Lý thuyết về tia laze đầy đủ chi tiết nhất
Tia laze là gì? Cấu tạo của laze, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của laze rubi (hồng ngọc). Các ứng dụng của tia laze trong cuộc sống thực tế
Có lẽ trong tuổi thơ của chúng ta đã từng sở hửu cho mình món đồ chơi là đèn laze phải không nào! Có bao giờ bạn tự hỏi tia laze là gì chưa? Chúng có cấu tạo thế nào và được ứng dụng trong thực tế ra sao? Thật ra món đồ chơi ngày ấy chúng ta gọi là laze chỉ là cái đèn bình thường mà thôi! Vậy nên ngày hôm nay, HocThatGioi sẽ cùng các bạn giải đáp tất tần tật các thắc mắc về tia laze nhé!
1. Tia laze là gì?
Laze là máy khuếch đại ánh sáng dựa vào sự phát xạ cảm ứng.
Sự phát xạ cảm ứng từ: Nếu có một phôtôn ban đầu bay qua một loạt nguyên tử đang ở trong trạng thái kích thích thì số phôtôn sẽ tăng lên theo cấp số nhân.
Chùm sáng do laze phát ra có các tính chất sau
- Tính đơn sắc
- Tính định hướng
- Tính kết hợp cao
- Cường độ lớn.
Tia sáng do laze phát ra gọi là tia laze
2. Cấu tạo của laze
Người ta đã chế tạo được các loại laze sau: laze khí, laze rắn và laze bán dẫn.
Cấu tạo của laze rắn: laze rubi.
Rubi (hồng ngọc) là Al_2O_3 có pha Cr_2O_3. Ánh sáng đỏ của hồng ngọc do ion crôm phát ra khi chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái cơ bản cũng chính là màu của tia laze.
Cấu tạo: Bề mặt phản xạ 95% gọi là gương bán mạ
Nguyên tắc hoạt động: Laze rubi gồm một thanh rubi hình trụ. Hai mặt được mài nhẵn vuông góc với trục của thanh. … Nếu có một ion crôm bức xạ theo phương vuông góc với hai gương thì ánh sáng sẽ phản xạ đi phản xạ lại nhiều lần giữa hai gương và sẽ làm cho một loạt ion crôm phát xạ cảm ứng. Ánh sáng sẽ được khuếch đại lên nhiều lần.
3. Ứng dụng của laze
- Y học: sử dụng làm dao mổ trong các phẫu thuật tinh vi, chữa một số bệnh ngoài ra nhờ tác dụng nhiệt.
- Thông tin liên lạc: liên lạc vô tuyến ( vô tuyến định vị, liên lạc vệ tinh, điều khiển các con tàu vũ trụ,…), truyền tin bằng cáp quang, đọc đĩa CD,…
- Công nghiệp: cắt, khoan,… chính xác.
- Trắc địa: đo khoảng cách, tam giác đạc, ngắm đường thẳng,…
Các câu trắc nghiệm về laze hay nhất
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Lý thuyết về tia laze đầy đủ chi tiết nhất. Nếu các bạn thấy hay và bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của mình để cùng nhau học thật giỏi nhá. Đừng quên để lại 1 like, 1 cmt để tạo động lực cho HocThatGioi và giúp HocThatGioi ngày càng phát triển hơn nhé! Chúc các bạn học thật tốt!