Hoá Học 12

Đại cương về polime đầy đủ chi tiết nhất

Khái niệm polime, phân loại cấu tạo và danh pháp của polime, các tính chất vật lý, tính chất hoá học cũng như cách điều chế và ứng dụng của polime trong đời sống

Hôm nay, HocThatGioi sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về một loại chất khá quan thuộc và ai cũng rất thích cầm chúng trên tay – đó là Polime. Vậy thì polime là gì? Phân loại, cấu tạo và danh pháp của polime. Các tính chất vật lý, tính chất hoá học cũng như cách điều chế và ứng dụng trong đời sống. Tất cả đều đã được trình bày rất chi tiết và đầy đủ nên các bạn cứ thoải mái tham khảo nhé!

1. Khái niệm polime

Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau.

Ví dụ: Polietilen  (– CH_2 – CH_2–)_n  do các mắt xích (–CH_2–CH_2–) liên kết với nhau.

=> n được gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa.

Các phân tử được tạo nên từng mắt xích cho polime gọi là monome (trong ví dụ, monome  CH_2=CH_2)

2. Phân loại

  • Theo nguồn gốc: polime thiên nhiên, polime nhân tạo (bán tổng hợp), polime tổng hợp
  • Theo cách tổng hợp: Polime trùng hợp, polime trùng ngưng
  • Theo cấu trúc: polime có mạch không phân nhánh và polime có mạch phân nhánh

3. Danh pháp

Tên của các polime được cấu tạo bằng cách ghép từ poli trước tên monome.

Ví dụ(–CH_2–CH_2–)_n  là polietilen và (–C_6H_{10}O_5–)_n là polisaccarit,

4. Đặc điểm cấu tạo

  • Có kích thước và phân tử khối lớn.
  • Do nhiều mắt xích nối với nhau tạo thành mạch không phân nhánhmạch nhánh và mạng không gian.
  • Nếu các mắt xích nối với nhau theo trật tự nhất định (chẳng hạn đầu nối với đuôi thì polime có cấu tạo điều hòa, còn nếu các mắt xích nối với nhau không theo trật tự nhất định (chẳng hạn đầu nối với đầu) thì polime có cấu tạo không điều hòa.

5. Tính chất vật lí chung

Hầu hết là những chất rắnkhông bay hơi, có nhiệt độ nóng chảy không cố định, (khi nóng chảy sẽ tạo thành chất lỏng nhớt) khó hòa tan trong các dung môi thông thường, nhiều chất có tính cách điện, cách nhiệt, một số có tính dẻo, tính đàn hồi,..

6. Tính chất hóa học

Phản ứng giữ nguyên mạch: thường là phản ứng thế hay cộng.

Đại cương về polime đầy đủ chi tiết nhất 4
Đại cương về polime đầy đủ chi tiết nhất 5

Phản ứng giảm mạch: thường là phản ứng thủy phân hoặc giải trùng hợp (đề polime hóa).

Ví dụ

Đại cương về polime đầy đủ chi tiết nhất 6

Phản ứng khâu mạch: thường là phản ứng nối các đoạn mạch không phân nhánh thành phân nhánh hoặc mạng không gian. Polime khâu mạch có cấu trúc mạng không gian do đó trở nên khó nóng chảy, khó tan và bền hơn so với polime chưa khâu mạch.

7. Phương pháp điều chế

Gồm 2 phương pháp điều chế sau:

  • Điều chế bằng phản ứng trùng hợp: điều kiện là trong phân tử các monome phải có liên kết bội hoặc vòng kém bền có thể mở ra
  • Điều chế bằng phản ứng trùng ngưng: điều kiện là trong phân tử các monome phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng

8. Ứng dụng

Làm các vật liệu polime phục vụ cho đời sống và sản xuất như chất dẻo, tơ sợi, cao su, keo dán,…

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Đại cương về polime đầy đủ chi tiết nhất. Nếu các bạn thấy hay và bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của mình để cùng nhau học thật giỏi nhá. Đừng quên để lại 1 like, 1 cmt để tạo động lực cho HocThatGioi và giúp HocThatGioi ngày càng phát triển hơn nhé! Chúc các bạn học thật tốt!

Back to top button
Close