Thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến hay đầy đủ nhất
Nguyên tắc chung trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, ưu điểm của sóng vô tuyến, quy trình của thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, sơ đồ khối của máy phát và máy thu đơn giản
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, điện thoại là thứ không thể thiếu đối với mỗi người. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi vì sao điện thoại lại có thể liên lạc với nhau dù ở một nơi rất xa chưa? Để trả lời cho câu hỏi trên, bài viết này, HocThatGioi sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về các nguyên tắc chung trong Thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến cũng như sơ đồ khối của một số máy phát và máy thu đơn giản. Cùng bắt đầu bài học ngay nào!
1. Nguyên tắc chung trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
Ưu điểm của sóng vô tuyến: sóng vô tuyến có thể truyền đi xa, có thể lan truyền khắp nơi trong khí quyển, chỉ cần hệ thông trạm phát thu mà không cần cáp truyền.
Các nguyên tắc chung trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến:
1.1 Phải sử dụng sóng điện từ cao tần
Sóng dùng để tải thông tin là các sóng mang.
1.2 Phải biến điệu các sóng mang
Để biến điệu được sóng mang, ta làm như sau:
- Dùng micro biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số (Sóng âm tần).
- Dùng một bộ phận khác để “trộn” sóng âm tần với sóng mang.
Vậy, biến điệu sóng mang chính là việc trộn lẫn sóng âm tần hoặc thị tần với sóng cao tần. Có nhiều cách để biến điệu như biến điệu biên độ, biến điệu tần số hay biến điệu pha của dao động cao tần.
Biến điệu biên độ được mô tả như sau:
Chú ý: Bộ phận trộn sóng gọi là mạch biến điệu.
1.3 Tách sóng
Dùng mạch tách sóng âm tầm ra khỏi sóng cao tần để đưa ra loa tại nơi thu. Loa biến dao động điện thành dao động âm có cùng tần số.
1.4 Khuếch đại
Nếu tín hiệu thu được có cường độ nhỏ thì ta phải khuếch đại chúng bằng cách sử dụng mạch khuếch đại.
1.5 Quy trình
- Biến các thông tin muốn truyền đi thành các dao dộng điện, những dao động điện này có tần số thấp nên được gọi là tín hiệu âm tần hay thị tần (không thể truyền đi xa vì năng lượng nhỏ)
- Dùng sóng điện từ có tần số cao (cao tần), được gọi là sóng mang, truyền thông tin đi xa.
- Để sóng mang truyền tải được thông tin của âm tần, ta trộn sóng âm tần với sóng mang, gọi là biến điệu sóng điện từ. (có thể biến điệu biên độ, biến điệu tần số hoặc biến điệu pha). Trong cách biến điệu biên độ: âm tần có tần số là f, sóng mang có tần số là f_0 thì sóng biến điệu sẽ có tần số là f_0 (để truyền được đi xa) nhưng biên độ biên thiên theo tần số f(thông tin cần truyền đi)
- Dùng anten để phát và thu sóng.
- Ở nơi thu phải tách sóng lấy sóng âm tần rồi đưa sóng âm tần về thông tin cần truyền đi.
2. Sơ đồ khối của máy phát và máy thu đơn giản
2.1 Sơ đồ khối của một máy phát đơn giản
2.2 Sơ đồ khối của một máy thu đơn giản
2.3 Công dụng của các phần tử trong sơ đồ
- Micro: Biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số (Sóng âm tần).
- Mạch phát sóng điện từ cao tần: nguồn tạo sóng mang có tần số lớn.
- Mạch biến điệu: trộn sóng âm tần với sóng mang.
- Mạch khuếch đại: Cung cấp thêm năng lượng cho các sóng.
- Anten: Bức xạ hoặc thu các sóng điện từ trong không gian.
- Mạch tách sóng: Tách sóng âm tần ra khỏi sóng mang.
- Loa, màn hình: Phát tín hiệu âm tần sau khi được tách ra khỏi sóng mang.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến hay đầy đủ nhất. Nếu các bạn thấy hay và bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của mình để cùng nhau học thật giỏi nhá. Đừng quên để lại 1 like, 1 cmt để tạo động lực cho HocThatGioi và giúp HocThatGioi ngày càng phát triển hơn nhé! Chúc các bạn học thật tốt!