Vật lý 12

Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X- Nguồn phát, tính chất, bước sóng và ứng dụng

Xin chào các bạn, bài viết dưới đây HocThatGioi sẽ trình bày đến cho các bạn về nguồn phát, tính chất, bước sóng và ứng dụng của 3 loại tia đặc biệt đó là tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia X. Thông qua bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về 3 loại tia ấy. Hãy cùng HocThatGioi xem hết bài viết bên dưới nhé!

1. Tia hồng ngoại

Tia hồng ngoại là loại tia mà mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy được, tia hồng ngoại luôn xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày của sống chúng ta, và được áp dụng trong đời sống thực tế như camera hồng ngoại, bếp từ hồng ngoại…Hãy cùng tìm hiểu về nguồn phát, bước sóng, tính chất và ứng dụng của tia hồng ngoại bên dưới nhé!

Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X- Nguồn phát, tính chất, bước sóng và ứng dụng 4
Hình ảnh về tia hồng ngoại ứng dụng trong công nghệ sấy.

1.1 Nguồn phát của tia hồng ngoại

Làm thế nào để có thể phát ra tia hồng ngoại ?

Cách tạo ra tia hồng ngoại : Đối với tia hồng ngoại thì nguồn phát của nó thật cực kì đơn giản bởi vì mọi vật đều có thể phát ra tia hồng ngoại nếu vật đó có nhiệt độ trên 0K(Nhiệt độ tính theo K).

1.2 Bước sóng của tia hồng ngoại

Đối với tia hồng ngoại, bước sóng của tia hồng ngoại là lớn nhất trong 3 tia : hồng ngoại, tử ngoại và tia X.

Tia hồng ngoại có bước sóng từ 0,76\mu m\rightarrow 1 mm.

1.3 Tính chất tia hồng ngoại

Tia hồng ngoại có các tính chất nổi bậc sau đây:

  • Có thể biến điệu
  • Gây 1 số phản ứng hóa học
  • Bị hơi nước, khí CO_{2} hấp thụ mạnh.
  • Gây hiện tượng quan điện trong ở 1 số chất bán dẫn.
  • Tính chất nổi bậc nhất là tác dụng nhiệt.

1.4 Ứng dụng tia hồng ngoại

Tia hồng ngoại có rất nhiều ứng dụng trong đời sống hằng ngày của chúng, dưới đây là một số ứng dụng hay gặp nhất và quen thuộc nhất.

  • Sấy khô, sưởi ấm
  • Điều khiển từ xa
  • Chụp ảnh vệ tinh
  • Dùng trong quân sự

2. Tia tử ngoại

Tia tử ngoại là một loại tia mà mắt thường của chúng ta không thể nhìn thấy được, thường chứa nhiều trong ánh nắng mặt trời và có hại cho da của chúng ta khi bị nắng chiếu vào quá nhiều nhất là lúc buổi trưa. Tia tử ngoại còn nhiều tên gọi khác như tia cực tím , tia UV…Nhưng nó cũng có rất nhiều tính chất , ứng dụng có lợi cho đời sống.

Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X- Nguồn phát, tính chất, bước sóng và ứng dụng 5
Tia tử ngoại chứa trong ánh nắng Mặt trời

2.1 Nguồn phát của tia tử ngoại

Làm thế nào để phát ra được tia tử ngoại ?

Các vật bị nung nóng tới nhiệt độ cao trên 2000^{0}C (Ví dụ như hồ quang điện, mặt trời…)

2.2 Bước sóng của tia tử ngoại

Bước sóng của tia tử ngoại như thế nào, dài khoảng chừng bao nhiểu ?

Tia tử ngoại có bước sóng từ 1nm\rightarrow 0,38\mu m

2.3 Tính chất của tia tử ngoại

Các tính chất của tia tử ngoại:

  • Tác dụng mạnh lên phim ảnh, làm ion hóa không khí.
  • Kích thích sự phát quang ở một số chất
  • Gây 1 số phản ứng hóa.
  • Tác dụng sinh lí: hủy duyệt tế bào, diệt khuẩn,…
  • Bị thủy tinh, nước hấp thụ mạnh.
  • Gây hiện tượng quan điện.

2.4 Ứng dụng của tia ngoại

Tia tử ngoại được áp dụng vào đời sống của chúng ta thông qua các ứng dụng sau:

  • Khử trùng
  • Chữa bệnh coi xương
  • Tìm vết nứt trên bề mặt kim loại

3. Tia X

Tia X là loại tia mà mắt người không thể nhìn thấy được, thuộc một dạng của sóng điện từ và có năng lượng rất lớn. Vậy hãy tìm hiểu nguồn phát của tia X từ đâu ? Bước sóng? Tính chất của tia X và ứng dụng của nó ra sau ? Mọi thắc mắc được giải đáp bên dưới nhé!

Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X- Nguồn phát, tính chất, bước sóng và ứng dụng 6
Luồng tia X lớn trong dãy ngân hà phát ra

3.1 Nguồn phát của tia X

Các nguồn nào có thể phát ra tia X ?

Cho electron có tốc độ lớn đập vào miếng kim loại có nguyên tử lượng lớn (ống tia X, ống Cu-lít-giơ).

3.2 Bước sóng của tia X

Tia có bước sóng như thế nào ?

Tia có có bước sóng từ 10^{-11}m \rightarrow 10^{-8}

3.3 Tính chất của tia X

Sau đây là các tính chất của tia X:

  • Tác dụng mạnh lên kính ảnh, làm ion hóa không khí.
  • Làm phát quang một số chất
  • Tác dụng sinh lý: hủy diệt tế bào.
  • Gây hiện tượng quang điện.
  • Tính chất nổi bậc nhất là khả năng đâm xuyên

3.4 Ứng dụng của tia X

Ngoài ra, tia X cũng có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sóng hằng ngày của chúng ta:

  • Chiếu điện, chụp điện
  • Chữa ung thư
  • Kiểm tra hành lý
  • Nghiên cứu cấu trúc vật rắn.

Như vậy, bài viết về nguồn phát, tính chất, bước sóng cũng như ứng dụng của 3 loại tia: hồng ngoại, tử ngoại, và tia X của HocThatGioi đến đây đã hết. Qua bài viết này, hi vọng sẽ đem lại thật nhiều kiến thức bổ ích để các bạn học tốt hơn. Đừng quên Like và Share để giúp HocThatGioi ngày càng phát triển. Cuối cùng, cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi hết bài viết và chúc các bạn học thất tốt nhé!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Vật Lý – Tia hồng ngoại tia tử ngoại
Back to top button
Close