Vật lý 12

Phương pháp giải và bài tập về mạch RLC có L thay đổi hay nhất

Xin chào các bạn, bài viết hôm nay HocThatGioi sẽ trình bày đến với các bạn về phương pháp giải bài toán Mạch RLC có L thay đổi và tổng hợp thêm cho các bạn một số bài tập áp dụng để các bạn ôn tập, có lời giải chi tiết để các bạn tham khảo. Dưới đây là phương pháp giải và bài tập áp dụng, các bạn hãy theo dõi hết bài viết bên dưới để học hiệu quả hơn nhé!

1. Phương pháp giải mạch RLC có L thay đổi

Sau đây, HocThatGioi sẽ giới thiệu cho các về cách làm bài đối với dạng toán này sao cho hiệu quả. Dưới đây đưa ra một số trường hợp hay gặp và cùng với những công thức giải nhanh để các bạn áp dụng vào làm bài. Hãy xem hết bài viết dưới đây nhé.

Tổng hợp các trường hợp hay gặp và công thức giải nhanh

Trường hợpCông thức tính nhanh
Thay đổi L để I_{max}, P_{max}, Z_{min}, cos \varphi =1, u và i cùng phaKhi đó mạch xảy ra hiện tượng công hưởng nên ta có:Z_{L}=Z_{C}
U_{Rmax}= U
P_{max}=UI
Z_{min}= R
Thay đổi L để U_{L} cực đạiZ_{L}=\frac{R^{2}+ Z_{C}^{2} }{Z_{C}}
Khi đó U_{Lmax}= \frac{U \sqrt{R^{2}+ Z_{C}^{2}} }{R}
Khi thay đổi L có hai giá trị L cho cùng giá trị P, I, U_{R} để P_{max}, I_{max}, U_{max}Thì khi đó: L= \frac{L_{1}+ L_{2} }{2}Zc= \frac{Z_{L1} + Z_{L2} }{2}
Khi thay đổi L có hai giá trị của L mà U_{L} không đổi để U_{Lmax}Thì ta có: L= \frac{L_{1}. L_{2} }{L_{1}+ L_{2}}
Để U_{RL} không phụ thuộc vào RThì ta có: Z_{C}=2Z_{L}
Thay đổi L để U_{RL} cực đạiThì ta có: Z_{L}^{2}-Z_{L}.Z_{C}-R^{2}=0
Bảng tổng hợp các trường hợp và công thức tính nhanh của mạch RLC có L thay đổi.

2. Bài tập áp dụng

Sau đây sẽ là một số bài tập áp dụng để các bạn tham khảo và hiểu hơn những trường hợp trên.

Câu 1: Đặt điện áp xoay chiều u=100 \sqrt{2} cos( \omega t) V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Thay đổi giá trị độ tự cảm L của cuộn dây thì thấy công suất cực đại của đoạn mạch bằng 200 W. Giá trị của điện trở R bằng bao nhiêu ?
    Hướng dẫn giải:
    Đây là bài toán L thay đổi để công suất cực đại khi đó đoạn mạch sẽ xảy ra hiện tượng cộng hưởng.
    Ta áp dụng công thức công suất cực đại để tìm R.
    P_{max}= \frac{U^{2} }{R } \rightarrow R= \frac{100^{2} }{200} =50W
    Câu 2: Đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở R= 50 \Omega, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được và có tụ điện có điện dung C= \frac{2*10^{-4}}{ \pi } F mắc nối tiếp. Đặt vào đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều u=200cos(100 \pi t+ \pi ) V. Thay đổi L đến khi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm cực đại. Giá trị L và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm cực đại bằng bao nhiêu ?
      Hướng dẫn giải:
      Theo đề ta có:
      Dung kháng Z_{C}= \frac{1 }{ \omega C } =50 \Omega
      Thay đổi L để U_{Lmax} ta có khi đó cảm kháng bằng:
      Z_{L}= \frac{R^{2} + Z_{C}^{2} }{Z_{C}}=100 \Omega
      \rightarrow Z_{L}= \omega L \Leftrightarrow 100=100 \pi L \rightarrow L= \frac{1 }{ \pi } H
      Áp dụng công thức tính nhanh để tính điện áp cực đại hai đầu cuộn cảm:
      U_{Lmax}= \frac{U \sqrt{R^{2}+Z_{C}^{2}} }{R} = \frac{100 \sqrt{2} \sqrt{50^{2}+ 50^{2} } }{50} =200V
      Câu 3: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đâu đoạn mạch RLC nối tiếp trong đó cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Thay đổi L ta thấy, khi L=L_{1}\frac{1}{ \pi } hoặc L=L_{1}\frac{3}{ \pi } thì mạch tiêu thụ cùng một công suất như nhau. Để công suất mạch cực đại thì phải điều chỉnh L bằng bao nhiêu ?
        Hướng dẫn giải:
        Trường hợp có hai giá trị tự cảm cho cùng một công suất nên để công suất cực đại thì tự cảm L phải có giá trị bằng:
        L= \frac{L_{1}+L_{2}}{2} = \frac{ \frac{1 }{ \pi }+ \frac{3 }{ \pi } }{2} = \frac{2 }{ \pi } H.

        Như vậy, bài viết về Mạch RLC có L thay đổi của HocThatGioi đến đây đã hết. Qua bài viết này, hi vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích về bài toán mạch RLC có L thay đổi để các bạn hiểu và năm rõ hơn qua các trường hợp. Đừng quên Like và Share để giúp HocThatGioi ngày càng phát triển. Cuối cùng, cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi hết bài viết và chúc các bạn học tốt nhé!

        Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Vật Lý – Mạch RLC mắc nối tiếp
        Back to top button
        Close