Hoá Học 12

Dạng bài phản ứng thủy phân và đốt cháy peptit – bài tập có lời giải

Xin chào các bạn, bài viết hôm nay HocThatGioi muốn trình bày đến cho các bạn về Các dạng bài tập peptit hay gặp trong các đề thi THPTQG. Dưới đây,sẽ giới thiệu và giải đáp cho các bạn về hai dạng bài tập peptit hay gặp đó là dạng thủy phân peptit và dạng phản ứng đốt cháy peptit. Hãy cùng HocThatGioi theo dõi hết bài viết dưới đây để nắm rõ hơn nhé.

Dạng 1: Phản ứng thủy phân peptit

Bài toán thủy phân là bài toán quen thuộc hầu như trong từng chương mà chúng ta học đều có xuất hiện phản ứng thủy phân như thủy phân chất béo (hay còn gọi xà phòng hóa), thủy phân este…Bài viết hôm nay HocThatGioi sẽ tiếp tục trình bày cho các bạn về một dạng thủy phân nữa đó là thủy phân peptit.

Peptit là một hợp chất lưỡng tính nên có thể thủy phân trong cả hai môi trường đó là thủy phân pepti trong môi trường axit(Peptit+ HCl) và thủy phân trong môi trường kiềm (Peptit + NaOH)

1. Thủy phân peptit trong môi trường axit (Peptit + HCl)

1.1 Lý thuyết trọng tâm

Peptit thủy phân trong môi trường axit sẽ tạo ra sản phâm là muối của từng \alpha-aminoaxit liên kết với nhau thành peptit.

Phương trình hóa học:

Peptit + (n-1)H_{2}O + nHCl \rightarrow nClNH_{3}RCOOH

Ví dụ : Đun nóng chất có công thức H_{2}NCH_{2}CO-NHCH-(CH_{3})COOH trong dung dịch HCl(dư), sau khi phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là gì ?

Hướng dẫn giải:

Như phương trình hóa học ở trên ta thấy sau khi peptit tác dụng với axit HCl thì sẽ tạo thành muối của từng \alpha amino axit.

Vậy sản phẩm sẽ tạo thành gồm:

  • ClH_{3}NCH_{2}COOH
  • ClNH_{3}CH(CH_{3})COOH

Để giải quyết được dạng toán này thì trước tiên thì các bạn phải nắm được phương trình hóa học , phải biết sản phẩm được tạo ra là gì, tiếp theo đó là nhớ những công thức sau đây để áp dụng giải toán nhé:

Cách tính phân tử khối của một peptit
M_{Peptit}= \sum M_{\alpha-aminoaxit}- 18*(n-1)

Trong đó:

  • \sum M_{\alpha-aminoaxit} tổng khối lượng phân tử của các \alpha - aminoaxit
  • (n-1) là số liên kết peptit có trong phân tử

Khối lượng muối

m_{muối}= m_{peptit} + m_{H_{2}O} + m_{HCl}

1.2 Bài tập áp dụng

Dưới đây, sẽ tổng hợp cho các bạn bài tập để luyện tập và tham khảo nhé.

Câu 1: Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là ?
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn m gam ddipepti Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,37 gam muối khan. Giá trị m là ?
Câu 3: Thủy phân 24,36 gam tripeptit mạch hở Gly-Ala-Gly bằng dung dịch HCl vừa đủ sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị của m là ?

2. Thủy phân peptit trong muôi trường bazơ (Peptit + NaOH)

2.1 Lý thuyết trọng tâm

PTHH: Peptit + nNaOH \rightarrow n{NH_{2}}RCOONa + H_{2}O

Ví dụ: Thủy phân đipeptit Gly-Ala trong dung dịch NaOH. Sản phẩm muối thu được là gì ?

Hướng dẫn giải:

Theo phương trình trên thì sản phẩm muối thu được là: GLy-Na và Ala-Na

Để nắm rõ và làm bài hiệu quả thì các bạn cần nhớ những công thức sau:

  • Số mol peptit cũng chính là số mol nước : n_{peptit} = n_{H_{2}O}
  • Số mol của NaOH phản ứng bằng số mol của muối: n_{NaOH pứ}= n_{muối}
  • Khối lượng muối: m_{muối}= m_{peptit} + m_{NaOH}- m_{H_{2}O}

2.2 Bài tập áp dụng

Cùng tham khảo một số bài tập dưới để nắm rõ hơn nhé.

Câu 1: Thủy phân hoàn toàn 21.7 gam tripeptit Ala-Gly-Ala trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được m gam muối. Tìm giá trị m ?
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn m gâm đipeptit Gly-Al(mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 24 gam muối khan. Tìm giá trị m ?
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn 32,55 gam tripeptit mạch hở(Ala-Gly-Ala) bằng dung dịch NaOH vừa đủ , sau phản ứng thu được hỗn hợp X. Cô cạn X thu được m gam muối khan. Tính giá trị m ?

Dạng 2: Phản ứng đốt cháy peptit

1. Lý thuyết trọng tâm

Phương trình phản ứng: Peptit + O_{2} \rightarrow CO_{2} + H_{2}O + N_{2}[/katex]

Đối với peptit được tạo bởi các \alpha-amino axit chứa 1 gốc NH_{2} và 1 gốc COOH thì cần nhớ hai công thức tính nhanh sau đây:

  • Đốt peptit: n_{CO_{2}} - n_{H_{2}O}=(0,5n-1)*a=n_{N_{2}}- n_{peptit}
  • Đốt \alpha-aminoaxit: n_{CO_{2}} -n_{H_{2}O}= -0,5a

Trong đó:

  • a là số mol của chất đem đốt
  • n là số gốc amino axit

2. Bài tập áp dụng

Mời các bạn tham khảo những bài tập dưới đây về dạng toán đốt cháy peptit.

Câu 1: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một amino axit (no, mạch hở, chứa một nhóm NH_{2} và một nhóm COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO_{2}H_{2}O bằng 36,3 gam. Công thức phân tử của X là gì ?
Câu 2: Đipeptit X và Tetrapeptit Y đều được tạo thành từ 1 amino axit no (trong phân tử chỉ có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Cho 19,8 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 33,45 gam muối. Để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y cần dùng số mol O2 ?
Câu 3: Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các alpha-amino axit đều có công thức dạng H_{2}NC_{x}H_{y}COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần dùng vừa đủ 1,875 mol O_{2}, chỉ thu được N_{2}; 1,5mol CO_{2} và 1,3 mol H_{2}O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch Y. Cô cạn toàn bộ dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m ?

Như vậy, bài viết về Các dạng bài tập peptit của HocThatGioi đến đây đã hết. Qua bài viết này, hi vọng các bạn nắm vững về Các dạng bài tập peptit như thủy phân peptit hay phản ứng đốt cháy peptit . Đừng quên like và cmt để giúp HocThatGioi phát triển hơn nữa nhé. Cuối cùng cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi bài viết.

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Hóa – Peptit và Protein
Back to top button
Close