Xin chào các bạn, sau khi đã nắm vững toàn bộ lý thuyết qua bài Lý thuyết Sự chuyển thể của các chất. Hôm nay HocThatGioi đã tổng hợp được 15 câu trắc nghiệm bao gồm cả lý thuyết và bài tập về Sự chuyển thể củacác chất. Còn chần chừ gì nữa, hãy cùng HocThatGioi theo dõi hết bài viết nhé.
1. Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc?
Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển ngược lại từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc → B sai.
Chất rắn kết tinh (ứng với một cấu trúc tinh thể) có nhiệt độ nóng chảy không đổi xác định ở mỗi áp suất cho trước. Các chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
2. Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy?
Chất rắn kết tinh (ứng với một cấu trúc tinh thể) có nhiệt độ nóng chảy không đổi xác định ở mỗi áp suất cho trước. Các chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định. → C sai.
Nhiệt lượng Q (J) cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy: Q = \lambda .m; \lambda là nhiệt nóng chảy riêng; đơn vị J/kg.
3. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn?
Jun trên kilôgam (J/ kg) là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn
4. Điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn?
Nhiệt nóng chảy riêng của một chất có độ lớn bằng nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy 1kg chất đó ở nhiệt độ nóng chảy.
Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là Jun trên kilôgam (J/ kg).
Các chất khác nhau thì nhiệt nóng chảy riêng của chúng khác nhau.
5. Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố thể tích của chất lỏng.
6. Điều nào sau đây là sai khi nói về hơi bão hoà?
+ Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích hơi.
+ Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng lên thì áp suất hơi bão hòa tăng.
+ Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.
7. Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt hoá hơi.
Nhiệt lượng Q cung cấp cho khối chất lỏng trong khi sôi gọi là nhiệt hóa hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi:
Q = L.m, đơn vị của Q là J
L là nhiệt nhiệt hóa hơi có đơn vị đo là J/kg.
8. Câu nào dưới đây là sai khi nói về áp suất hơi bão hoà?
Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích của hơi
9. Chọn câu trả lời đúng. Trong sự nóng chảy và đông đặc của các chất rắn:
Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định trong điều kiện áp suất xác định.
10. Chọn câu trả lời đúng. Nhiệt nóng chảy riêng của vàng là 62,8.10^{3} J/Kg.
Nhiệt nóng chảy riêng của vàng là 62,8.10^{3} J/Kg. thì khối vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.10^{3} J để hoá lỏng.
11. Tính nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy 100g nước đá ở 0°C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.10^{5}J/kg
Nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy nước đá là: Q = λ m = 3,4.10^{5}.100 = 340.10^{5} J.
12. Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 5kg nước đá ở -10°C chuyển thành nước ở 0°C. Cho biết nhiệt dung riêng của nước đá là 2090J/kg.K và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá 3,4.10^{5}J/kg.
– Nhiệt lượng cần cung cấp cho 5kg nước đá ở -10°C chuyển thành nước đá ở 0°C là: Q_{1} = m.c.Δt = 104500 J
– Nhiệt lượng cần cung cấp để 5kg nước đá ở 0°C chuyển thành nước ở 0°C là: Q_{2} = λ.m = 17.105 J
– Nhiệt lượng cần cung cấp cho 5kg nước đá ở -10°C chuyển thành nước ở 0°C là: Q = Q_{1} + Q_{2} = 1804500 J
13. Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước ở 25°C chuyển thành hơi ở 100°C. Cho biết nhiệt dung riêng của nước 4180 J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.10^{6}J/kg.
– Nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước ở 25°C tăng lên 100°C là: Q_{1} = m.c.Δt = 3135 KJ
– Nhiệt lượng cần cung cấp để 10kg nước đá ở 100°C chuyển thành hơi nước ở 100°C là: Q_{2} = L.m = 23000 KJ
– Nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước đá ở 25°C chuyển thành hơi nước ở 100°C là: Q = Q_{1} + Q_{2} = 26135 KJ
14. Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm cho 0,2 kg nước đá ở -20°C tan thành nước và sau đó được tiếp tục đun sôi để biến hoàn toàn thành hơi nước ở 100°C. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.10^{5}J/kg, nhiệt dung riêng của nước đá là 2,09.10^{3} J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước 4,18.10^{3} J/kg.K, nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.10^{6} J/kg.
– Nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm cho một cục nước đá có khối lượng 0,2kg ở
-20°C tan thành nước và sau đó tiếp tục đun sôi để biến hoàn toàn thành hơi nước ở 100°C. Q = c_{d}.m (t_{0} – t_{1}) + l.m + c_{n}.m(t_{2}- t_{1})+ L m = 619,96 kJ
15. Lấy 0,01kg hơi nước ở 100°C cho ngưng tụ trong bình nhiệt lượng kế chứa 0,2kg nước ở 9,5°C. nhiệt độ cuối cùng là 40°C, cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4180 J/kg.K. Tính nhiệt hóa hơi của nước.
– Nhiệt lượng tỏa ra khi ngưng tụ hơi nước ở 100°C thành nước ở 100°C: Q_{1} = L m_{1} = 0,01.L
– Nhiệt lượng tỏa ra khi nước ở 100°C thành nước ở 40°C: Q_{2} = m_{c}(100 – 40) = 0.01 .4180 (100 – 40) = 2508 J
– Nhiệt lượng tỏa ra khi hơi nước ở 100°C biến thành nước ở 40°C: Q = Q_{1} + Q_{2} = 0,01 L + 2508 (1)
– Nhiệt lượng cần cung cấp để 0,2kg nước từ 9,5°C thành nước ở 40°C: Q_{3} = 0,2.4180 (40 – 9,5) = 25498 J (2)
– Theo phương trình cân bằng nhiệt: (1) = (2). Vậy 0,01 L + 2508 = 25498. Suy ra: L = 2,3.106 J/kg.
Trên đây là 15 câu bài tập Sự chuyển thể của các chất cực hay có lời giải. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi. Hi vọng rằng bài viết sẽ mang lại thêm các kiến thức bổ ích cho các bạn. Hãy đồng hành cùng HocThatGioi để tiếp thu thêm các kiến thức hay, bổ ích nhé. Chúc các bạn học tốt!
Bài viết khác liên quan đến Lớp 10 – Vật Lý – Chất rắn chất lỏng sự chuyển thể