Toán 10

Tổng và hiệu của hai vectơ – Lý thuyết kèm bài tập SGK có đáp án chi tiết nhất

Bạn đang thắc mắc không biết khi cộng hai vectơ sẽ được kết quả gì, hay lấy vectơ này trừ đi vectơ kia có được không? Biết được điều đó, hôm nay HocThatGioi sẽ gửi đến các bạn viết Tổng và hiệu của hai vectơ – Lý thuyết kèm bài tập SGK có đáp án chi tiết nhất để bạn đọc có thể nắm vững kiến thức này nhé! Khám phá ngay thôi!

Lý thuyết kèm bài tập SGK có đáp án tổng và hiệu của hai vectơ chi tiết nhất
Tổng và hiệu của hai vectơ – Lý thuyết kèm bài tập SGK có đáp án chi tiết nhất

I. Lý thuyết tổng và hiệu của hai vectơ

1. Tổng của hai vectơ

Định nghĩa: Cho hai vectơ \overrightarrow{a}\overrightarrow{b}. Lấy một điểm A tùy ý, vẽ \overrightarrow{AB}= \overrightarrow{a}\overrightarrow{BC} =\overrightarrow{b}. Vectơ \overrightarrow{AC} được gọi là tổng của hai vectơ  \overrightarrow{a}\overrightarrow{b}. Vậy \overrightarrow{AC}= \overrightarrow{a} + \overrightarrow{b}

2. Quy tắc hình bình hành 

Nếu ABCD là hình bình hành thì: \overrightarrow{AB}+ \overrightarrow{AD}= \overrightarrow{AC}

3. Tính chất của tổng các vectơ

Có 3 tính chất về tổng các vectơ:

  • Tính chất giao hoán: \overrightarrow{a}+ \overrightarrow{b}= \overrightarrow{b} +\overrightarrow{a}
  • Tính chất kết hợp: (\overrightarrow{a}+ \overrightarrow{b})+ \overrightarrow{c} = \overrightarrow{a} +(\overrightarrow{b} + \overrightarrow{c} )
  • Tính chất của \overrightarrow{0}: \overrightarrow{a}+ \overrightarrow{0}+ \overrightarrow{0} + \overrightarrow{a}= \overrightarrow{a}

4. Hiệu của hai vectơ

a) Vec tơ đối

Vectơ có cùng độ dài và ngược hướng với vec tơ \overrightarrow{a} được gọi là vec tơ đối của vec tơ \overrightarrow{a}, kí hiệu -\overrightarrow{a}

Lưu ý: Vec tơ đối của \overrightarrow{a} là vectơ \overrightarrow{a}

b) Hiệu của hai vec tơ

Cho hai vectơ \overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}. Vec tơ hiệu của hai vectơ, kí hiệu \overrightarrow{a} -\overrightarrow{b} là vectơ \overrightarrow{a} + (-\overrightarrow{b})

Suy ra \overrightarrow{a}- \overrightarrow{b} = \overrightarrow{a}+ (-\overrightarrow{b})

Lưu ý: Với ba điểm bất kì, ta luôn có
\overrightarrow{AB} + \overrightarrow{BC} = \overrightarrow{AC} (1)
\overrightarrow{AB} – \overrightarrow{BC} = \overrightarrow{CB} (2)
(1) là quy tắc 3 điểm (quy tắc tam giác) đối với tổng của hai vectơ.
(2) là quy tắc 3 điểm (quy tắc tam giác) đối với hiệu các vectơ.

5. Áp dụng 

a) Trung điểm của đoạn thẳng

Nếu I là trung điểm của đoạn thẳng AB \Leftrightarrow \overrightarrow{IA} + \overrightarrow{IB} = \overrightarrow{0}

b) Trọng tâm của tam giác

G là trọng tâm của tam giác \Delta ABC \Leftrightarrow \overrightarrow{GA} + \overrightarrow{GB}+ \overrightarrow{GC} = \overrightarrow{0}

II. Bài tập SGK tổng và hiệu của hai vectơ

Bài 1 trang 12

Cho đoạn thẳng AB và điểm M nằm giữa A và B sao cho AM>MB. Vẽ các vectơ \overrightarrow{MA} + \overrightarrow{MB}\overrightarrow{MA} – \overrightarrow{MB}
    Hướng dẫn giải:

    Tổng và hiệu của hai vectơ - Lý thuyết kèm bài tập SGK có đáp án chi tiết nhất 10

    Bài 2 trang 12

    Cho hình bình hành ABCD và một điểm M tùy ý. Chứng minh rằng \overrightarrow{MA} + \overrightarrow{MC}= \overrightarrow{MB} + \overrightarrow{MD}
      Hướng dẫn giải:

      Tổng và hiệu của hai vectơ - Lý thuyết kèm bài tập SGK có đáp án chi tiết nhất 11

      Bài 3 trang 12

      Chứng minh rằng đối với tứ giác ABCD bất kì, ta luôn có
      a) \overrightarrow{AB} + \overrightarrow{BC}+ \overrightarrow{CD} + \overrightarrow{DA}= \overrightarrow{0}
      b) \overrightarrow{AB} – \overrightarrow{AD}=\overrightarrow{CB} – \overrightarrow{CD}
        Hướng dẫn giải:

        Tổng và hiệu của hai vectơ - Lý thuyết kèm bài tập SGK có đáp án chi tiết nhất 12

        Bài 4 trang 12

        Cho tam giác ABC. Bên ngoài của tam giác vẽ các hình bình hành ABIJ, BCPQ, CARS.
        Chứng minh rằng: \overrightarrow{RJ} + \overrightarrow{IQ}+\overrightarrow{PS}= \overrightarrow{0}
          Hướng dẫn giải:

          Tổng và hiệu của hai vectơ - Lý thuyết kèm bài tập SGK có đáp án chi tiết nhất 13

          Bài 5 trang 12

          Cho tam giác đều ABC cạnh bằng a. Tính độ dài của các vectơ \overrightarrow{AB} + \overrightarrow{BC}\overrightarrow{AB} – \overrightarrow{BC}
            Hướng dẫn giải:

            Tổng và hiệu của hai vectơ - Lý thuyết kèm bài tập SGK có đáp án chi tiết nhất 14

            => Xem thêm Tích của vec tơ với một số – Lý thuyết và bài tập có đáp án chi tiết nhất

            Bài 6 trang 12

            Cho hình bình hành ABCD có tâm O. Chứng minh:
            a) \overrightarrow{CO} – \overrightarrow{OB}=\overrightarrow{BA}
            b) \overrightarrow{AB} – \overrightarrow{BC}=\overrightarrow{DB}
            c) \overrightarrow{DA} – \overrightarrow{DB}=\overrightarrow{OD} – \overrightarrow{OC}
            d) \overrightarrow{DA} – \overrightarrow{DB}+\overrightarrow{DC}= \overrightarrow{0}
              Hướng dẫn giải:

              Tổng và hiệu của hai vectơ - Lý thuyết kèm bài tập SGK có đáp án chi tiết nhất 15

              Bài 7 trang 12

              Cho ​​\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b} là hai vectơ khác \overrightarrow{0}. Khi nào có đẳng thức
              a) | \overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}|=|\overrightarrow{a}|+|\overrightarrow{b}|
              b) | \overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}|=|\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}|
                Hướng dẫn giải:

                Tổng và hiệu của hai vectơ - Lý thuyết kèm bài tập SGK có đáp án chi tiết nhất 16

                Bài 8 trang 12

                Cho ​​| \overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}|=0. So sánh độ dài, phương và hướng của hai vectơ \overrightarrow{a}\overrightarrow{b}
                  Hướng dẫn giải:
                  Tổng và hiệu của hai vectơ - Lý thuyết kèm bài tập SGK có đáp án chi tiết nhất 17

                  Bài 9 trang 12

                  Chứng minh rằng \overrightarrow{AB}=\overrightarrow{CD} khi và chỉ khi trung điểm của hai đoạn thẳng AD và BC trùng nhau.
                    Hướng dẫn giải:

                    Tổng và hiệu của hai vectơ - Lý thuyết kèm bài tập SGK có đáp án chi tiết nhất 18

                    Trên đây là toàn bộ bài viết Tổng và hiệu của hai vectơ – Lý thuyết kèm bài tập SGK có đáp án chi tiết nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi. Hi vọng rằng bài viết sẽ mang lại thêm các kiến thức bổ ích cho các bạn. Hãy đồng hành cùng HocThatGioi để tiếp thu thêm các kiến thức hay, bổ ích nhé. Chúc các bạn học tốt!

                    Bài viết khác liên quan đến Lớp 10 – Toán – Các phép toán vecto
                    Back to top button
                    Close