Giải SGK bài 14 Moment lực. Điều kiện cân bằng của vật Vật lí 10 Chân trời sáng tạo
Bài viết sau đây của HocThatGioi sẽ hướng dẫn bạn những phương pháp và lời giải chi tiết nhất, giúp giải quyết toàn bộ các câu hỏi và bài tập trong bài 14 Moment lực. Điều kiện cân bằng của vật. Các câu hỏi này nằm ở các trang 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo. Hy vọng các bạn sẽ nắm chắc và hiểu được toàn bộ bài học sau khi xem bài viết dưới đây.
Giải SGK câu hỏi mở đầu trang 87 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo
Dựa vào quy tắc moment lực và điều kiện cân bằng của vật mà bạn nhỏ có thể làm được như vậy.
Giải SGK mục 1 trang 87, 88, 89, 90 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo
Dưới đây là các phương pháp giải và đáp án chính xác nhất cho các câu hỏi hoạt động ở mục 1 Moment lực – Moment ngẫu lực ở các trang 87, 88, 89, 90 trong bài 14 SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo. Các bạn có thể tham khảo ở ngay bên dưới nhé!
Giải SGK câu hỏi 1 trang 87
Quan sát hình vẽ
Chuyển động của cánh cửa: cánh cửa di chuyển từ từ xa dần bạn học sinh khi chịu lực từ cánh tay của bạn học sinh.
Giải SGK câu hỏi 2 trang 88
Quan sát hình vẽ.
Từ Hình 14.4, ta thấy rằng vị trí đặt lực càng xa trục quay thì tác dụng làm quay của lực càng lớn.
Giải SGK câu hỏi 3 trang 88
Liên hệ thực tế và quan sát hình vẽ.
Lực không gây ra tác dụng làm quay vật nếu lực có phương song song với trục quay.
Trong Hình 14.4, lực có phương vuông góc với trục quay mới có tác dụng làm quay vật.
Giải SGK câu hỏi luyện tập trang 88
– Quan sát hình vẽ
– Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
– Biểu thức tính moment lực: $M = F.d$
Từ hình vẽ, ta thấy khoảng cách từ trục quay đến giá của lực bằng chiều dài $l$ của mỏ lết
$\Rightarrow$ Cánh tay đòn $d = 20 cm$.
$\Rightarrow$ Moment lực: $M = F.d = 50.0,2 = 10 (N.m)$
Giải SGK câu hỏi 4 trang 89
a) Xác định các cặp lực của tay tác dụng khi vặn vòi nước (Hình 14.6a), cần vô lăng khi lái ô tô (Hình 14.6b).
b) Nhận xét tính chất của các cặp lực này và chuyển động của các vật đang xét.
Quan sát hình vẽ.
b)
– Tính chất chuyển động của các cặp lực này:
+ Độ lớn bằng nhau
+ Phương song song, chiều ngược nhau
– Các vật đang xét đều chuyển động ngược chiều kim đồng hồ.
Giải SGK câu hỏi 5 trang 89
Hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật được gọi là ngẫu lực.
Do ngẫu lực là tổng hợp của hai lực song song, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau nên không thể tổng hợp ngẫu lực được.
Giải SGK câu hỏi vận dụng trang 90
Liên hệ thực tế.
Ứng dụng của ngẫu lực trong đời sống:
+ Vặn khóa cửa
+ Tháo bánh xe
+ Vặn nút ga
+ Vặn nắp chai nước
+ Vặn chìa khóa xe…
Giải SGK mục 2 trang 90, 91, 92 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo
Dưới đây là các phương pháp giải và đáp án chính xác nhất cho các câu hỏi hoạt động ở mục 2 Quy tắc moment ở các trang 90, 91, 92 trong bài 14 SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo. Các bạn hãy xem ngay lời giải chi tiết bên dưới dưới nhé!
Giải SGK câu hỏi 6 trang 90
a) Xác định các lực tác dụng lên thanh chắn.
b) Xét trục quay là khớp nối giữa thanh chắn với trụ đỡ và vuông góc với mặt phẳng thẳng đứng (P) (chứa thanh chắn và trụ đỡ), những lực nào có tác dụng làm thanh chắn xoay cùng chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ trong mặt phẳng (P)?
Quan sát hình và vận dụng kiến thức đã học.
a) Các lực tác dụng lên thanh chắn: trọng lực P
b) Lực tác dụng làm thanh chắn xoay cùng chiều kim đồng hồ: trọng lực P, lực nâng F
Lực tác dụng làm thanh chắn xoay ngược chiều kim đồng hồ: trọng lực P.
Giải SGK câu hỏi 7 trang 90
Quan sát hình vẽ.
– Lực tác dụng làm cân quay cùng chiều kim đồng hồ: lực kéo
– Lực tác dụng làm cân quay ngược chiều kim đồng hồ: lực đẩy.
Giải SGK câu hỏi 8 trang 91
a) Không có chuyển động tịnh tiến. Biết chuyển động tịnh tiến của vật rắn là chuyển động trong đó đường thẳng nối hai điểm bất kì của vật luôn song song với chính nó.
b) Không có chuyển động quay.
a) Điều kiện thanh chắn không có chuyển động tịnh tiến: trọng tâm của vật không chuyển động.
b) Điều kiện để thanh chắn không có chuyển động quay: trọng tâm của vật chuyển động.
Giải SGK câu hỏi luyện tập trang 92
Biểu thức lực tổng hợp của hai lực song song cùng chiều:
$\frac{F_1}{F_2} = \frac{d_2}{d_1}$
Ta có:
$\frac{F_1}{F_2} = \frac{d_2}{d_1} \Leftrightarrow \frac{d_2}{d_1} = \frac{P_1}{P_2} \Leftrightarrow \frac{d_2}{d_1} = \frac{m_1.g}{m_2.g} \Leftrightarrow \frac{d_2}{d_1} = \frac{m_1}{m_2}$
$\Rightarrow d2 = \frac{m_1}{m_2}.d1 = \frac{5}{2}.20 = 50(cm)$
Do nêm nằm cân bằng $\Rightarrow$ Lực do cạnh nêm tác dụng lên điểm tựa $O$ bằng $0$.
Giải SGK câu hỏi vận dụng trang 92
Điều kiện cân bằng của vật rắn:
+ Lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng không.
+ Tổng moment lực tác dụng lên vật đối với một điểm bất kì bằng không.
Các yếu tố an toàn để giữ thăng bằng trên dây của diễn viên xiếc là:
+ Tổng tất cả các lực tác dụng lên dây phải bằng 0.
+ Tổng rmoment lực tác dụng lên dây bằng 0.
Giải SGK bài tập trang 92, 93 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo
Phần bài tập của bài 14 Moment lực. Điều kiện cân bằng của vật nằm ở trang 92, 93 SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp các bạn củng cố những kiến thức đã được học trong bài. Dưới đây là những phương pháp giải và đáp án chi tiết, chính xác nhất mà các bạn có thể tham khảo. Cùng xem ngay bên dưới nhé!
Giải SGK bài tập 1 trang 92
Biểu thức tính moment lực: $M = F.d$
Trong đó:
+ $M$: moment lực $(N.m)$
+ $F$: lực tác dụng làm quay vật $(N)$
+ $d$: cánh tay đòn – khoảng cách từ giá của lực đến trục quay $(m)$
Ta có: $F = 80 N; d = 40 cm = 0,4 m$
$Rightarrow$ Moment lực đối với trục quay qua tâm cối xay là: $M = F.d = 80.0,4 = 32 (N.m)$.
Giải SGK bài tập 2 trang 93
Quy tắc moment lực: $M_1 + M_2 +…=M_1^’ + M_2^’+…$
Gọi lực do búa tác dụng lên đinh là $F^’$
Áp dụng quy tắc moment lực ta có: $F.d = F^’.d^’.sinα$ ( $d$: khoảng cách từ giá của lực $F$ đến trục quay, $d^’$ là khoảng cách từ đầu búa đến trục quay)
$\Rightarrow 150.0,3 = F^’.0,05.sin 30^\circ$
$\Rightarrow F^’ = 1800 (N)$.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi. Bài viết trên đã giải quyết tất cả các câu hỏi luyện tập, vận dụng cùng các bài tập trong bài 14 Moment lực. Điều kiện cân bằng của vật ở các trang 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn giải đáp được các thắc mắc của mình trong bài học này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại vào các bài viết tiếp theo nhé.
Bài viết khác liên quan đến Lớp 10 – Vật Lý – Moment lực Cân bằng của vật rắn
- Lý thuyết và bài tập cân bằng của một vật có trục quay cố định, momen lực
- Lý thuyết kèm bài tập các dạng cân bằng và cân bằng của một vật có mặt chân đế đầy đủ chi tiết nhất
- Lý thuyết kèm bài tập chuyển động tịnh tiến của vật rắn và chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
- Lý thuyết và bài tập ngẫu lực có đáp án chi tiết nhất – Bài 22 Vật lý 10
- 15 Câu trắc nghiệm về ngẫu lực chọn lọc có đáp án hay nhất
- Giải SGK bài 21 Moment lực. Cân bằng của vật rắn Vật lí 10 Kết nối tri thức