Giải SGK bài 2 Động lượng và năng lượng trong va chạm Chủ đề 4 Vật lí 10 Cánh diều
Bài viết sau đây của HocThatGioi sẽ hướng dẫn bạn những phương pháp và lời giải chi tiết nhất, giúp giải quyết toàn bộ các câu hỏi luyện tập và vận dụng trong bài 2 Động lượng và năng lượng trong va chạm thuộc Chủ đề 5 . Các câu hỏi này nằm ở các trang 100, 101, 102, 103, 104 Vật lí 10 Cánh diều. Hy vọng các bạn sẽ nắm chắc và hiểu được toàn bộ bài học sau khi xem bài viết dưới đây.
Giải SGK câu hỏi mở đầu trang 100 Vật lí 10 Cánh diều
Thực hiện thí nghiệm.
Khi các vật va chạm với nhau, động lượng và năng lượng của các vật không thay đổi.
Giải SGK mục 1 trang 100, 101, 102, 103 Vật lí 10 Cánh diều
Dưới đây là các phương pháp giải và đáp án chính xác nhất cho các câu hỏi hoạt động, luyện tập và vận dụng ở mục 1 Đánh giá động lượng và năng lượng của vật va chạm bằng dụng cụ thực hành ở các trang 100, 101, 102, 103 trong bài 2 Chủ đề 5 SGK Vật lí 10 Cánh diều. Các bạn có thể tham khảo ở ngay bên dưới nhé!
Giải SGK câu hỏi 1 trang 101
Phương án thực hành:
+ Đặt hai xe có khối lượng bằng nhau trên giá đỡ nằm ngang.
+ Cho hai xe va chạm vào nhau. Sau va chạm hai xe chuyển động rời xa nhau
+ Đọc và ghi kết quả của từng xe trước và sau va chạm. Từ đó tính và đánh giá động lượng, năng lượng của hai xe trước và sau va chạm.
Chọn các xe chuyển động trên giá đỡ nằm ngang vì khi các xe chuyển động trên giá đỡ nằm ngang thì thế năng của các xe không thay đổi, vì vậy ta chỉ cần xác định tốc độ của các vật trước và sau khi va chạm.
Giải SGK câu hỏi 2 trang 101
Biểu thức tính động lượng: $p = m \cdot v$
Trong đó:
+ $p:$ động lượng (kg.m/s)
+ $m$: khối lượng của vật (kg)
+ $v$: vận tốc của vật (m/s)
Khối lượng của hai xe là như nhau và đều có độ lớn là $m = 0,245 (kg)$
Động lượng của xe 1 trước va chạm: $p_1 = 0,444 \cdot m$
Động lượng của xe 1 sau va chạm: $p^’_1 = 0,316 \cdot m$
$\Rightarrow$ Độ thay đổi động lượng của xe 1 là:
$\Delta p_1 = |p’_1 – p_1| = 0,444m – 0,316m \approx 0,03(kg \cdot m/s)$
Động lượng của xe 2 trước va chạm: $p_2 = 0,316 \cdot m$
Động lượng của xe 2 sau va chạm: $p’_2 = 0,438 \cdot m$
$\Rightarrow$ Độ thay đổi động lượng của xe 2 là:
$\Delta p_2 = |p’_2 – p_2| = 0,438m – 0,316m \approx 0,03(kg \cdot m/s)$
$\Rightarrow$ Độ thay đổi động lượng của xe 1 và xe 2 bằng nhau.
Giải SGK câu hỏi 3 trang 101
Biểu thức tính động lượng: $p = m \cdot v$
Dấu của động lượng phụ thuộc vào dấu của $v$
Trước va chạm | Sau va chạm | |
Vận tốc xe 1 (m/s) | + | – |
Vận tốc xe 2 (m/s) | – | + |
Động lượng xe 1 (kg.m/s) | + | – |
Động lượng xe 2 (kg.m/s) | – | + |
Giải SGK câu hỏi 4 trang 102
Động năng của vật là: $W_đ = \frac{1}{2}mv^2$
Động năng của xe 1 trước va chạm là: $0,5 \cdot 0,245 \cdot 0,444^2 = 0,024 (J)$
Động năng của xe 1 sau va chạm là: $0,5 \cdot 0,245 \cdot 0,316^2 = 0,012 (J)$
Động năng của xe 2 trước va chạm là: $0,5 \cdot 0,245 \cdot 0,318^2 =0,012 (J)$
Động năng của xe 2 sau va chạm là: $0,5 \cdot 0,245 \cdot 0,438^2 = 0,024 (J)$
$\Rightarrow$ Tổng động năng của hai xe trước va chạm là: $0,024 + 0,012 = 0,036 (J)$
Tổng động năng của hai xe sau va chạm là: $0,012 + 0,024 = 0,036$
$\Rightarrow$ Tổng động năng của hai xe trước va chạm = tổng động năng của hai xe sau va chạm.
Giải SGK câu hỏi 5 trang 103
Vận dụng kiến thức đã học.
Trong va chạm hoàn toàn mềm, phần động năng bị giảm đã chuyển thành các dạng năng lượng khác như năng lượng nhiệt, năng lượng âm thanh, năng lượng do biến dạng …
Giải SGK mục 2 trang 103, 104 Vật lí 10 Cánh diều
Dưới đây là các phương pháp giải và đáp án chính xác nhất cho các câu hỏi hoạt động ở mục 2 Một số hiện tượng va chạm trong thực tiễn ở các trang 103, 104 trong bài 2 Chủ đề 5 SGK Vật lí 10 Cánh diều. Các bạn hãy xem ngay lời giải chi tiết bên dưới dưới nhé!
Giải SGK câu hỏi luyện tập trang 103
1. Giải thích tại sao khi bắt bóng thì thủ môn phải co tay, cuộn người lại?
2. Hãy dựa vào các hiểu biết về động lượng và lực trong hiện tượng va chạm để giải thích tác dụng của túi khí ô tô giúp giảm chấn thương của người trong xe ô tô xảy ra va chạm?
3. Tại sao khi thả quả bóng xuống mặt sàn, khi nảy lên, bóng không thể lên tới độ cao ban đầu?
1. Thủ môn co tay, cuộn người lại để làm kéo dài thời gian va chạm giữa tay người với bóng nhằm giảm lực tác dụng lên tay để tránh bị chấn thương và bắt bóng dính hơn.
2. Khi xảy ra va chạm, người ngồi trong xe vẫn theo quán tính lao người về phía trước. Túi khí trong các xe ô tô được thiết kế sẽ bung ra rất nhanh, ngay sau khi bung lại được tự động xả khí để đỡ được người ngồi trong xe. Nhờ túi khí đỡ, chuyển động phần đầu người sẽ có thêm thời gian giảm vận tốc, lực xuất hiện có giá trị nhỏ, giúp giảm chấn thương. Đồng thời túi khí hấp thụ động năng của người, chuyển thành dạng năng lượng khác. Bên cạnh việc sử dụng túi khí thì người trong xe phải thắt dây đai an toàn để đảm bảo an toàn hơn.
3. Do khi quả bóng rơi và nảy lên, nó ma sát với không khí, va chạm với mặt sàn nên một phần năng lượng bị chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng quả bóng, mặt sàn và không khí xung quanh. Ngoài ra, một phần năng lượng còn bị chuyển hóa thành năng lượng âm (do va chạm với sàn phát ra tiếng) nên năng lượng sau khi rơi nhỏ hơn năng lượng ban đầu dẫn đến quả bóng không thể lên tới độ cao ban đầu.
Giải SGK câu hỏi 6 trang 104
Nhờ có túi khí đỡ, chuyển động phần đầu người sẽ có thêm thời gian giảm vận tốc, lực xuất hiện có giá trị nhỏ, giúp giảm chấn thương. Tuy nhiên nếu người ngồi phía trước bế em bé thì thời gian giảm vận tốc sẽ không có, lực xuất hiện lớn và em bé lại là người ngồi trước người lớn nên em bé sẽ bị gặp chấn thương nặng nếu xảy ra va chạm.
Giải SGK câu hỏi vận dụng trang 104
Dựa vào định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn năng lượng, thảo luận để giải thích kết quả tại sao quả bóng nhỏ có thể đạt được độ cao khá lớn so với độ cao khi thả hai quả bóng.
Khi đặt quả bóng nhỏ lên quả bóng chuyền hơi, cho hệ hai quả bóng rơi xuống đất. Lúc quả bóng chuyền hơi rơi xuống đất, động năng của quả bóng chuyền hơi cực đại. Khi quả bóng chuyền hơi bật lên, lúc này quả bóng nhỏ vẫn đang trong trạng thái rơi xuống thì bất ngờ gặp quả bóng chuyền đi lên, sau khi xảy ra va chạm giữa hai quả bóng, quả bóng tennis được cung cấp một năng lượng từ quả bóng chuyền, dẫn đến quả bóng tennis có thể đạt được độ cao khá lớn.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi. Bài viết trên đã giải quyết tất cả các câu hỏi hoạt động, luyện tập cùng vận dụng trong bài 2 Động lượng và năng lượng trong va chạm ở các trang 100, 101, 102, 103, 104 Chủ đề 5 SGK Vật lí 10 Cánh diều. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn giải đáp được các thắc mắc của mình trong bài học này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại vào các bài viết tiếp theo nhé.