3 dạng bài về bài tập cường độ điện trường cực hay có lời giải chi tiết
Bài viết dưới đây, HocThatGioi sẽ giới thiệu cách phương pháp giải của 3 dạng bài tập cường độ điện trường và tổng hợp một số ví dụ minh họa để các bạn cùng tham khảo. Các bạn có thể xem lại phần lý thuyết tại bài Cường độ điện trường nhé!
1. Bài toán liên quan đến lực điện trường tác dụng lên một điện tích
Đây là dạng cơ bản trong chuyên đề cường độ điện trường, các bạn chỉ cần nắm rõ công thức về cường độ điện trường sẽ áp dụng được để giải toán.
1.1 Phương pháp giải về bài tập lực điện trường tác dụng lên điện tích
Dưới đây, sẽ là một số lý thuyết trong tâm các bạn cần ghi nhớ.
Lực điện trường tác dụng lên một điện tích điểm có biểu thức vecto sau: \underset{F}{\rightarrow}=q.\underset{E}{\rightarrow}
Một vài tính chất về cường độ điện trường gây ra bởi một điện tích điểm:
- Điểm đặt: tại vị trí cần xét
- Phương: trùng với đường thẳng nối điện tích điểm với điểm ta xét.
- Chiều: Hướng ra xa Q nếu Q> 0 và ngược lại hướng lại gần Q nếu Q< 0
- Độ lớn có biểu thức:
E: cường độ điện trường tại một điểm (V/m)
k=9.10^9
\varepsilon: hằng số điện môi
r: khoảng cách (m)
Q: điện tích (C)
1.2 Bài tập minh họa về điện trường do một điện tích điểm gây ra
Để hiểu hơn về dạng bài tập này, thì các bạn hãy tham khảo phần bài tập dưới đây nhé.
Theo công thức điện trường do một điện tích điểm gây ra ta có:
E=k\frac{\left | Q\right |}{\varepsilon r^2}=9.10^{9}\frac{\left | 4.10^{-9} \right |}{0,05^2}= 14,4.10^3 (V/m)
Vậy cường độ điện trường tại điểm đó là 14,4.10^3 (V/m)
Vì Q tại A mang điện tích âm nên cường độ điện trường tại B sẽ có hướng lại gần điện tích, chiều từ B đến A.
Theo công thức cường độ điện trường ta có:
E=k\frac{\left | Q \right |}{\varepsilon r^2}=9.10^9.\frac{\left | -2.10^{-7} \right |}{2.0,075^2}=1,6.10^5 V/m
2. Dạng toán điện cường độ điện trường do nhiều điện tích gây ra
Dưới đây sẽ hướng dẫn cho các bạn về phương pháp giải và đưa ra một số bài tập có lời giải để các bạn tham khảo.
2.1 Phương pháp giải cho bài tập cường độ điện trường do nhiều điện tích gây ra
Để làm được đối với dạng toán cường độ điện trường do nhiều điện tích gây ra thì các bạn cần tham khảo theo phương pháp dưới đây.
- Xác định cường độ điện trường tại mỗi điểm cần xét: E_1, E_2, E_3...
- Điện trường tổng hợp: E= E_1 + E_2 + E_3 ...
- Dùng quy tắc hình bình hành để tìm cường độ điện trường: phương, chiều và độ lớn
\ast Đối với dạng toán này thông thường có trường hợp hai điện tích thì ta có:
Cường độ điện trường tổng hợp: E= E_1 + E_2
- Khi E_1 và E_2 cùng phương, cùng chiều: E=E_1 + E_2
- Khi E_1 và E_2 cùng phường, ngược chiều: E=\left | E_1 - E_2 \right |
- Khi E_1 và E_2 vuông góc nhau: E=\sqrt{E_1^{2}+ E_2 ^2}
- Khi E_1 và E_2 hợp với nhau một góc \alpha: E^2= E_1^2 + E_2^2+2E_1E_2cos\alpha
2.2 Bài tập minh họa về điện trường do nhiều điện tích gây ra
Thông qua phần giới thiệu phương pháp giải ở phía trên thì tiếp theo các bạn tham khảo các bài tập minh họa đưới đây nữa nhé!
Theo đề ta thấy:
AC= AB + BC nên A, B, C thẳng hàng và A nằm xa C hơn B.
Cường độ điện trường do q_1
E_1=k\frac{\left | q_1 \right |}{r_{AC}^2}=9.10^9\frac{\left | -12.10^{-6} \right |}{0,2^2}=27.10^5 (V/m)
Cường độ điện trường do q_2
E_2=k\frac{\left | q_2 \right |}{r_{BC}^2}=9.10^9\frac{\left | 3.10^{-6} \right |}{0,05^2}=108.10^5 (V/m)
Vì q_1 mang điện tích âm nên cường độ điện trường sẽ hướng lại gần A và q_2 mang dấu dương nên cường độ điện trường hướng ra xa B.
Cường độ điện trường tổng hợp tại C:
E=\left | E_1-E_2 \right |=E_2 -E_1= 81.10^5 V/m
Theo đề ta có:
AB^2= AC^2 + BC^2
ABC vuông tại C
Cường độ điện trường do q_1 gây ra tại C:
E_1=k\frac{\left | q_1 \right |}{r_{AC}^2}=9.10^9\frac{\left | 16.10^{-18} \right |}{0,04^2}=9.10^5 V/m
Cường độ điện trường do q_2 gây ra tại C:
E_2=k\frac{\left | q_2 \right |}{r_{BC}^2}=9.10^9\frac{\left | -9.10^{-18} \right |}{0,03^2}=9.10^5 V/m
Cường độ điện trường tổng hợp tại C:
E=\sqrt{E_1^{2}+E_2^{2}}=1273.10^3 V/m
3. Điện tích chuyển động trong điện trường
Đây dạng đoán khó hơn so với hai dạng ở trên nhưng chỉ cần các bạn nắm được phương pháp giải và tham khảo bài tập bên dưới sẽ hiểu hơn.
3.1 Phương pháp giải bài toán điện tích chuyển động trong điện trường
Một số công thức liên quan cần nhớ:
3.2 Bài tập minh họa về bài toán điện tích chuyển động trong điện trường
Để nhanh thuộc các công thức thì các bạn phải ren luyện bài tập thường xuyên, dưới đây có một số bài tập để các bạn tham khảo nhé.
Áp dụng công thức:
A=qEd\Rightarrow E=\frac{A}{qd}=\frac{2.10^{-9}}{5.10^{-10}.0,02}= 200 V/m
Áp dụng công thức độ biến thiên động năng ta có:
A=W_{đ2}- W_{đ1}=\frac{1}{2}mv_2^2-\frac{1}{2}mv_1^2= qEd
\Leftrightarrow \frac{1}{2}.9,1.10^{-31}.0^2-\frac{1}{2}.9,1.10^{-31}.(3.10^5)^2=-1,6.10^{-19}.100d
\Rightarrow d=2,6.10^{-3}(m)=2,6 (mm)
Như vậy, bài viết về Bài tập cường độ điện trường của HocThatGioi đến đây đã hết. Qua bài viết hi vọng sẽ giúp các bạn tiếp thu được những kiến thức bổ ích. Đừng quên Like và Share để giúp HocThatGioi ngày càng phát triển. Cuối cùng, cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi hết bài viết và chúc các bạn học tốt!