Giải SGK bài 30 trang 51, 52, 53, 54, 55 Chương 8 Toán 7 Kết nối tri thức Tập 2
Hãy cùng HocThatGioi sẽ đi tìm đáp án và phương pháp chính xác nhất, nhất giải quyết toàn bộ các câu hỏi khởi động, vận dụng, bài tập trong bài Làm quen với xác suất của biến cố. Các bài tập sau đây thuộc bài 30 chương 8 trang 51, 52, 53, 54, 55 Toán 7 Kết nối tri thức tập 2. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.
Giải mục 1 SGK trang 51, 52 Toán 7 Kết nối tri thức Tập 2
Sau đây là những đáp án chính xác nhất và các phương pháp giải hay nhất cho các câu hỏi hoạt động, hoạt động khám phá, luyện tập cùng phần vận dụng ở các trang 51, 52 trong bài Làm quen với xác suất của biến cố. Cùng HocThatGioi đi tìm đáp án ngay nhé!
Giải hoạt động 1 SGK trang 51
a) Tôi ..?…đi bộ $20$ $km$ mà không nghỉ
b) ..?… có tuyết rơi ở Hà Nội vào mùa đông
c) Anh An là một học sinh giỏi. Anh An …?… sẽ đỗ thủ khoa trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia tới.
Đọc và phân tích phát biểu và điền từ thích hợp.
a) Không thể
b) Không thể
c) Nhiều khả năng
Giải hoạt động 2 SGK trang 51
Số bi màu nào nhiều hơn thì khả năng lấy được bi màu đó lớn hơn.
Vì số bi đỏ nhiều hơn số bi đen nên khả năng Nam lấy được viên bi màu đỏ lớn hơn.
Giải luyện tập 1 SGK trang 52
So sánh khả năng có mưa của các ngày.
Ta thấy $13 \%$ $<$ $22\%$ $<$ $24\%$ $<$ $40\%$ nên khả năng có mưa của ngày thứ Ba là ít nhất; của ngày hôm nay là nhiều nhất.
Giải mục 2 SGK trang 53, 54 Toán 7 Kết nối tri thức tập 2
Sau khi tìm hiểu những kiến thức cơ bản của bài Làm quen với xác suất của biến cố. Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề, công thức và phương pháp giải nhanh nhất cho các bài tập ở mục 2, Xác suất của một số biến cố đơn giản nhé!
Giải luyện tập 2 SGK trang 53
Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn $13$
Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng $1$.
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra. Biến cố chắc chắn có xác suất bằng $1$.
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra. Biến cố không thể có xác suất bằng $0$.
Số chấm trên $1$ con xúc xắc chỉ có thể là $1;2;3;4;5$ hoặc $6$
Biến cố: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn $13$” là biến cố chắc chắn nên biến cố có xác suất là $1$.
Biến cố: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng $1$” là biến cố không thể nên biến cố có xác suất là $0$.
Giải luyện tập 3 SGK trang 54
Có $k$ biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra $1$ trong $k$ biến cố này thì xác suất của mỗi biến cố đó là $\frac{1}{k}$.
Có 3 biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra $1$ trong $3$ biến cố đó là: “ Ô $1$ có phần thưởng” ; “ Ô $2$ có phần thưởng” và “ Ô $3$ có phần thưởng”. Xác suất của mỗi biến cố đó là $\frac{1}{3}$.
Vậy, Tìm xác suất để người chơi chọn được ô cửa có phần thưởng là $\frac{1}{3}$.
Giải luyện tập 4 SGK trang 54
Tìm xác suất để số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là $2$.
Có $k$ biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra $1$ trong $k$ biến cố này thì xác suất của mỗi biến cố đó là $\frac{1}{k}$
Có $6$ biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra $1$ trong $6$ biến cố đó là: “ Xuất hiện $1$ chấm”; “ Xuất hiện $2$ chấm”; “ Xuất hiện $3$ chấm”; “ Xuất hiện $4$ chấm”; “ Xuất hiện $5$ chấm”;“ Xuất hiện $6$ chấm”
Xác suất của mỗi biến cố đó là $\frac{1}{6}$.
Vậy xác suất để số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là $2$ là $\frac{1}{6}$.
Giải bài tập SGK trang 55 Toán 7 Kết nối tri thức Tập 2
Tạm khép lại phần lý thuyết. Chúng ta cùng hoàn thiện các bài tập SGK trang 55, trong bài Làm quen với xác suất của biến cố trang 55 SGK Toán 7 Kết nối tri thức Tập 2 dưới đây nhé!
Giải bài 8.4 SGK trang 55
a) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn $1$.
b) Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn $36$.
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra. Biến cố chắc chắn có xác suất bằng $1$.
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra. Biến cố không thể có xác suất bằng $0$.
Số chấm trên $1$ con xúc xắc chỉ có thể là $1;2;3;4;5$ hoặc $6$
Biến cố: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn $1$” là biến cố chắc chắn nên biến cố có xác suất là $1$.
Biến cố: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn $36$” là biến cố không thể nên biến cố có xác suất là $0$.
Giải bài 8.5 SGK trang 55
Có $k$ biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra $1$ trong $k$ biến cố này thì xác suất của mỗi biến cố đó là $\frac{1}{k}$.
Có $2$ biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra $1$ trong $2$ biến cố “Paul chọ đội Tây Ban Nha” và “Paul chọn đội Hà Lan”. Xác suất của mỗi biến cố đó là $\frac{1}{2}$.
Vậy xác suất để Paul dự đán đội Tây Ban Nha thắng là $\frac{1}{k}$
Giải bài 8.6 SGK trang 55
$A$: “Bạn được gọi là nam”
$B$: “Bạn được gọi là nữ”
a) Hai biến cố $A$ và $B$ có đồng khả năng không?
b) Tìm xác suất của biến cố $A$ và biến cố $B$.
Có $k$ biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra $1$ trong $k$ biến cố này thì xác suất của mỗi biến cố đó là $\frac{1}{k}$.
a) Hai biến cố $A$ và $B$ đồng khả năng vì đều có $5$ khả năng cô gọi trúng bạn nam và $5$ khả năng cô gọi trúng bạn nữ
b) Vì có $2$ biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra $1$ trong $2$ biến cố $A$ và $B$ nên xác suất của mỗi biến cố đó là $\frac{1}{2}$.
Giải bài 8.7 SGK trang 55
$A$: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc nhỏ hơn $7$”
$B$: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là $0$”
$C$: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là $6$”
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra. Biến cố chắc chắn có xác suất bằng $1$.
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra. Biến cố không thể có xác suất bằng $0$.
Biến cố ngẫu nhiên: Có $k$ biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra $1$ trong $k$ biến cố này thì xác suất của mỗi biến cố đó là $\frac{1}{k}$.
Số chấm trên $1$ con xúc xắc chỉ có thể là $1;2;3;4;5$ hoặc $6$
Biến cố $A$ là biến cố chắc chắn nên biến cố có xác suất là $1$.
Biến cố $B$ là biến cố không thể nên biến cố có xác suất là $0$.
Biến cố $C$ là biến cố ngẫu nhiên
Do có $6$ biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra $1$ trong $6$ biến cố đó là: “Xuất hiện $1$ chấm”; “Xuất hiện $2$ chấm”; “Xuất hiện $3$ chấm”; “Xuất hiện $4$ chấm”; “Xuất hiện $5$ chấm”; “Xuất hiện $6$ chấm”
Xác suất của mỗi biến cố đó là $\frac{1}{6}$.
Vậy xác suất để số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là $6$ là $\frac{1}{6}$.
Bài giải Làm quen với xác suất của biến cố đã giải quyết tất cả các bài tập luyện tập, trả lời các hoạt động, giải các bài tập,… Và đặc biệt, đã đưa ra phương pháp giải chi tiết nhất, thông minh nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK bài Làm quen với xác suất của biến cố thuộc Chương 8 trang 51, 52, 63, 54, 55 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2. Các bạn đã rất thông minh và chăm chỉ. Hy vọng các bạn có một buổi học thật thú vị và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn học tốt.