Hoá Học 12

Lý thuyết về Peptit hay chi tiết và dễ hiểu nhất

Xin chào các bạn, bài viết hôm nay HocThatGioi sẽ trình bày chi tiết đến các bạn nội dung về Lý thuyết Peptit. Những vấn đề mà HocThatGioi trình bày dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu Peptit là gì ? Liên kết peptit là như thế nào ? Và các tính chất nỗi bật của Peptit ? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ở bên dưới, hãy theo dõi hết bài viết để nắm rõ hơn nhé!

1. Peptit là gì ?

Khái niệm: Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc \alpha amino axit liên kết với nhau bằng liên kết peptit

Ví dụ:

  • Đipeptit: Ala-Gly, Lys-Ala, Glu-Gly…
  • Tripeptit: Ala-Val-Glu, Gly-Ala-Lys…
  • Tetrapeptit: Ala-Glu-Val-Gly…

2. Liên kết peptit

Từ khái niệm Peptit đó thấy có sự xuất hiện của liên kết peptit. Vậy liên kết Peptit là gì ?

Khái niệm: Liên kết peptit là sự liên kết giữa hai đơn vị \alpha amino axit nhờ liên kết -CO-NH. Nhóm -C(=O)-NH- giữa hai đơn vị \alpha được gọi là nhóm peptit.

Ví dụ: Đipeptit Gly-Gly

NH_{2}CH_{2}CONHCH_{2}COOH

Trong đó:

  • Liên kết peptit : CO-NH
  • Amino axit đầu N: NH_{2}CH_{2}CO
  • Amino axit đầu C: –NH_{2}CH_{2}COOH

3. Phân loại peptit

Đối với Peptit thì dựa vào số lượng các gốc \alpha amino axit để phân loại:

  • Oligopeptit chứa 2-10 gốc \alpha amino axit
  • Polipeptit chứa 11-50 gốc \alpha amino axit

Phân loại theo số lượng gốc \alpha amino axit:

  • Peptit chứa 2 gốc alpha amino axit: Đipeptit
    Ví dụ: Gly-Ala, Ala-Val
  • Peptit chứa 3 gốc alpha amino axit: Tripeptit
    Ví dụ: Ala-Glu-Val, Lys-Ala-Gly
  • Peptit chứa 4 gốc \alpha amino axit: Tetrapeptit
    Ví dụ: Ala-Val-Gly-Lys, Glu-Ala-Lys-Val

4. Tên gọi peptit

Tên của các peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc axyl của các \alpha amino axit bắt đầu từ đầu N, rồi kết thúc bằng tên của amino axit đầu C

Ví dụ: Đipeptit tạo thành từ Glyxin và Alanin được gọi tên:

H_{2}NCH_{2}CONHCH(CH_{3})COOH

Như lý thuyết ở trên đã giải thích thì đipeptit này được đọc tên là Glyxyl-Alanin

5. Tính chất hóa học

Do có liên kết peptit, các peptit có hai phản ứng quan trọng đó là phản ứng thủy phân và phản ứng màu với Cu(OH)_{2}

5.1 Phản ứng thủy phân peptit

Vì có liên kết nên sẽ có xảy ra phản ứng thủy phân. Mà peptit được tạo từ nhiều gốc \alpha amino axit nên khi thủy phân có thể xảy ra hoàn toàn hoặc thủy phân không hoàn toàn

Thủy phân peptit hoàn toàn:

Peptit bị thủy phân hoàn toàn thành các \alpha amino axit nhờ xúc tác axit hoặc bazơ.

Peptit \overset{H^+ hoặc OH^-}{\rightarrow} \alpha amino axit

Ví dụ: Thủy phân Tripeptit sau:
Ala-Gly-Val \overset{H^+ hoặc OH^-}{\rightarrow} \alpha Ala + Gly + Val

Thủy phân peptit không hoàn toàn :

Peptit có thể thủy phân không hoàn thành các peptit ngắn hơn nhờ có thêm enzim đặc hiệu.

Peptit \overset{H^+ hoặc OH^-}{\rightarrow} Peptit ngắn hơn (Xúc tác Enzim đặc hiệu)

Ví dụ: Thủy phân Tetrapeptit sau:
Val-Gly-Lys-Ala \overset{H^+ hoặc OH^-}{\rightarrow} Val-Gly-Lys + Ala (Có xúc tác enzim đặc hiệu)

5.2 Phản ứng màu biure

Trong môi trường kiềm, peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên sẽ có phản ứng với Cu(OH)_{2} tạo phức màu tìm đặc trưng (hay còn gọi là màu biure). Phản ứng này có thể dùng để nhận biết giữa đipetit với các peptit.

Lưu ý: Đipeptit chỉ có một liên kết nên không có phản ứng màu biure.

Như vậy, bài viết về Lý thuyết Peptit đến đây đã hết. Qua bài viết này, HocThatGioi hi vọng sẽ đem lại những kiến thức bổ ích và giúp các bạn biết Peptit là gì ? Liên kết peptit như thế nào ? Và những vấn đề liên quan đến Peptit. Đừng quên Like và Share để giúp HocThatGioi ngày càng phát triển hơn nữa nhé. Cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi bài viết.

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Hóa – Peptit và Protein
Back to top button
Close