Giải SGK bài 20 Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học Toán 6 Kết nối tri thức tập 1
Bài viết sau đây của HocThatGioi sẽ tổng hợp các phương pháp và lời giải chi tiết về các hoạt động, luyện tập, thử thách nhỏ cùng các bài tập củng cố kiến thức thuộc bài 20 Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học ở các trang 96, 97, 98, 99, 100 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1. Hy vọng sau bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ và nắm chắc kiến thức hơn. Cùng xem ngay nhé!
Giải câu hỏi mục 1 trang 97 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1
Dưới đây sẽ tổng hợp những phương pháp, lời giải chi tiết cho các câu hỏi luyện tập cùng thử thách nhỏ thuộc mục 1 Chu vi, diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, hình thang cân nằm ở trang 97 bài 20 Toán 6 Kết nối tri thức tập 1. Cùng HocThatGioi đi tìm đáp án ngay nhé!
Luyện tập 1 trang 97
1. Tính chu vi một khung thép $\Rightarrow$ Số khung thép sẽ làm được.
2. Tính chu vi mặt bàn và chiều dài 4 chân bàn $\Rightarrow$ Tính lượng thép cần để làm được một chiếc khung bàn.
3. Tính diện tích thửa ruộng $\Rightarrow$ Số kg thóc thu hoạch được.
1. Chu vi một khung thép là: $(35 + 30).2 = 130 (cm)$
Nếu dùng $260m = 26000 cm$ dây thép thì sẽ làm được số khung thép :
$26000 : 130 = 200$ (khung)
2) Chu vi mặt bàn là: $600 + 1200 + 600.2 = 3000 (mm)$
Chiều dài 4 chân bàn là: $730.4 = 2920 (mm)$
Vậy để làm một chiếc khung bàn cần lượng thép: $3000 + 2920 = 5920 (mm) = 5,92 (m)$
3) Diện tích của hình thang cân phía trên là: $(30 + 50).10:2 = 400 (m^2)$
Diện tích hình chữ nhật phía dưới là: $15.50 = 750 (m^2)$
Diện tích thửa ruộng đó là: $400 + 750 = 1150 (m^2)$
Thửa ruộng đó thu hoạch được: $1150.0,8 = 920$ (kg thóc)
Thử thách nhỏ trang 97
Một chiếc móc treo quần áo có dạng hình thang cân (hình bên) được làm từ đoạn dây nhôm dài 60 cm. Phần hình thang cân có đáy nhỏ dài 15 cm, đáy lớn 25 cm, cạnh bên 7 cm. Hỏi phần còn lại làm móc treo có độ dài bao nhiêu (bỏ qua mối nối)?
Độ dài phần móc treo $=$ Chiều dài đoạn dây làm chiếc móc $-$ Chu vi phần hình thang cân.
Chu vi phần hình thang cân là: $15 + 25 + 7.2 = 54 cm$
$\Rightarrow$ Phần móc treo có độ dài là: $60 – 54 = 6 cm$
Giải câu hỏi mục 2 trang 98, 99, 100 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1
Dưới đây là những phương pháp, lời giải chi tiết cho các hoạt động và luyện tập thuộc mục 2 Chu vi, diện tích của hình bình hành, hình thoi nằm ở các trang 98, 99, 100 bài 20 Toán 6 Kết nối tri thức tập 1. Cùng xem đáp án ngay nhé!
Hoạt động 1 trang 98
Vẽ hình và cắt ghép như hình hướng dẫn.
Thực hành và cắt ghép như hình vẽ trên.
Hoạt động 2 trang 99
Từ hoạt động 1 rút ra nhận xét.
Độ dài cạnh, chiều cao tương ứng của hình bình hành bằng với chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật.
Từ đó thấy được diện tích của hình bình hành bằng diện tích với hình chữ nhật.
Luyện tập 2 trang 99
– Tính diện tích hình bình hành AMCN.
– Tính diện tích hình chữ nhật ABCD.
– Tính diện tích còn lại trồng cỏ.
$\Rightarrow$ Số tiền công cần để chi trả trồng hoa và cỏ.
Dễ thấy trong hình bình hành AMCN chiều cao tương ứng của cạnh AN là MN và MN $=$ AB $=$ $10m$
Do đó diện tích hình bình hành AMCN là: $6.10 = 60 (m^2)$
Diện tích hình chữ nhật ABCD là: $10.12 = 120 (m^2)$
Phần diện tích còn lại trồng cỏ là: $120 – 60 = 60 (m^2)$
Vậy số tiền công cần để chi trả trồng hoa và cỏ là:
$50 000.60 + 40 000.60 = 5 400 000$ (đồng)
Hoạt động 3 trang 99
Vẽ hình thoi trên giấy kẻ ô vuông và cắt, ghép thành hình chữ nhật như hướng dẫn.
Thực hành và cắt ghép như hình trên.
Hoạt động 4 trang 99
Dựa vào công thức tính diện tích hình thoi và hình chữ nhật để so sánh.
So sánh: Một đường chéo bằng với chiều rộng của hình chữ nhật, đường chéo còn lại gấp đôi chiều dài hình chữ nhật.
Từ đó ta thấy: Diện tích hình thoi bằng diện tích hình chữ nhật ban đầu.
Luyện tập 3 trang 100
– Tính diện tích hình thoi = $\frac{1}{2}.$ tích 2 đường chéo
– Tính số lượng hoa để trồng trên mảnh đất.
Dễ thấy độ dài hai đường chéo hình thoi là chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật.
Diện tích hình thoi là: $\frac{1}{2}.8.5 = 20 m^2$
Vậy cần số lượng hoa để trồng trên mảnh đất là: $20.4 = 80$ (cây)
Giải SGK bài tập trang 100 Toán 6 Kết nối tri thức tập 1
Phần cuối cùng là các phương pháp và lời giải chi tiết của các bài tập nằm ở trang 100 bài 20 Toán 6 Kết nối tri thức tập 1. Các bài tập này sẽ giúp bạn củng cố lại hệ thống kiến thức mình đã học. Các bạn có thể tham khảo hướng dẫn giải bên dưới nhé!
Bài 4.16 trang 100
Chu vi hình chữ nhật = 2. ( Chiều dài + Chiều rộng)
Diện tích hình chữ nhật = Chiều dài . Chiều rộng.
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
$2.$(AB + BC) $= 2.(4 + 6) = 2.10 = 20 (cm)$
Diện tích của hình chữ nhật ABCD là:
AB.BC $= 4.6 = 24 (cm^2)$
Bài 4.17 trang 100
Chu vi hình thoi = Cạnh . 4
Chu vi hình thoi MNPQ là: $4.$MN $= 4.6 = 24 (cm)$
Bài 4.18 trang 100
– Tính chu vi của khu vườn hình chữ nhật.
– Tính chiều dài của cổng vào.
– Tính chiều dài của hàng rào.
Chu vi của khu vườn hình chữ nhật là: $2.(10 + 15) = 50 (m)$
Chiều dài của cổng vào là: $\frac{1}{3} . 15 = 5 (m)$
Vậy chiều dài của hàng rào là: $50 – 5 = 45 (m)$
Bài 4.19 trang 100
a) Tính diện tích mảnh ruộng.
b) Hỏi mảnh ruộng cho sản lượng là bao nhiều kilôgam thóc?
– Diện tích hình thang = (đáy lớn + đáy nhỏ) . chiều cao : 2
– Sản lượng = Diện tích . năng suất
a) Diện tích mảnh ruộng là:
$(15+25).10: 2 = 200 (m^2)$
b) Sản lượng của mảnh ruộng là:
$200 . 0,8 = 160$ (kg)
Bài 4.20 trang 100
Mặt sàn ngôi nhà đó là hình chữ nhật được tạo bởi 4 hình chữ nhật nhỏ.
– Tính chiều dài của mặt sàn ngôi nhà
– Tính chiều rộng của mặt sàn ngôi nhà
$\Rightarrow$ Diện tích mặt sàn.
Cách 1:
Mặt sàn ngôi nhà đó là hình chữ nhật được tạo bởi 4 hình chữ nhật nhỏ.
Chiều dài của mặt sàn ngôi nhà là: $8 + 6 = 14 (m)$
Chiều rộng của mặt sàn ngôi nhà là: $6 + 2 = 8 (m)$
Vậy diện tích mặt sàn là: $14.8 = 112 (m^2)$
Cách 2:
Mặt sàn ngôi nhà đó là hình chữ nhật được tạo bởi 4 hình chữ nhật nhỏ.
Diện tích phòng khách là: $6 . 8 = 48 (m^2)$
Diện tích phòng ăn và bếp là: $6. 6 = 36 (m^2)$
Diện tích hành lang là: $2. 12 = 24 (m^2)$
Diện tích WC là: $2. 2 = 4 (m^2)$
Diện tích mặt sàn là: $48 + 36 +24 + 4 = 112 (m^2)$
Vậy diện tích mặt sàn của ngôi nhà là $112 m^2$
Bài 4.21 trang 100
Tính chiều dài của đoạn AD.
$\Rightarrow$ Diện tích mảnh đất.
Chiều dài của đoạn AD là: $150 : 10 = 15 (m)$
Diện tích mảnh đất là:
$\frac{1}{2}$ . AD . (AB+DC) $= \frac{1}{2} .15.(10+25) = 262,5 (m^2)$
Bài 4.22 trang 100
– Tính diện tích một viên gạch men
– Tính diện tích căn phòng
$\Rightarrow$ Số viên gạch cần dùng
Đổi $30 cm = 0,3 m$
Diện tích một viên gạch men là: $0,3^2 = 0,09 (m^2)$
Diện tích căn phòng là: $3.9 = 27 (m^2)$
Vậy số viên gạch cần dùng là: $27 : 0,09 = 300$ (viên).
Bài học hôm nay đến đây là kết thúc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK bài 20 trang 96, 97, 98, 99, 100 Toán 6 Kết nối tri thức Tập 1. Hy vọng các bạn có một buổi học thật thú vị và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn học tốt. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài học sau nhé!