giá trị bé nhất.
(4) Khoảng tứ phân vị chính là khoảng biến thiên của nửa dưới mẫu số liệu đã sắp xếp.
(5) Các số đo độ phân tán đều không âm.
Khằng định (1): Nếu các giá trị của mẫu số liệu càng tập trung quanh giá trị trung bình thì độ lệch của mỗi giá trị so với giá trị trung bình càng nhỏ (tức là $x_i-\bar{x}$ càng nhỏ, với $i=1 ; 2 ; \ldots ; n$ ), dẫn đến độ lệch chuẩn càng nhỏ.
$\Rightarrow(1)$ Sai.
Khằng định (2): Khoảng biến thiên $\mathrm{R}$ bằng hiệu số giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất nên chỉ sử dụng thông tin của giá trị lớn nhất và bé nhất
$\Rightarrow(2)$ Đúng.
Khẳng định (3): Khoảng tứ phân vị $\Delta_Q=Q_3-Q_1$, các giá trị $Q_1, Q_3$ không bị ảnh hưởng bởi giá trị của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất (với $n>4$ )
$\Rightarrow$ Sai.
Khẳng định (4): Khoảng tứ phân vị chính là khoảng biến thiên của $50 \%$ số liệu chính giữa của mẫu số liệu đã sắp xếp
$\Rightarrow$ Sai.
Khẳng định (5): Các số đo độ phân tán là
Khoảng biến thiên $\mathrm{R}=$ Số lớn nhất – Số nhỏ nhất > 0
Trước khi tính khoảng tứ phân vị thì mẫu số liệu được sắp xếp theo thứ tự không giảm
$$\Rightarrow Q_3>Q_1=>\Delta_Q=Q_3-Q_1>0$$
Phương sai $s^2=\frac{\left(x_1-\bar{x}\right)^2+\left(x_2-\bar{x}\right)^2+\ldots+\left(x_n-\bar{x}\right)^2}{n}>0$
Độ lệch chuẩn: $s=\sqrt{s^2}>0$
$\Rightarrow$ Các số đo độ phân tán đều không âm
$\Rightarrow$ (5) Đúng.
Bài tập 5.12 trang 88
Không tính toán, hãy cho biết:
a) Hai mẫu số liệu này có cùng khoảng biến thiên và số trung bình không?
b) Mẫu số liệu nào có phương sai lớn hơn?
a) Hai mẫu số liệu có giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất như nhau thì sẽ có khoảng biến thiên bằng nhau.
Tổng của hai số đối xứng nhau qua điểm 6 thì luôn bằng 12, chẳng hạn 3+9=4+8=5+7
b) Quan sát biểu đồ và nhận xét sự phân tán của các giá trị, mẫu có số liệu đồng đều thì phương sai càng nhỏ và ngược lại.
a) Cả 2 mẫu đều có n=15.
Ta có cả 2 mẫu đều có giá trị nhỏ nhất là 3, giá trị lớn nhất là 9
Do đó cả 2 mẫu cùng khoảng biến thiên.
Cả 2 biểu đồ này có dạng đối xứng nên giá trị trung bình của hai mẫu A và B bằng nhau.
b) Từ biểu đồ ta thấy, mẫu A có các số liệu đồng đều và ổn định hơn mẫu B nên phương sai của mẫu A nhỏ hơn mẫu B.
Bài tập 5.13 trang 88
a) Nhân mỗi giá trị của mẫu số liệu với 2.
b) Cộng mỗi giá trị của mẫu số liệu với 2.
Khoảng biến thiên R=Số lớn nhất-Số nhỏ nhất
Khoảng tứ phân vị $\Delta_Q=Q_3-Q_1$
Phương sai: $s^2=\frac{\left(x_1-\bar{x}\right)^2+\left(x_2-\bar{x}\right)^2+\ldots+\left(x_n-\bar{x}\right)^2}{n}$
Độ lệch chuẩn: $s=\sqrt{s^2}$
a) Gọi các giá trị dương của mẫu số liệu ban đầu theo thứ tự từ bé đến lớn là: a; b; c; d; e; f; g; h; i; k.
Số trung bình cộng của mẫu số liệu là:
$$\bar{X}=\frac{a+b+c+d+e+f+g+h+i+k}{10}$$
Phương sai:
$$s^2=\frac{(a-\bar{X})^2+(b-\bar{X})^2+(c-\bar{X})^2+\ldots+(k-\bar{X})^2}{10}$$
Độ lệch chuẩn:
$$s=\sqrt{s^2}=\sqrt{\frac{(a-\bar{X})^2+(b-\bar{X})^2+(c-\bar{X})^2+\ldots+(k-\bar{X})^2}{10}}$$
Giá trị lớn nhất là k, giá trị nhỏ nhất là a. Khi đó khoảng biến thiên: $\mathrm{R}=\mathrm{k}-\mathrm{a}$.
Vî n $=10$ nên trung vị là trung bình cộng hai giá trị chính giữa: $Q_2=\frac{e+f}{2}$
Nửa mẫu số liệu bên trái có tứ phân vị thứ nhất là $Q_1=\frac{b+c}{2}$
Nửa mẫu số liệu bên phải có tứ phân vị thứ ba là $Q_3=\frac{h+i}{2}$.
Khi đó khoảng tứ phân vị là:
$$\Delta_Q=Q_3-Q_1=\frac{h+i}{2}-\frac{b+c}{2} \text {. }$$
Nhân mỗi giá trị của mẫu số liệu với 2 ta được dãy số liệu mới theo thứ tự từ bé đến Iớn là: 2a; 2b; 2c; 2d; 2e; 2f; 2g; 2h; 2i; 2k.
Số trung bình cộng của mẫu số liệu là:
$$\overline{\mathrm{X}^{\prime}}=\frac{2 \mathrm{a}+2 \mathrm{~b}+2 \mathrm{c}+2 \mathrm{~d}+2 \mathrm{e}+2 \mathrm{f}+2 \mathrm{~g}+2 \mathrm{~h}+2 \mathrm{i}+2 \mathrm{k}}{10}=2 \overline{\mathrm{X}}$$
Phương sai:
$$\mathrm{s}^{\prime 2}=\frac{(2 \mathrm{a}-2 \overline{\mathrm{X}})^2+(2 \mathrm{~b}-2 \overline{\mathrm{X}})^2+(2 \mathrm{c}-2 \overline{\mathrm{X}})^2+\ldots+(2 \mathrm{k}-2 \overline{\mathrm{X}})^2}{10}=4 \mathrm{~s}^2$$
Độ lệch chuẩn:
$$\mathrm{s}^{\prime}=\sqrt{\mathrm{s}^{\prime 2}}=\sqrt{\frac{(2 \mathrm{a}-2 \overline{\mathrm{X}})^2+(2 \mathrm{~b}-2 \overline{\mathrm{X}})^2+(2 \mathrm{c}-2 \overline{\mathrm{X}})^2+\ldots+(2 \mathrm{k}-2 \overline{\mathrm{X}})^2}{10}}=2 \mathrm{~s}$$
Giá trị lớn nhất là k, giá trị nhỏ nhất là $a$. Khi đó khoảng biến thiên: $\mathrm{R}^{\prime}=2 \mathrm{k}-2 \mathrm{a}=2 \mathrm{R}$.
Ta có:
Tứ phân vị thứ nhất là $Q^{\prime}{ }_1=\frac{2 b+2 c}{2}=b+c=2 Q_1$
Tứ phân vị thứ ba là $Q^{\prime}{ }_3=\frac{2 h+2 i}{2}=h+i=2 Q_3$
Khi đó khoảng tứ phân vị là:
$$\Delta_Q^{\prime}=Q_3^{\prime}-Q_1^{\prime}=2 Q_3-2 Q_1=2 \Delta_Q \text {. }$$
Vậy các khoảng biến thiên, độ lệch chuẩn, khoảng tứ phân vị của dãy số liệu mới bằng hai lần các khoảng biến thiên, độ lệch chuẩn, khoảng tứ phân vị ban đầu.
b) Cộng mỗi giá trị của mẫu số liệu với 2 thì
+ Số lớn nhất tăng 2 đơn vị và số nhỏ nhất tăng 2 đơn vị
=> R không đổi vì phần tăng thêm bị triệt tiêu cho nhau.
+ $Q_1$ và $Q_3$ tăng 2 đơn vị
=> Khoảng tứ phân vị $\Delta_Q=Q_3-Q_1$ không đổi vì phần tăng thêm bị triệt tiêu cho nhau.
+ Giá trị trung bình tăng 2 đơn vị
=> Độ lệch của mỗi giá trị so với giá trị trung bình $\left|x_i-\bar{x}\right|$ không đổi vì phần tăng thêm bị triệt tiêu cho nhau.
$\Rightarrow\left(x_i-\bar{x}\right)^2$ không đổi
=> Phương sai không đổi.
=> Độ lệch chuẩn không đổi.
Vậy khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị và độ lệch chuẩn đều không đổi.
Bài tập 5.14 trang 88
Giá trị nhỏ nhất bằng 2,5; $Q_1=36, Q_2=60, Q_3=100$; giá trị lớn nhất bằng 205.
a) Tỉ lệ thành phố có thuế thuốc lá lớn hơn 36 là bao nhiêu?
b) Chỉ ra hai giá trị sao cho có $50 \%$ giá trị của mẫu số liệu nằm giữa hai giá trị này.
c) Tìm khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu.
b) Lấy các giá trị sao cho tổng các khoảng là $50 \%$
c) Khoảng tứ phân vị $\Delta_Q=Q_3-Q_1$
a) Tỉ lệ thành phố có thuế thuốc lá lớn hơn 36 là tỉ lệ thành phố có thuế thuốc lá lớn hơn $Q_1$
$$\text { => Có } 75 \%$$
b) Ta thấy từ giá trị nhỏ nhất đến $Q_2$ có $50 \%$ giá trị của mẫu số liệu nằm giữa hai giá trị này
=> Ta chọn giá trị thứ nhất là 2,5 và 36 .
c) Khoảng tứ phân vị $\Delta_Q=Q_3-Q_1=100-36=64$
Bài tập 5.15 trang 88
$\begin{array}{lllll}2,977 & 3,155 & 3,920 & 3,412 & 4,236\end{array}$
$\begin{array}{lllll}2,977 & 3,155 & 3,920 & 3,412 & 4,236\end{array}$
Hãy tính khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị và độ lệch chuẩn cho mẫu số liệu này.
Sắp xếp theo thứ tự không giảm.
Khoảng biến thiên R=Số lớn nhất-Số nhỏ nhất
Khoảng tứ phân vị $\Delta_Q=Q_3-Q_1$
Phương sai: $s^2=\frac{\left(x_1-\bar{x}\right)^2+\left(x_2-\bar{x}\right)^2+\ldots+\left(x_n-\bar{x}\right)^2}{n}$
Độ lệch chuẩn: $s=\sqrt{s^2}$
Sắp xếp theo thứ tự không giảm.
Khoảng biến thiên $R=4,236-2,593=1,643$
Vì $\mathrm{n}=10$ nên ta có:
$$Q_1=3,155 ; Q_3=3,920$$
Khoảng tứ phân vị $\Delta_Q=Q_3-Q_1=3,920-3,155=0,765$
$\bar{x} \approx 3,481$
Độ lệch chuẩn: s= \sqrt{0,2396} \approx 0,489
Phương sai là s_2= \frac{\mathrm{2,396} }{\mathrm{10} } \approx 0,2396
Bài tập 5.16 trang 88
$\begin{array}{lllll}7,8 & 3,2 & 7,7 & 8,7 & 8,6 & 8,4 & 7,2 & 3,6\end{array}$
$\begin{array}{lllll}5,0 & 4,4 & 6,7 & 7,0 & 4,5 & 6,0 & 5,4\end{array}$
Hãy tìm các giá trị bất thường (nếu có) của mẫu số liệu trên.
– Sắp xếp theo thứ tự không giảm.
– Tính $Q_1, Q_3, \Delta_Q, Q_1-1,5 \Delta_Q, Q_3+1,5 \Delta_Q$
$$\Delta_Q=Q_3-Q_1$$
– Các giá trị lớn hơn $Q_3+1,5 . \Delta_Q$ hoặc bé hơn $Q_1-1,5 \Delta_Q$ được xem là giá trị bất thường.
Sắp xếp theo thứ tự không giảm.:
Vî̀ n=15 nên $Q_2=6,7$
$Q_1=4,5 ; Q_3=7,8$
$\Delta_Q=Q_3-Q_1=7,8-4,5=3,3$
$Q_3+1,5 . \Delta_Q=12,75$
$Q_1-1,5 \Delta_Q=-0,45$
Ta thấy không có giá trị nào dưới -0,45 và trên 12,75 nên không có giá trị bất thường.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK bài Các số đặc trưng đo độ phân tán Chương Các số đặc trưng của mẫu số liệu không ghép nhóm Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 ở các trang 84, 85, 86, 87, 88. Hi vọng các bạn sẽ có một buổi thú vị và học được nhiều điều bổ ích. Chúc các bạn học tốt!