Giải SGK bài 20 trang 4, 5, 6, 7 Toán 7 Kết nối tri thức Tập 2
Trong bài viết này HocThatGioi sẽ cùng bạn đi tìm đáp án và phương pháp tốt nhất giải quyết toàn bộ các câu hỏi, hoạt động, vận dụng, bài tập trong bài Tỉ lệ thức. Các bài tập sau đây thuộc bài 20 chương 6 – Tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ ở các trang 4, 5, 6, 7 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.
Giải SGK mục 1 trang 5, 6 Toán 7 Kết nối tri thức Tập 2
Dưới đây sẽ làm rõ các phần lý thuyết và tổng hợp những phương pháp, cách giải chi tiết cho các câu hỏi hoạt động, hoạt động khám phá, luyện tập cùng phần vận dụng ở các trang 5, 6 trong bài Tỉ lệ thức. Cùng HocThatGioi đi tìm đáp án ngay nhé!
Giải SGK hoạt động 1 trang 5
a) Tính tỉ số giữa chiều rộng và chiều dài của mỗi lá cờ. Viết kết quả này dưới dạng phân số tối giản.
b) So sánh hai tỉ số nhận được.
Tính tỉ số giữa chiều rộng và chiều dài của mỗi lá cờ
So sánh $2$ tỉ số vừa nhận được
a) *Lá cờ trên đỉnh cột cờ Lũng Cú, Hà Giang: $\frac{6}{9}=\frac{2}{3}$
* Lá cờ nhà Linh: $\frac{0,8}{1,2}=\frac{8}{12}=\frac{2}{3}$
b) Ta được $2$ tỉ số trên bằng nhau $\frac{0,8}{1,2}=\frac{6}{9}$ (vì cùng $\frac{2}{3}$
Giải SGK luyện tập 1 trang 5
$4:20;0,5:1,25;\frac{3}{5}:\frac{3}{2}$
Bước $1$: Tính các tỉ số.
Bước $2$: Tìm $2$ tỉ lệ bằng nhau
Bước $3$: Lập tỉ thức
$4:20=\frac{4}{20}=\frac{1}{5}$;
$0,5:1,25=\frac{0,5}{1,25}=\frac{50}{125}=\frac{2}{5}$;
$\frac{3}{5} : \frac{3}{2} = \frac{3}{4}.\frac{2}{3}= \frac{2}{5}$
Như vậy, $2$ tỉ số bằng nhau là $0,5$ : $1,25$ và $\frac{3}{5}: \frac{3}{2}$
Tỉ lệ thức: $0,5 : 1,25 = \frac{3}{5}:\frac{3}{2}$
Giải SGK tranh luận trang 5
Tỉ lệ thức là đẳng thức của hai tỉ số $\frac{a}{b}= \frac{c}{d}$
$Chú$ $ý$: Phân biệt tỉ số và phân số $\frac{a}{b}= \frac{c}{d}$
Bạn Tròn nói chưa đúng vì tỉ lệ thức là đẳng thức của hai tỉ số. Tỉ số có thể không phải là phân số.
Giải SGK vận dụng 1 trang 6
Tính tỉ lệ chiều dài : chiều rộng của mặt sân thực tế và mặt sân bạn Nam vẽ.
Nếu bằng nhau thì bạn Nam đã vẽ đúng tỉ lệ
Vì $105 : 68 = \frac{105}{68}$
$21:13,6 = \frac{21}{13,6}= \frac{105}{68}$
Ta được $105 : 68 = 21:13,6$ nên bạn Nam đã vẽ đúng tỉ lệ
Giải SGK mục 2 trang 6, 7 Toán 7 Kết nối tri thức Tập 2
Trong bài này, HocThatGioi sẽ giúp các bạn giải đáp những bài tập tự luận trong bài Tỉ lệ thức ở chương 6. Hãy cùng chúng tớ tìm hiểu xem ở mục 2 này, tỉ lệ thức có những tính chất gì bổ ích nhé.
Giải SGK hoạt động 2 trang 6
Tính các tích chéo và so sánh.
Ta có: $6. 1,2 = 7,2$
$9.0,8 = 7,2$
Vậy $2$ tích chéo bằng nhau
Giải SGK hoạt động 3 trang 6
Nếu $a.d= b.c$ ($a,b,c,d \neq 0$), ta có các tỉ lệ thức:
$\frac{a}{b} = \frac{c}{d}; \frac{a}{c} = \frac{b}{d}; \frac{d}{b} = \frac{c}{a}; \frac{d}{c} = \frac{b}{a}$
Các tỉ lệ thức lập được là: $\frac{0,2}{0,6} = \frac{1,5}{4,5}; \frac{0,2}{1,5} = \frac{0,6}{4,5}; \frac{4,5}{0,6} = \frac{1,5}{0,2}; \frac{4,5}{1,5} = \frac{0,6}{0,2}.$
Giải SGK vận dụng 2 trang 7
Với cùng loại bánh, tỉ lệ số $kilogam$ gạo và số chiếc gói được là không đổi.
Gọi $x$ là số $kilogam$ gạo nếp bà cần ($x > 0$)
Ta có tỉ lệ thức: $\frac{5}{10}=\frac{x}{45}\Rightarrow x=\frac{5.45}{10}=22,5$ ($kg$)
Vậy bà cần $22,5$ $kg$ gạo nếp.
Giải SGK bài tập trang 7 Toán 7 Kết nối tri thức Tập 2
Để củng cố lại những kiến thức đã học, các bạn hãy cùng ôn tập kiến thức, bằng cách Giải SGK bài tập trang 7 Toán 7 Kết nối tri thức Tập 2 ngay dưới đây nhé!
Giải SGK bài 6.1 trang 7
a)$\frac{10}{16}: \frac{4}{21}$;
b) $1,3:2,75$;
c) $−\frac{2}{5}:0,25$
Bước $1$: Tính tỉ số
Bước $2$: Đưa về dạng phân số tối giản
Bước $3$: Viết tỉ số dưới dạng tỉ số các số nguyên
a) $\frac{10}{16}:\frac{4}{21}=\frac{10}{16}.\frac{21}{4}=\frac{105}{32}=105:32$;
b) $1,3:2,75=\frac{1,3}{2,75}=\frac{130}{275}=\frac{26}{55}=26:55$;
c) $−\frac{2}{5}:0,25=−\frac{2}{5}:\frac{1}{4}=−\frac{2}{5}.\frac{4}{1}=−\frac{8}{5}=(−8):5$
Giải SGK bài 6.2 trang 7
$12:30; \frac{3}{7}:\frac{18}{24};2,5:6,25$
$12:30; \frac{3}{7}:\frac{18}{24};2,5:6,25$
Bước $1$: Tính các tỉ số.
Bước $2$: Tìm $2$ tỉ lệ bằng nhau
Bước $3$: Lập tỉ thức
$12:30 = \frac{12}{30}=\frac{2}{5}$;
$\frac{3}{7}:\frac{18}{24}=\frac{3}{7}.\frac{24}{18}=\frac{3}{7}.\frac{4}{3}=\frac{4}{7}$;
$2,5:6,25=\frac{2,5}{6,25}=\frac{250}{625}=\frac{2}{5}$
Như vậy, các tỉ số bằng nhau là: $12:30$ và $2,5 : 6,25$.
Ta được tỉ lệ thức: $12:30 = 2,5 : 6,25$
Giải SGK bài 6.3 trang 7
b) $\frac{5}{x}=\frac{15}{-20}$.
Sử dụng tính chất tỉ lệ thức: Nếu $\frac{a}{b}=\frac{c}{d}$ thì $a.d =b.c$
a) $\frac{x}{6}=−\frac{3}{4}$
$x=\frac{(-3).6}{4}$
$x=−\frac{9}{2}$
Vậy $x=−\frac{-9}{2}$
b)$\frac{5}{x}=\frac{15}{-20}$
$x = \frac{5. (-20)}{15}$
$x=−\frac{-20}{3}$
Vậy $x=−\frac{-20}{3}$
Giải SGK bài 6.4 trang 7
Nếu $a.d= b.c$ ($a,b,c,d \neq 0$), ta có các tỉ lệ thức:
$\frac{a}{b} = \frac{c}{d}; \frac{a}{c} = \frac{b}{d}; \frac{d}{b} = \frac{c}{a}; \frac{d}{c} = \frac{b}{a}$
Các tỉ lệ thức có thể được là:
$\frac{14}{-10} = \frac{21}{-15}; \frac{14}{21}=−\frac{-10}{-15}; \frac{-15}{-10}= \frac{21}{14};\frac{-15}{21}=\frac{-10}{14}$
Giải SGK bài 6.5 trang 7
Tỉ lệ thể tích nước timh khiết và khối lượng muối cần pha là không đổi.
Gọi số lít nước tinh khiết cần pha là: $x$ ($lít$) ($x > 0$)
Ta có tỉ lệ thức: $\frac{3}{27}=\frac{x}{45}\Rightarrow x= \frac{3.45}{27}=5$
Vậy cần $5$ lít nước
Giải SGK bài 6.6 trang 7
Tích số máy cày và thời gian hoàn thành không đổi.
Cách $1$:
Để cày hết cánh đồng trong $1$ ngày thì cần $14.18 = 252$ (máy cày).
Để cày hết cánh đồng trong $12$ ngày thì cần $252 : 12 = 21$ (máy cày).
Vậy cần sử dụng $21$ máy cày.
Cách $2$:
Gọi số máy cày cần dùng để cày hết cánh đồng đó trong $12$ ngày là: $x$ (máy) ($x \epsilon N$)
Vì tích số máy cày và thời gian hoàn thành không đổi nên:
$14.18 = 12.x \Rightarrow x=21$
Vậy cần $21$ máy cày.
Bài Giải SGK bài 20 chương 6 – Tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ ở các trang 4, 5, 6, 7 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 đến đây đã kết thúc rồi. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tớ nhé. Hy vọng các kiến thức trên sẽ bổ ích và giúp đỡ các bạn trong quá trình học tập của mình. Chúc các bạn học tốt nhé.