3 dạng bài tập dòng điện không đổi có lời giải chi tiết dễ hiểu nhất
Sau khi các bạn đã theo dõi xong bài viết về Lý thuyết dòng điện không đổi ở bài viết trước, thì để học hiệu quả thì sau đây HocThatGioi sẽ đem đến cho các bạn 3 dạng bài tập dòng điện không đổi có lời giải, có nêu cách giải và tổng hợp bài tập có lời giải chi tiết để các bạn tham khảo
1. Tìm các đại lượng đặc trưng như cường độ dòng điện (I), Công thực hiện (A)
Đây là loại bài tập cơ bản nhất trong 3 dạng bài tập dòng điện không đổi . Đối với dạng toán này thì các bạn cần thuộc những công thức sau đó sẽ áp dụng vào để giải.
Một số công thức:
I=\frac{q}{t}=\frac{U}{R}
Công thức tính số electron đi qua mạch:
N=\frac{q}{\left | e \right |}
Vận tốc trung bình của electron chuyển động trong dây dẫn:
v=\frac{I}{S.n.e}
I: cường độ dòng điện (A)
q: điện lượng dịch chuyển qua đoạn mạch (C)
\left | e \right| = 1,6.10^{-19} C
e : điện tích của electron
n: mật độ electron tự do
Ví dụ minh họa:
Đề yêu cầu tính cường độ dòng điện nên ta có thể áp dụng công thức sau:
I=\frac{q}{t}=\frac{6.10^{-3}}{2}=3.10^{-3} A
Vậy cường độ dòng điện là 3.10^{-3} A
Cường độ dòng điện được tính thông qua công thức:
I=\frac{q}{t}=\frac{9,6}{10}=0,96 A
Số electron đã đi qua tiết diện ngang của dây được tính bởi công thức:
N=\frac{q}{\left | e \right |}= \frac{9,6}{1,6.10^{-19}}= 6.10^{19} hạt
Suất điện động của Pin: E=\frac{A}{q}=\frac{270}{180}=1,5 V
Công mà pin sản ra khi dịch chuyển một lượng điện tích 40C giữa hai cực bên trong pin
E=\frac{A}{q}\Rightarrow A=qE= 40.1,5=60J
2. Bài toán mạch điện có nhiều điện trở
Đối với bài toán này, thì chúng ta sẽ có 2 trường hợp mà các bạn cần lưu ý khi làm bài , mỗi trường hợp sẽ tương ứng với một công thức khác nhau.
R= R_{1}+ R_{2}+…+ R_{n}
I=I_{1}=I_{2}=…=I_{n}
U=U_{1}+ U_{2}+…+U_{n}
Khi các điện trở ghép song song:
\frac{1}{R}=\frac{1}{R_{1}}+\frac{1}{R_2}+…+\frac{1}{R_n}
I=I_{1} + I_{2}+…+ I_{n}
U=U_{1}=U_{2}=…=U_{n}
R: điện trở của mạch ( \Omega )
I: cường độ dòng điện (A)
U: hiệu điện thế (V)
Ví dụ minh họa:
Mạch điện gồm: (R_{1}// R_{2})\: nt \: (R_{3}// R_{4})
Vì điện trở 1 và điện trở 2 mắc song song nên ta có:
\frac{1}{R_{12}}=\frac{1}{R_{1}}+\frac{1}{R_{2}} \Rightarrow R_{12} =4 \Omega
Tương tự đối với R_{34}
R_{34}=\frac{R_{3}.R_4}{R_3+ R_4}= 6\Omega
Ta có R_{12}\: nt \: R_{34}
\rightarrow R= R_{12} + R_{34}= 4+ 6= 10\Omega
Cường độ dòng điện của mạch:
I=I_{12}=I_{34}=\frac{U}{R}=\frac{20}{10}=2 A
\rightarrow U_{34}=U_{4}= I_{34}.R_{34}=12V
\Rightarrow Cường độ điện trường của điện trở R_{4}:
I_{4}=\frac{U_{4}}{R_{4}}=\frac{12}{15}= 0,8 A
3. Bài toán về ghép nguồn của dòng điện không đổi
Dạng toán này, yêu cầu các bạn vận dụng các công thức ghép nguồn của từng trường hợp để tính toán. Vì vậy các bạn nên lưu ý những công thức sau đây.
Công thức đối với từng trường hợp khác nhau:
- Đối với ghép nối tiếp:
E_{b}= E_{1}+ E_{2}+…+ E_{n}
Điện trở trong của bộ:
r_{b}= r_{1}+ r_{2}+…+ r_{b}
- Đối với ghép song song:
E_{b}=E_{1}=E_{2}=…=E_n
Điện trở trong của bộ:
\frac{1}{r_b}=\frac{1}{r_1}+\frac{1}{r_2}+…+\frac{1}{r_n}
- Đối với ghép hỗn hợp đối xứng:
E_{b}=n E
Điện trở trong của bộ:
r_b=\frac{nr}{m}
m: số dãy
n: mỗi trong mỗi dãy có n nguồn
Ví dụ minh họa:
Từ đề bài ta có:
E_{b}= 2E + 2E= 4E= 4.1,5= 6V
Điện trở trong của bộ nguồn:
r_{b}= 2r + r= 3r= 0,75 \Omega
Cường độ dòng điện mạch ngoài:
I=\frac{E_b}{R+ r_b}=\frac{6}{5+ 0,75}= 1,04 A
Bộ nguồn được mắc hỗn hợp gồm m dãy, mỗi dãy gồm n nguồn
Do đó số nguồn: m.n=24 (1)
Điện trở của bộ nguồn: r_{b}=\frac{n.r}{m}=\frac{0,5n}{m}=0,75
\rightarrow \frac{n}{m}=\frac{3}{2} (2)
Từ (1) và (2) ta có:
m=4 và n=6
Suất điện động của bộ nguồn:
E_{b}=nE=6.1,5=9 V
Như vậy, bài viết về Bài tập dòng điện không đổi của HocThatGioi đến đây đã hết. Qua bài viết này, hi vọng sẽ đem đến cho các bạn nhiều kiến thức hay bổ ích. Đừng quên Like và Share để HocThatGioi ngày càng phát triển hơn. Cuối cùng, cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi hết bài viết và chúc các bạn học tốt.