Xin chào các bạn, bài viết hôm nay HocThatGioi xin được tổng hợp 20 câu hỏi trắc nghiệm dòng điện không đổi có lời giải chi tiết. Các bạn có thể xem lại phần lý thuyết tại Lý thuyết tổng quan về dòng điện không đổi và nguồn điện mới nhất. Cùng HocThatGioi xem hết bài viết bên dưới nhé!
Câu 1: Đơn vị nào sau đây là đơn vị dùng để đo cường độ dòng điện ?
Niuton (N): đơn vị dùng để đo lực
Jun (J): đơn vị dùng để đo năng lượng
Oát (W): đơn vị dùng để đo công suất
Ampe (A): đo cường độ dòng điện.
Câu 2: Suất điện động được đo bằng đơn vị nào sau đây ?
Cu lông (C): đơn vị điện tích
Vôn (V): đơn vị suất điện động, hiệu điện thế
Héc (Hz): đơn vị tần số
Ampe (A): đơn vị cường độ dòng điện
Câu 3: Công thức dùng để tính cường độ dòng điện không đổi là ?
Công thức dùng để tính cường độ dòng điện không đổi là: I=\frac{q}{t}
Câu 4: Định luật Jun-Lenxo cho biết điện năng biến đổi thành ?
Định luật Jun-Lenxo cho biết điện năng sẽ biến đổi thành nhiệt năng.
Câu 5: Trong các tác dụng sau, dòng điện không có tác dụng gì ?
Dòng điện có 3 tác dụng: tác dụng nhiệt, tác dụng hóa học, tác dụng từ.
Dòng điện không có tác dụng cơ.
Câu 6: Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại có cường độ là 1A. Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 1s là bao nhiêu ?
Cường độ dòng điện không đổi có công thức: I=\frac{q}{t}\rightarrow q=I.t=1C
Số electron dịch chuyển là: N=\frac{q}{\left | e \right |}=\frac{1}{1,6.10^{-19}}= 6,25.10^{18} hạt
Câu 7: Tính suất điện động của nguồn điện. Biết rằng khi dịch chuyển một lượng điện tích 3.10^{-3}C giữa hai cực bên trong nguồn điện thì lực là thực hiện công là 9 mJ.
Suất điện động có công thức: E=\frac{A}{q}=\frac{9.10^{-3}}{3.10^-3}= 3V
Vậy suất điện động của nguồn là 3V
Câu 8: Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây ?
Niuton (N): đơn vị dùng để đo lực
Jun (J): đơn vị dùng để đo năng lượng
Oát (W): đơn vị dùng để đo công suất
Ampe (A): đo cường độ dòng điện.
Câu 9: Công suất của nguồn điện được xác định bằng ?
Công suất của nguồn điện được xác định bởi công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương chạy trong mạch kín trong một giây.
Câu 10: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu điện trở R thì cường động điện I chạy qua. Công suất tỏa nhiệt của điện trở này không thể tính bằng công thức nào sau đây ?
Ta có: U= I.R \rightarrow I= \frac{U}{R} hoặc R= I= \frac{U}{I}
Công suất tỏa nhiệt có công thức: P=I^2.R=\left ( \frac{U}{R} \right )^2.R= \frac{U^2}{R}
hoặc P=I^2.R=I^2.\frac{U}{I}=U.I
Câu 11: Mạch điện kín gồm suất điện động E, điện trở trong r, mạch ngoài có điện trở R. Biểu thức tính cường độ dòng điện trong mạch là gì ?
Biểu thức tính cường độ dòng điện trong mạch: I=\frac{E}{R+r}
Câu 12: Một nguồn điện gồm 6 acquy giống hệt nhau nối tiếp. Mỗi acquy có suất điện động là 4V. Tính suất điện động của bộ là bao nhiêu ?
Vì bộ nguồn này là 6 acquy mắc nối tiếp nhau nên suất điện động của bộ có công thức sau: E_b= n.E \rightarrow E_b=6.4=24 V
Câu 13: Các dụng cụ điện trong nhà mắc nối tiếp hay là song song ? Vì sao ?
Các dụng cụ trong nhà được mắc song song vì cường độ dòng điện qua các vật luôn bằng nhau và hiệu điện thế định mức của vật bằng hiệu điện thế nguồn.
Câu 14: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng ?
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện khi di chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong trong nguồn điện
Câu 15: Công của nguồn điện là công của ?
Công của lực điện chính là công của lực lạ.
Câu 16: Quy ước chiều dòng điện như thế nào ?
Chiều dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển của điện tích dương.
Câu 17: Dòng điện không đổi là gì ?
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ dòng điện không đổi theo thời gian.
Câu 18: Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua ?
Nhiệt lượng tỏa ra của dây dẫn khi có dòng điện chạy qua là: Q=I^2Rt \rightarrow Nhiệt lượng tỏa ra tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng diện và tỉ lệ với điện trở R
Câu 19: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì cường độ dòng điện chạy trong mạch
Cường độ dòng điện mạch ngoài: I=\frac{U}{R_N} \rightarrow Cường độ dòng điện sẽ giảm khi điện trở mạch ngoài tăng
Câu 20: Định luật với toàn mạch được thể hiện qua biểu thức nào sau đây ?
Định luật ôm được thông qua biểu thức: E=I(R +r)
Như vậy, bài viết tổng hợp 20 câu trắc nghiệm dòng điện không đổi của HocThatGioi đến đây đã hết. Qua bài viết này, hi vọng sẽ đem lại những kiến thức bổ ích giúp các bạn học tập tiến bộ hơn. Đừng quên Like và Share để giúp HocThatGioi ngày càng phát triển nhé. Cuối cùng, cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi hết bài viết và chúc các bạn học thật tốt !
Bài viết khác liên quan đến Lớp 11 – Vật Lý – Dòng điện không đổi Nguồn điện