Vật lý 12

Lý thuyết tia hồng ngoại tia tử ngoại và tia X chi tiết nhất

Những bức xạ không nhìn thấy, khái niệm, nguồn phát, tính chất, công dụng của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia X

Bài viết ngày hôm nay, HocThatGioi sẽ giới thiệu với các bạn về một số loại bức xạ không nhìn thấy, đó là tia hồng ngoại tia tử ngoạitia X. Vậy thì mỗi tia có đặc điểm và tính chất gì? Có công dụng và ứng dụng trong thực tế như thế nào? HocThatGioi đã tổng hợp các kiến thức về bài này và chia sẻ lại với các bạn thông qua một bài viết ngắn gọn dưới đây, mình nghĩ nó sẽ rất có ích cho các bạn tromg việc học tập và ôn tập đấy. Cùng HocThatGioi bắt đầu bài học ngay bây giờ nhé!

1. Bức xạ không nhìn thấy là gì?

Thực nghiệm đã chứng tỏ rằng ngoài miền ánh sáng nhìn thấy còn có những bức xạ không nhìn thấy được, nhưng cũng có tác dụng nhiệt, cũng tuân theo định luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, và cũng gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như các bức xạ nhìn thấy.

Ở bài này, ta sẽ tìm hiểu về 3 loại bức xạ không nhìn thấy, bao gồm tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia X

2. Tia hồng ngoại

2.1 Khái niệm

Tia hồng ngoại là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng từ 0,76 μm đến vài mm.

2.2 Nguồn phát

Tất cả các vật có nhiệt độ lớn hơn 0(K) hay -273℃

2.3 Tính chất

  • Tác dụng nhiệt là tính chất nổi bật nhất. Vật hấp thụ tia hồng ngoại sẽ nóng lên.
  • Có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học, có thế tác dụng lên phim ảnh.
  • Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần.
  • Gây ra hiện tượng quang điện trong với một số chất bán dẫn.

2.4 Công dụng

  • Sấy khô, sưởi ấm, đun nấu.
  • Chụp ảnh ban đêm, chụp ảnh của nhiều thiên thể, chụp ảnh trái đất từ vệ tinh.
  • Sử dụng trong các bộ điều khiển từ xa ( điều khiển ti vi, điều hòa,…)
  • Quân sự: ống nhòm hồng ngoại dùng để quan sát và lái xe ban đêm, camera hồng ngoại chụp ảnh và quay phim ban đêm, tên lửa tự động tìm mục tiêu dựa vào tia hồng ngoại do mục tiêu phát ra.

3. Tia tử ngoại

3.1 Khái niệm

Tia tử ngoại là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng từ 0,38 μm đến cỡ 10^{-9}m.

3.2 Nguồn phát

Những vật có nhiệt độ cao (từ 2000℃ trở lên)

Ví dụ: hồ quang điện, Mặt Trời, đèn hơi thủy ngân.

3.3 Tính chất

  • Tác dụng lên phim ảnh
  • Kích thích sự phát quang của nhiều chất.
  • Kích thích nhiều phản ứng hóa học
  • Làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác
  • Có tác dụng sinh học: hủy diệt tế bào, diệt khuẩn nấm mốc, là tiền tố tổng hợp vitamin D
  • Có thể gây ra hiện tượng quang điện.
  • Bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh nhưng lại có thể truyền qua được thạch anh. Ngoài ra tầng ozon hấp thụ hết các tia có bước sóng dưới 300 nm và là tấm áo giáp bảo vệ sinh vật trên Trái Đất.

3.4 Công dụng

  • Y học: dùng để tiệt trùng dụng cụ phẫu thuật, chữa bệnh còi xương.
  • Công nghiệp thực phẩm: tiệt trùng thực phẩm.
  • Công nghiệp cơ khí: tìm về nứt (khuyết tật) trên bề mặt sản phẩm.

4. Tia X

4.1 Khái niệm

Tia X là bức xạ có bước sóng từ 10^{-8}m đến 10^{-11}

4.2 Nguồn phát

Mỗi khi một chùm tia catôt (một chùm electron có năng lượng lớn) đập vào một vật rắn thì vật đó phát ra tia X

4.3 Tính chất

  • Tính chất nổi bật nhất là khả năng đâm xuyên qua giấy, vải, gỗ thậm chí cả kim loại. Tia X có bước sóng càng ngắn thì càng xuyên được sâu hay càng cứng.
  • Tác dụng mạnh lên kính ảnh.
  • Làm ion hóa không khí.
  • Làm phát quang một số chất.
  • Tác dụng sinh lý mạnh: hủy diệt tế bào, diệt vi khuẩn,…
  • Gây ra hiện tượng quang điện ở hầu hết các kim loại.

4.4 Công dụng

  • Y học: sử dụng để chiếu điện, chụp điên, chữa ung thư nông
  • Công nghiệp: kiểm tra chất lượng bên trong sản phẩm.
  • Giao thông: Kiểm tra hành lý của hành khách
  • Phòng TN: Nghiên cứu cấu trúc vật rắn

Tổng hợp các câu trắc nghiệm về tia tử ngoại tia hồng ngoại và tia X hay nhất

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Lý thuyết tia hồng ngoại tia tử ngoại và tia X chi tiết nhất. Nếu các bạn thấy hay và bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của mình để cùng nhau học thật giỏi nhá. Đừng quên để lại 1 like, 1 cmt để tạo động lực cho HocThatGioi và giúp HocThatGioi ngày càng phát triển hơn nhé! Chúc các bạn học thật tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Vật Lý – Tia hồng ngoại tia tử ngoại
Back to top button
Close