Giải SGK bài 2 Một số lực thường gặp Chủ đề 2 Vật lí 10 Cánh diều
Trong bài viết này HocThatGioi sẽ cùng bạn đi tìm đáp án và phương pháp tốt nhất giải quyết toàn bộ các câu hỏi và bài tập trong bài 2 Một số lực thường gặp. Các bài tập sau đây thuộc Chủ đề 2 ở các trang 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56 Vật lí 10 Cánh diều Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.
Giải SGK câu hỏi mở đầu trang 48
Vận dụng lí thuyết đã học.
Ví dụ về vật chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực:
+ Đẩy xe hàng đi về phía trước
+ Kéo vật trên ròng rọc
Giải SGK mục 1 trang 48, 49, 50 Chủ đề 2 Vật lí 10 Cánh diều
Cùng HocThatGioi tìm ra đáp án chính xác nhất cho các câu hỏi hoạt động ở Mục 1 của các trang 48, 49, 50 trong bài Một số lực thường gặp ở ngay bên dưới nhé!
Giải SGK câu hỏi 1 trang 48
Hãy biểu diễn lực tác dụng của mỗi người lên tủ.
Quan sát hình vẽ.
Vậy người $A$ tác dụng dụng lực kéo (mũi tên xanh), người $B$ tác dụng lực đẩy (mũi tên đỏ) lên chiếc tủ.
Giải SGK câu hỏi trang 49
Hãy biểu diễn lực tác dụng của mỗi người lên tủ.
+ Quan sát hình và đưa ra nhận định về hướng chuyển động
+ Hợp lực $F>0$, ô tô chuyển động tăng tốc
+ Hợp lực $F=0$, ô tô chuyển động thẳng đều
+ Hợp lực $F<0$, ô tô giảm tốc và dần dừng lại.
Trong cả ba hình, hướng chuyển động của ô tô là: phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
$a$) Lực phát động là $400 N$, lực cản là $300 N$
$\Rightarrow$ Hợp lực $F = 100 N >0$ nên trạng thái chuyển động của ô tô là ô tô tăng tốc
$b$) Lực phát động $=$ Lực cản $= 300 N$.
$\Rightarrow$ Hợp lực $F = 0 N$ nên ô tô chuyển động thẳng đều
$c$) Lực phát động $= 200 N$, lực cản $= 300 N$
$\Rightarrow$ Hợp lực $F = -100 N$
Giải SGK mục 2 trang 50, 51, 62, 53, 54, 55, 56 Chủ đề 2 Vật lí 10 Cánh diều
Cùng HocThatGioi tìm ra đáp án chính xác nhất cho các câu hỏi hoạt động ở Mục 2 của các trang 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56 trong bài Một số lực thường gặp ở ngay bên dưới nhé!
Giải SGK câu hỏi trang 50
Trọng lực:
+ Điểm đặt: tại tâm vật
+ Phương: thẳng đứng
+ Chiều: từ trên xuống dưới
+ Điểm đặt tại trọng tâm của vật (quả táo).
+ Phương thẳng đứng.
+ Chiều từ trên xuống dưới.
+ Độ lớn phụ thuộc vào khối lượng của vật.
Giải SGK vận dụng trang 50
Treo vật ở điểm $Q$ và lặp lại quá trình như trên, đánh dấu được đường thẳng đứng $QQ’$. Giao điểm $G$ của $PP’$ và $QQ’$ là trọng tâm của vật phẳng.
Cách xác định trọng tâm của một số hình:
+ Hình chữ nhật: trọng tâm là giao điểm của hai đường chéo
+ Hình tròn: trọng tâm là giao điểm của hai đường kính
+ Hình tam giác: trọng tâm là giao điểm của hai đường trung tuyến
+ Trọng tâm của vật phẳng hình chữ nhật là giao điểm của $2$ đường chéo của vật hình chữ nhật và nằm trên vật.
Giải SGK câu hỏi 1 trang 51
Biểu thức tính trọng lực: $P = m.g$
Trong đó: m là khối lượng ($kg$); $g$ là gia tốc trọng trường với $g = 10 m/s^{2}$
Ví dụ, cân nặng của bạn là $45 kg$
Trọng lực tác dụng lên bạn là: $P = m. g = 45 . 10 = 450 (N)$.
Giải SGK câu hỏi 2 trang 51
Biểu thức tính gia tốc khi biết trọng lượng và khối lượng: $g = P/m$
Áp dụng công thức: $P = mg$
Vì thí nghiệm được tiến hành ở cùng một vị trí nên giá trị gia tốc rơi tự do trong các lần đo thay đổi khối lượng quả cân sẽ như nhau.
Gia tốc rơi tự do khi treo $1$ quả cân là
$g_{1} = \frac{P_{1}}{m_{1}} = \frac{0,49}{0,05} = 9,8 (m/s^{2})$
Gia tốc rơi tự do ở vị trí thực hiện phép đo là $9,80 m/s^{2}$
Giải SGK vận dụng trang 52
Biểu thức tính trọng lượng: $P = m. g$ với $m$ là khối lượng ($kg$); $g$ là gia tốc $(m/s^{2})$
+ $1$ quả cân: $P = 0,05.1,6 = 0,08 (N)$
+ $2$ quả cân: $P = 0,10.1,6 = 0,16 (N)$
+ $3$ quả cân: $P = 0,15.1,6 = 0,24 (N)$
+ $4$ quả cân: $P = 0,20. 1,6 = 0,32 (N)$
+ $5$ quả cân: $P = 0,25.1,6 = 0,40 (N)$.
Giải SGK câu hỏi trang 53
– Trục bánh xe chuyển động
– Viết bảng
– Ô tô phanh gấp
Nêu biện pháp làm tăng hoặc làm giảm ma sát trong mỗi trường hợp trên.
Liên hệ thực tiễn.
– Trục bánh xe chuyển động: ma sát có hại, vì ma sát làm giảm độ trơn của trục bánh xe, khiến xe chuyển động khó khăn hơn. Để làm giảm ma sát ở trục bánh xe thì ta có thể bôi trơn bằng dầu của xe
– Viết bảng: ma sát có lợi, nếu không có ma sát thì không thể viết được chữ, để làm tăng ma sát ta có thể làm bảng nhám đi thì viết sẽ dễ dàng
– Ô tô phanh gấp: ma sát có lợi, nếu không có ma sát thì ô tô khó có thể dừng được và không tránh được chướng ngại vật dẫn đến tai nạn. Để làm tăng ma sát trong trường hợp này thì ta có thể cho cát trên mặt đường.
Giải SGK luyện tập trang 53
$a$) Tính độ lớn lực ép giữa sàn và thùng hàng.
$b$) Tìm lực ma sát nghỉ cực đại tác dụng lên thùng hàng.
Vật nằm ngang thì lực ép bằng trọng lượng
Lực ma sát nghỉ khi vật bắt đầu chuyển động gọi là lực ma sát nghỉ cực đại
$a$) Trọng lượng của thùng hàng là: $P = m.g = 54.10 = 540 (N)$
$\Rightarrow$ Lực ép giữa sàn nhà và thùng hàng là $540 N$.
$b$) Lực có độ lớn ít nhất để đẩy vật bắt đầu chuyển động là $108 N$
$\Rightarrow$ Lực ma sát nghỉ cực đại tác dụng lên thùng hàng là $108 N$.
Giải SGK câu hỏi trang 54
Hãy lấy một ví dụ tương tự.
Liên hệ thực tiễn
Ví dụ: Đối với chiếc lá rụng từ trên cây xuống, lựcc cản không khí lớn hơn nhiều so với trọng lượng của chiếc lá, do đó tốc độ ổn định của lá rất thấp. Vì vậy, lá có thể bay lơ lửng trên không, sau đó lá rơi trở lại mặt đất.
Giải SGK vận dụng trang 54
– Khoảng thời gian chuyển động của hệ thống dù để quả trứng không vỡ khi chạm đất.
– Hình dạng và kích thước của hệ thống dù
– Thời gian chuyển động của hệ thống dù để quả trứng không vỡ khi chạm đất là:
$t = \sqrt{\frac{2h}{g}} = \sqrt{\frac{2.10}{10}}\approx 1,41 (s)$
– Hình dạng của dù: hình mái vòm
Giải SGK câu hỏi 1 trang 55
+ Lực đẩy Ác-si-mét càng lớn khi độ sâu càng lớn
+ Lực đẩy Ác- si-mét càng lớn thì vật di chuyển càng dễ và ngược lại
+ Người ở vùng nước ngập ngang có độ sâu lớn hơn so với người chìm trong nước nên lực đẩy Ác-si-mét của người ở vùng nước ngập ngang lớn hơn người chìm trong nước. Vì vậy người ở vùng nước ngập ngang bơi sẽ đỡ tốn sức hơn người bơi lội
+ Đối với người bơi ở vùng nước ngập ngang thì có lực cản của nước ít hơn người bơi ngập trong nước
Giải SGK tìm hiểu thêm trang 55
Bạn hãy tìm đọc câu chuyện về Archimedes và lí giải của ông giúp dẫ tới công thức tính độ lớn lực đẩy của chất lỏng lên vật
Các em tìm hiểu trên Internet
Khi ông đang tắm thì cơ thể của ông được nâng lên, vì vậy ông mới có suy nghĩ rằng đã có một lực đẩy trong chất lỏng đẩy cơ thể của ông lên, vì vậy ông đã tìm ra độ lớn của lực đẩy trong chất lỏng.
Giải SGK câu hỏi 2 trang 55
Độ lớn lực đẩy $Archimedes$ bằng trọng lượng của phần chất lỏng hoặc chất khí mà vật chiếm chỗ.
Trong hình $(1)$, ta thấy vật ngập trong nước
Trong hình $(2)$, ta thấy một phần của vật ngập trong nước, một phần ở ngoài không khí
$\Rightarrow $ Trọng lượng của phần chất lỏng trong hình $(1)$ nhỏ hơn trọng lượng phần chất lỏng trong hình $(2)$
Suy ra: độ lớn của lực đẩy $Archimedes$ $F_{A}$ ở $(1)$ lớn hơn độ lớn của lực đẩy $Archimedes$ $F_{A}$ ở $(2)$.
Giải SGK vận dụng trang 56
Từ đó, rút ra nguyên tắc để chế tạo tàu, thuyền.
Độ lớn lực đẩy Archimedes bằng trọng lượng của phần chất lỏng hoặc chất khí mà vật chiếm chỗ.
Một vật sẽ chìm nếu nó nặng hơn chính xác cùng một thể tích nước mà nó chiếm chỗ
Muốn để một bát kim loại lên mặt nước thì ta sẽ để bát kim loại đó ra khu vực có nhiều nước để làm tăng thể tích nước hơn.
Nguyên tắc chế tạo tàu: Nếu tàu càng lớn thì trọng lượng nước mà tàu chiếm chỗ càng lớn, sức đẩy mà tàu thu được cũng càng lớn, vì vậy nguyên tắc chế tạo tàu, thuyền đó là làm càng lớn thì tàu và thuyền sẽ càng dễ nổi.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi. Bài viết này đã giải quyết tất cả các bài tập, câu hỏi của bài 2 Một số lực thường gặp. Các bài tập sau đây thuộc Chủ đề 2 ở các trang 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56 Vật lí 10 Cánh diều. Chúc các bạn học tốt và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích nhé!