Giải SGK bài 5 Tổng hợp và phân tích lực Chủ đề 3 Vật lí 10 Cánh diều
Bài viết sau đây của HocThatGioi sẽ hướng dẫn bạn những phương pháp và lời giải chi tiết nhất, giúp giải quyết toàn bộ các câu hỏi luyện tập và vận dụng trong bài 5 Tổng hợp và phân tích lực thuộc Chủ đề 3 . Các câu hỏi này nằm ở các trang 65, 66, 67, 68, 69, 70 Vật lí 10 Cánh diều. Hy vọng các bạn sẽ nắm chắc và hiểu được toàn bộ bài học sau khi xem bài viết dưới đây.
Giải SGK câu hỏi mở đầu trang 65 Vật lí 10 Cánh diều
Các tàu lai dắt không chuyển động cùng hướng nhưng hợp lực kéo của chúng vẫn giúp kéo mũi tàu Ever Given khỏi điểm mắc cạn vì độ lớn của hợp lực bằng tổng độ lớn của lực của các tàu lai dắt và hướng thẳng về phía trước.
Giải SGK mục 1 trang 66, 67, 68 Vật lí 10 Cánh diều
Dưới đây là các phương pháp giải và đáp án chính xác nhất cho các câu hỏi hoạt động, luyện tập và vận dụng ở mục 1 Tổng hợp lực đồng quy ở các trang 66, 67, 68 trong bài 5 Chủ đề 3 SGK Vật lí 10 Cánh diều. Các bạn có thể tham khảo ở ngay bên dưới nhé!
Giải SGK câu hỏi 1 trang 66
Sử dụng quy tắc tổng hợp hai lực cùng phương.
Lực $F_2$ ngược chiều với lực $F_1$:
+ Khi $F_1 > F_2: F_{12} = F_1 – F_2$
Giải SGK câu hỏi 2 trang 66
Thảo luận nhóm.
Phương án thí nghiệm:
– Dụng cụ: 2 lực kế, dây cao su
– Tiến hành:
+ Cho 2 lực kế cùng tác dụng vào 1 điểm đầu của sợi dây. Đầu kia cố định để làm dây biến dạng.
+ Biểu diễn hai vectơ $F_1, F_2$. Gốc tại điểm đặt tác dụng vào dây. Phương trùng với phương kéo 2 lực kế, hướng theo hướng kéo lực kế, độ lớn đọc số chỉ của lực kế.
+ Ghi lại kết quả bằng cách đánh dấu vị trí cuối dây dãn tới. Vị trí đầu là O, vị trí cuối là A.
+ Thay 2 lực kế trên bằng 1 lực kế tác dụng vào đầu tự do của dây cao su sao cho dãn đúng bằng đoạn OA. Sau đó biểu diễn hợp lực bằng vectơ F. Ghi lại độ lớn, phương và chiều.
Giải SGK câu hỏi 3 trang 66
Dựa và đặc điểm: phương, chiều, độ lớn của lực.
Giải SGK câu hỏi thực hành trang 67
– Hãy biểu diễn các lực thành phần F$_1$, F$_2$ trong thí nghiệm.
– Nhận xét về liên hệ giữa hợp lực F của hai lực F$_1$, F$_2$ với trọng lực của chùm 5 quả cân. Từ đó, thảo luận đề xuất phương án xác định hợp lực F.
F$_1$ | F$_2$ | Góc giữa lực F$_1$ và lực F$_2$ | Phương, chiều của lực F | F |
? | ? | ? | ? | ? |
– Lực tổng hợp $\overrightarrow {\rm F}$ của 2 lực thành phần $\overrightarrow {\rm F_1}; \overrightarrow {\rm F_2}$ cân bằng với trọng lực $\overrightarrow {\rm P}$ của chùm 5 quả cân: $F = P$
– Đề xuất phương án xác định hợp lực $F$:
+ Đo độ lớn các lực thành phần $\overrightarrow {\rm F_1}; \overrightarrow {\rm F_2}$ và góc hợp lực bởi 2 lực đó là góc $\alpha$. Độ lớn các lực dựa vào số quả cân được treo.
+ Sử dụng công thức định lí hàm cosin trong tam giác xác định độ lớn F theo lí thuyết thông qua: $F^2 = F_1^2 + F_2^2 + 2F_1F_2cos\alpha$
+ Đo độ lớn trọng lực $P$ (thông qua số quả cân được treo) thì gián tiếp xác định được độ lớn hợp lực $F$ theo thí nghiệm.
+ So sánh độ lớn của F theo lí thuyết và thực hành để rút ra kết luận: $F = \sqrt{F_1^2 + F_2^2}$
– Tiến hành thí nghiệm để xác định hợp lực $F$ (sử dụng số quả cân để gián tiếp xác định độ lớn của các lực, ví dụ 2 quả cân thì coi như lực có độ lớn $2N$). Kết quả thực hiện được tham khảo bảng mẫu dưới đây:
F$_1$ | F$_2$ | Góc giữa lực F$_1$ và lực F$_2$ | Phương, chiều của lực F | F$_{lt}$ | F$_{th}$ |
4 | 3 | 90$^\circ$ | Cùng phương, ngược chiều với trọng lực P | 5 | 5 |
8 | 6 | 89$^\circ$ | Cùng phương, ngược chiều với trọng lực P | 10,1 | 10 |
16 | 12 | 91$^\circ$ | Cùng phương, ngược chiều với trọng lực P | 19,8 | 20 |
– Quy tắc tổng hợp 2 lực đồng quy vuông góc: $F = \sqrt{F_1^2 + F_2^2}$
Giải SGK câu hỏi 4 trang 67
Thảo luận nhóm.
Phương án thí nghiệm:
Thay ròng rọc và các quả cân lần lượt bằng lực kế và dây cao su.
Tiến hành:
Dùng 3 lực kế. Hai lực kế gắn vào 2 đầu của sợi dây cao su và kéo căng. Lực kế còn lại treo vào giữa sợi dây cao su theo tỉ lệ 4:3.
Đọc số chỉ của mỗi lực kế.
Giải SGK câu hỏi luyện tập 1 trang 68
Sử dụng lý thuyết hai lực tạo với nhau một góc bất kì.
Độ lớn hợp lực:
$F= \sqrt{F_1^2 + F_2^2 +2F_1 \cdot F_2 \cdot cos\alpha}$ với góc $\alpha = 60^\circ$
$\Rightarrow F = \sqrt{2 \cdot (16 \cdot 10^3)^2 + 2 \cdot (16 \cdot 10^3)^2 \cdot cos 60^\circ}$
$\Rightarrow F = 27713 (N)$
Giải SGK mục 2 trang 70 Vật lí 10 Cánh diều
Dưới đây là các phương pháp giải và đáp án chính xác nhất cho các câu hỏi hoạt động ở mục 2 Phân tích lực ở trang 70 trong bài 5 Chủ đề 3 SGK Vật lí 10 Cánh diều. Các bạn hãy xem ngay lời giải chi tiết bên dưới dưới nhé!
Giải SGK câu hỏi luyện tập 2 trang 70
Sử dụng lý thuyết phân tích lực.
Dùng thước để xác định phương, độ dài của lực F và lực T thì nhận thấy:
– Lực F cùng phương, cùng độ dài với lực T, nhưng ngược chiều.
– Chứng tỏ lực T cân bằng với hợp lực của hai lực P và F$_đ$.
Giải SGK câu hỏi tìm hiểu thêm trang 70
Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên viên gạch ở đỉnh vòm và giải thích vì sao cấu trúc này có thể đứng vững.
Hai lực này có độ lớn bằng nhau nên hợp lực bằng 0. Điều đó chứng tỏ cấu trúc mái vòm bền vững.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi. Bài viết trên đã giải quyết tất cả các câu hỏi hoạt động, luyện tập cùng vận dụng trong bài 5 Tổng hợp và phân tích lực ở các trang 65, 66, 67, 68, 69, 70 Chủ đề 3 SGK Vật lí 10 Cánh diều. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn giải đáp được các thắc mắc của mình trong bài học này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại vào các bài viết tiếp theo nhé.