Lý thuyết điện trường, cường độ điện trường và đường sức điện mới nhất
Bài viết dưới đây, HocThatGioi sẽ trình bày đến với các bạn về Lý thuyết Điện trường, cường độ điện trường và đường sức điện chi tiết. Hãy cùng HocThatGioi tham khảo hết bài viết bên dưới nhé!
1. Lý thuyết về điện trường
Cùng HocThatGioi tìm hiểu về điện trường như thế nào ?
Điện trường là một dạng vật chất bao quanh các điện tích và truyền tương tác điện.
Điện trường tĩnh là điện trường do các điện tích đứng yên gây ra.
Điện trường đều:
- Các đường sức điện song song và cách đều nhau
- Cường độ điện trường tại mỗi điểm đều bằng nhau
2. Cường độ điện trường
Dưới đây, sẽ trình bày cho các bạn về cường độ điện trường và tiếp theo sẽ giới thiệu cho các bạn về biểu thức cường độ điện trường mà các bạn cần nắm nhé!
Cường độ điện trường là:
- Đại lượng vecto
- Có điểm đặt tại điểm ta xét
- Có phương trùng với đường thằng nối điện tích với điểm ta xét
- Có chiều: hướng ra xa điện tích nếu là điện tích dương và hướng lại gần về điện tích nếu là điện tích âm
- Vecto cường độ điện trường \underset{E}{\rightarrow} của điện trường tổng hợp: E= E_1 + E_2 + E_3
- Lực tác dụng của điện trường lên điện tích: F=q.E
- Tiếp tuyến tại mỗi điểm của đường sức điện là giá của vecto \underset{E}{\rightarrow} tại điểm đó
Biểu thức cường độ điện trường:
E: cường độ điện trường (V/m)
k=9.10^9
\varepsilon: hằng số điện môi
r: khoảng cách các điện tích (m)
3. Đường sức điện
Tìm hiểu về thế nào là đường sức điện ? Đặc điểm tính chất của đường sức điện là gì ? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ở ngay bên dưới.
Đường sức điện là đường được vẽ trong điện trường sao cho hướng của tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường sức cũng trùng với hướng của vecto cường độ điện trường tại điểm đó.
Một số tính chất nổi bậc của đường sức điện:
- Qua mỗi điểm trong điện trường ta có thể vẽ duy nhất một đường sức điện.
- Các đường sức điện không cắt nhau.
- Các đường sức điện trường tĩnh là các đường không khép kín.
- Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức điện ở đó sẽ được vẽ dày hơn và ngược lại nơi nào có cường độ điện trường nhỏ hơn thì các đường sức điện ở đó sẽ được vẽ thưa hơn.
4. Một vài câu trắc nghiệm hay gặp
Nếu các bạn đã theo dõi phần lý thuyết ở bên trên thì tiếp theo đây sẽ là những câu trắc nghiệm hay gặp trong điện trường và cường độ điện trường, đường sức điện.
Như vậy, bài viết về Điện trường , cường độ điện trường và đường sức điện của HocThatGioi đến đây đã hết. Qua bài viết này hi vọng sẽ giúp các tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Đừng quên Like và Share giúp HocThatGioi ngày càng phát triển. Cuối cùng, cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi hết bài viết và chúc các bạn học tốt!