Vật lý 12

Lý thuyết về phóng xạ hay chi tiết nhất

Hiện tượng phóng xạ, các loại tia α, tia β, tia γ. ĐỊnh luật về phóng xạ, chu kì bán rã và hằng số bán rã, cách tính khối lượng và số lượng nguyên tử chất phóng xạ còn lại sau thời gian t

Có lẽ ở đâu đó trong cuộc sống, ta đã từng nghe qua khái niệm về phóng xạ. Vậy thì phóng xạ là gì? Có đặc điểm ra sao? Định luật về phóng xạ được phát biểu như thế nào? Tất cả sẽ được HocThatGioi giải đáp một cách đầy đủ và chi tiết trong bài viết dưới đây. Không chỉ có vậy, HocThatGioi đã tổng hợp lại một số dạng bài về Phóng xạ để các bạn tham khảo nữa đây! Vậy nên hãy mau chóng cùng HocThatGioi đi vào bài học ngay nào!

1. Hiện tượng phóng xạ

Khái niệm: Là hiện tượng một hạt nhân không bền vững tự phát phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác.

  A → B + C.

Trong đó hạt nhân phóng xạ (A) được gọi là hạt nhân mẹ. Hạt nhân sản phẩm (B, C) được gọi là hạt nhân con.

Đặc điểm: 

  • Là một quá trình biến đỏi hạt nhân.
  • Là một quá trình tự phát và không điều khiển được.
  • Là một quá trình ngẫu nhiên.
  • Phân rã là quá trình không chịu ảnh hưởng của bên ngoài
  • Luôn là phản ứng tỏa năng lượng (năng lượng tỏa ra chủ yếu biến thành động năng của tia phóng xạ)

Các loại tia phóng xạ : có 3 loại tia phóng xạ: tia α, tia β, tia γ.

1.1 Tia α

Khái niệm: Là các hạt nhân của _{2}^{4}\textrm{He}

Tính chất

  • Tốc độ cỡ 2.10^7 (m/s)
  • Làm ion hóa mạnh các nguyên tử.
  • Đi được tối đa 8cm trong không khí, không xuyên qua được tờ bìa 1mm
  • Bị lệch phương khi đi qua điện trường hay từ trường

1.2 Tia β

Khái niệm

  • Tia β^- là các hạt electron (kí hiệu là _{-1}^{0}\textrm{e})
  • Tia β^+ là các hạt pôzitron (kí hiệu là _{1}^{0}\textrm{e})

Tính chất

  • Tốc độ rất lớn, xấp xỉ tốc độ ánh sáng.
  • Làm ion hóa môi trường nhưng yếu hơn tia α
  • Đi được vài m trong không khí, xuyên qua được là nhôm cỡ mm
  • Bị lệch phương khi đi qua điện trường hay từ trường

1.3 Tia γ

Khái niệm: Là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn (dưới 10^{-11}m) bản chất là các hạt photon

Tính chất

  • Có tốc độ ánh sáng.
  • Khả năng đâm xuyên tốt đi được vài m trong bê tông, vài cm trong chì.
  • Tia tia γ luôn đi kèm với các tia phóng xạ khác, không đi một mình.
  • Không bị lệch phương khi đi qua điện trường hay từ trường

2. Định luật phóng xạ

2.1 Chu kỳ bán rã và hằng số bán rã

Chu kỳ bán rã T (s,h,ngày….): là khoảng thời gian mà sau đó một nữa chu kì một nửa lượng chất hiện có bị phân rã

=> Chu kỳ bán rã chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất phóng xạ mà không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài

\lambda=\frac{ln 2}{T}: Hằng số bán rã

2.2 Định luật phóng xạ

Trong quá trình phân rã, số hạt nhân phóng xạ giảm với thời gian theo định luật hàm số mũ với số mũ âm.

Khối lượng chất phóng xạ còn lại sau thời gian t:

m(t)=\frac{m_0}{2^{\frac{t}{T}}}=m_0.2^{\frac{-t}{T}}=m_0.e^{-\lambda t}

Số nguyên tử chất phóng xạ còn lại sau thời gian t

N(t)=\frac{N_0}{2^{\frac{t}{T}}}=N_0.2^{\frac{-t}{T}}=N_0.e^{-\lambda t}

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Lý thuyết về phóng xạ hay chi tiết nhất. Nếu các bạn thấy hay và bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của mình để cùng nhau học thật giỏi nhá. Đừng quên để lại 1 like, 1 cmt để tạo động lực cho HocThatGioi và giúp HocThatGioi ngày càng phát triển hơn nhé! Chúc các bạn học thật tốt!

Back to top button
Close